Ts.bs là gì

Ngày 24/5/2016, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân (TTND), Thầy thuốc Ưu tú (TTƯT) lần thứ 12 của ngành y tế nhằm xét chọn, tôn vinh những thầy thuốc có đủ phẩm chất, nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và uy tín nghề nghiệp để trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu TTND, TTƯT vào dịp 27/2/2017. Để hiểu rõ hơn về một số nội dung xung quanh việc tặng các danh hiệu này, chúng tôi đã trao đổi với ThS.BS. Nguyễn Đình Anh - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng, Bộ Y tế (Thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước).

Ts.bs là gì

Ông Nguyễn Đình Anh.

PV: Ông có thể nói rõ hơn về những đối tượng được xét chọn danh TTND, TTƯT lần thứ 12?

Ông Nguyễn Đình Anh: Theo Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu TTND, TTƯT, việc xét tặng danh hiệu TTND, TTƯT được tiến hành 3 năm một lần thay vì 2 năm một lần như trước đây.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng năm 2013 đã quy định các đối tượng được xét tặng danh hiệu TTND, TTƯT là bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế. Trong Nghị định số 41/2015/NĐ-CP làm rõ hơn về các nhóm đối tượng này, cụ thể:

Thầy thuốc trong lĩnh vực khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe sinh sản là bác sĩ, dược sĩ và y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên y, dược có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên.

Thầy thuốc làm công tác quản lý y tế là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở y tế; viên chức làm việc trong các phòng, ban, văn phòng của bệnh viện, viện, trung tâm; cán bộ, công chức tại Phòng Y tế, Sở Y tế, Bộ Y tế; công chức chuyên trách công tác quản lý y tế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Thầy thuốc làm công tác nghiên cứu y, dược là thầy thuốc trực tiếp làm công tác nghiên cứu tại các bộ phận nghiên cứu y, dược của các đơn vị chuyên môn kỹ thuật y tế hoặc tại các phòng xét nghiệm (labo) của các đơn vị có chức năng nghiên cứu y, dược trong ngành y tế.

Lương y là người có hiểu biết về lý luận y dược học cổ truyền, có kinh nghiệm KCB bằng phương pháp y dược học cổ truyền có dùng thuốc hoặc không dùng thuốc được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận sau khi có ý kiến của Hội đồng y Trung ương hoặc Hội đồng y cấp tỉnh.

Lương dược là người có hiểu biết sâu về lý luận y học cổ truyền cũng như kỹ thuật thực hành trong lĩnh vực chế biến và bào chế, sản xuất và dùng thuốc y học cổ truyền; đã được cấp Giấy chứng nhận lương dược do cơ sở có chức năng đào tạo được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp bằng.

PV: Có nhiều người quan tâm về cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn y tế để xét chọn danh hiệu TTND, TTƯT lần thứ 12, ông có thể giải thích rõ hơn về nội dung này?

Ông Nguyễn Đình Anh: Về cách tính thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế, tại Điều 6 của Nghị định số 41/2015/NĐ-CP quy định rất cụ thể:

Thời gian công tác của các cá nhân làm chuyên môn kỹ thuật y tế tại các chiến trường B, C, K; chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào và Campuchia được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế và mỗi 1 năm công tác được tính bằng 1 năm 6 tháng.

Thời gian công tác trong các lĩnh vực đặc biệt: Điều trị lao, phong, tâm thần, HIV/AIDS; pháp y; giải phẫu bệnh và công tác tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì mỗi 1 năm công tác được tính bằng 1 năm 2 tháng.

Thầy thuốc trong thời gian làm quản lý y tế tại các cơ sở KCB, sản xuất dược phẩm, nghiên cứu y dược, phòng, chống dịch bệnh vẫn trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật thì thời gian làm quản lý đó được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

Thời gian thầy thuốc đi học không gắn với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ y, dược theo hình thức tập trung trên 12 tháng hoặc thời gian xin nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép quá thời hạn theo quy định của pháp luật thì không được tính là thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

Trường hợp các thầy thuốc có sự chuyển đổi vị trí công tác, gián đoạn thời gian trực tiếp làm chuyên môn thì được cộng dồn các thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế.

PV: Kế hoạch tổ chức xét tặng các danh hiệu TTND, TTƯT lần thứ 12 của ngành y tế sẽ được triển khai như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Anh: Theo Kế hoạch xét duyệt các danh hiệu TTND, TTƯT đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, việc tổ chức xét tặng các danh hiệu trên tại các cấp Hội đồng cần bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục được quy định tại Nghị định số 41/2015/NĐ-CP. Quy trình xét chọn bảo đảm phải theo nguyên tắc: dân chủ, công khai và khách quan, phát huy tinh thần dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giới thiệu và xét chọn danh hiệu vinh dự thầy thuốc.

Hội đồng các cấp làm việc bảo đảm đúng tiến độ thời gian dự kiến. Hội đồng cấp cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập để thẩm định, xem xét, đánh giá, xét chọn những hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu TTND, TTƯT . Thời gian thực hiện: từ ngày 5/6/2016 đến ngày 15/8/2016. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố thành lập để thẩm định, xem xét, đánh giá, xét chọn những hồ sơ do Hội đồng cấp cơ sở đề nghị. Thời gian thực hiện: từ ngày 15/8/2016 đến ngày 15/10/2016. Thời hạn Hội đồng cấp Bộ, tỉnh gửi Hồ sơ lên Hội đồng cấp Nhà nước: chậm nhất là ngày 15/10/2016 (tính theo dấu bưu điện).

Về các tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu TTND, TTƯT tại các hội đồng cần tuân theo đúng các tiêu chuẩn đã được thể hiện tại điều 9 và 10 của Nghị định 41.

Lễ công bố quyết định và trao tặng danh hiệu TTND, TTƯT lần thứ 12 - năm 2017 được tổ chức vào dịp Kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (ngày 27/2/2017).

PV:Trân trọng cảm ơn ông!


Thạc sĩ bác sĩ và bác sĩ chuyên khoa ai giỏi hơn?

Đặc biệt, mới đây Bộ Giáo dục Đào tạo đã công bố thông tư sửa đổi về các ngành đào tạo. Trong đó, giảng viên có bằng chuyên khoa 2 sẽ được công nhận tương đương trình độ tiến còn nếu có bằng chuyên khoa 1 tương đương như trình độ thạc sĩ. Như vậy, trình độ chuyên môn của BSCKII cao hơn BSCKI.

TS là chức danh gì?

Tiến sĩ (TS) – Doctor of Philosophy (Ph. D, PhD, D. Phil hoặc Dr. Phil)

ThS và TS là gì?

Ví dụ: TS = tiến sĩ, ThS = thạc sĩ, CN = cử nhân...

Bác sĩ CKII nghĩa là gì?

CKII là bậc học tiếp theo của các bậc học: bác sĩ nội trú bệnh viện (BSNTBV), Chuyên khoa cấp I (CKI),Thạc sĩ (ThS) và bậc đào tạo cao nhất về thực hành và áp dụng cho tất cả các chuyên ngành lâm sàng và thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học sức khoẻ.