Tử cung khi mang thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu của thai kỳ (12 tuần đầu tiên) cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Phụ nữ thường bắt đầu lo lắng về nhiều thứ như ăn gì, cần xét nghiệm tiền sản nào, có thể tăng bao nhiêu cân, làm thế nào có thể đảm bảo em bé luôn khỏe mạnh...

Hiểu được thai kỳ theo từng tuần có thể giúp thai phụ đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị cho những thay đổi lớn ở phía trước.

Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Thời kỳ mang thai được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng, tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian giữa sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng và tuần thứ 12 của thai kỳ.

1. Điều gì xảy ra với cơ thể phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ?

Ba tháng đầu thai kỳ thường ốm nghén nặng với các biểu hiện buôn nôn, nôn.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Cơ thể tiết ra hormone ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.

Dấu hiệu đầu tiên có thể mang thai là bị chậm kinh. Khi vài tuần đầu tiên trôi qua, một số phụ nữ gặp phải như mệt mỏi, đau bụng, tâm trạng lâng lâng, ngực hơi căng, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tăng cân, đau đầu, thèm ăn một số loại thực phẩm nhưng cũng sợ một số loại thực phẩm và có hiện tượng táo bón.

Trong thời gian này, thai phụ có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc ăn nhiều bữa nhỏ hơn. Tuy nhiên, một số phụ nữ hoàn toàn không cảm thấy những triệu chứng này.

2. Thai nhi thế nào trong ba tháng đầu của thai kỳ?

Ngày đầu tiên của thai kỳ cũng là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Khoảng 10 đến 14 ngày sau, trứng được phóng thích, kết hợp với tinh trùng và xảy ra quá trình thụ thai. Em bé phát triển nhanh chóng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thai nhi bắt đầu phát triển não và tủy sống, các cơ quan bắt đầu hình thành. Tim của em bé cũng sẽ bắt đầu đập trong tam cá nguyệt đầu tiên. Cánh tay và chân bắt đầu nhú trong vài tuần đầu, đến cuối tuần thứ tám, ngón tay và ngón chân bắt đầu hình thành. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, các cơ quan sinh dục của em bé đã hình thành.

3. Khi nào nên đi khám trong ba tháng đầu thai kỳ?

Thai phụ nên đi khám mỗi tháng một lần trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Khi mới biết mình có thai, cần đi khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn chưa sử dụng vitamin trước khi sinh, hãy bắt đầu ngay lập tức. Tốt nhất, thai phụ nên đi khám mỗi tháng một lần trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe đầy đủ, thực hiện khám sức khỏe tổng thể và vùng chậu, siêu âm để xác nhận mang thai, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đo huyết áp thai phụ, ước tính ngày dự sinh, sàng lọc các yếu tố nguy cơ như thiếu máu, kiểm tra mức độ tuyến giáp, kiểm tra cân nặng của thai phụ.

Khi được khoảng 11 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm gọi là quét độ mờ da gáy. Thử nghiệm sử dụng siêu âm để đo đầu của em bé và độ dày của cổ em bé. Các phép đo có thể giúp xác định khả năng con bạn sinh ra với một chứng rối loạn di truyền được gọi là hội chứng Down và cũng có thể sàng lọc di truyền…

4. Cách giữ sức khỏe trong ba tháng đầu thai kỳ

Thai phụ nên bổ sung sắt, canxi từ ba tháng đầu thai kỳ.

Điều quan trọng là thai phụ phải nhận thức được những điều nên làm và những điều cần tránh khi mang thai để chăm sóc bản thân và thai nhi đang phát triển.

Dưới đây là các biện pháp thai phụ cần thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên:

Bên cạnh việc khám thai định kỳ, để bảo đảm sức khỏe tốt cho bản thân và thai nhi, thai phụ nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh nhiều trái cây, rau quả, các dạng protein ít chất béo và chất xơ, đầy đủ dinh dưỡng. Chú ý ăn đủ calo (nhiều hơn bình thường khoảng 300 calo). Uống đủ nước, bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường xuyên tập luyện, vận động phù hợp. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của trẻ từ khi còn trong bào thai liên quan chặt chẽ đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của thai phụ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giai đoạn trước khi bà mẹ có thai.

//suckhoedoisong.vn/che-do-dinh...

Những điều nên tránh trong tam cá nguyệt đầu tiên:

  • Tập thể dục nặng nhọc hoặc rèn luyện sức mạnh có thể gây nguy cơ chấn thương và ảnh hưởng xấu đến cho dạ dày.
  • Uống rượu, caffeine ( tốt nhất không nên uống rượu và không uống quá một tách cà phê hoặc trà mỗi ngày)
  • Hút thuốc và các chất gây nghiện.
  • Không ăn rau mầm sống, cá sống, các loại cá to có hàm lượng thủy ngân cao hoặc hải sản hun khói. Không sử dụng sữa chưa tiệt trùng; các loại thịt nguội…
  • Không tiếp xúc với phân mèo để ngừa nguy cơ lây bệnh ký sinh trùng gọi là bệnh toxoplasma.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao cần chú ý:

Mang thai có nguy cơ cao có nghĩa là có nhiều khả năng xảy ra các biến chứng hơn. Các yếu tố có thể làm cho nguy cơ mang thai cao bao gồm phụ nữ trên 35 tuổi, thừa cân, nhẹ cân, bị huyết áp cao, đái tháo đường, HIV, ung thư hoặc các rối loạn tự miễn dịch khác hoặc mang thai đôi hoặc đa thai...

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao có thể cần đến bác sĩ thường xuyên hơn để bảo đảm thai kỳ ổn định.

Ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ để giảm rủi ro cho mẹ và thai nhi

Xem thêm video đang được quan tâm:


Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng. Giai đoạn này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Mẹ bầu cần lưu ý nhiều vấn

Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt trong 3 tháng đầu

  • Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.
  • Đau nhức cơ thể : Thai nhi lớn dần mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
  • Cân nặng tăng dần đều: Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.
  • Ốm nghén: Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển. Cho nên, dù có khó chịu, nghén ăn, nghén ngủ đến như thế nào, mẹ bầu cũng thấy rất đáng phải không nào?
  • Lượng đường trong máu và huyết áp ở mức ổn định: mẹ bầu tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. 

Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sảy thai mà phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ.Nhiều mẹ không biết mình mang thai sớm dẫn đến sảy thai nên việc đầu tiên là cần phải phát hiện mình có thai sớm, việc này sẽ gia tăng tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh. Nguyên nhân bị sảy thai là rất nhiều, có thể do thai dị dạng hoặc sai lệch về nhiễm sắc thể trong lúc quá trình phân bào, cũng có thể là do tiền sử gia đình và bản thân.

  • Trong thời gian mang thai ba tháng đầu này, người mẹ phải tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao vận động dùng sức, mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi...
  • Việc tập thể dục là rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng hãy chú ý lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ... để tăng cường sức khỏe.
  • Các mẹ bầu cũng cần tránh những loại thức uống có cafein, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt, người mẹ cần phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm.
  • Bên cạnh đó, mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Lưu ý về dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ Trong lúc mang thai ba tháng đầu, việc ổn định thai nhi là điều hết sức được ưu tiên. Bên cạnh việc bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin, người mẹ cần chú ý đặc biệt bổ sung axit folic, sẽ giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được hoàn hảo.

  • Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic là loại vitamin thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong những tuần đầu tiên của thai kỳ giúp hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh và nguy cơ sinh non thấp.  Những thực phẩm giàu axít folic có thể kể đến là cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, các loại rau lá xanh…

Đây cũng là loại vitamin điển hình bạn cần bổ sung khi mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt là ở tháng thứ nhất. Vitamin B6 sẽ giúp giảm thiểu tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén ở mẹ bầu. Thay vì uống thuốc, bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…

Nhu cầu máu của trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng lên nhiều để cung cấp cho thai nhi. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt, mẹ bầu thường có xu hướng mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ. Theo khuyến cáo, mẹ bầu cần hấp thụ khoảng 27mg sắt mỗi ngày khi biết mình đã mang thai. Một số nguồn thực phẩm cung cấp sắt là thịt nạc, cải bó xôi, bưởi, bột yến mạch, các loại đậu…

Sữa là nguồn cung đạm, vitamin, canxi lẫn chất béo tốt cho mẹ bầu. Một số sản phẩm từ sữa như sữa chua cũng rất tốt cho bạn khi mang thai 3 tháng đầu.

Các loại thịt heo, thịt bò nấu chín kỹ sẽ an toàn và cung cấp đủ protein cũng như chất sắt cho mẹ bầu. Trong giai đoạn đầu mang thai, bạn nên hạn chế ăn một số loại hải sản vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ở một số loài cá, đặc biệt là phần mắt cá.

Trái cây là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu. Trái cây cung cấp đủ các loại vitamin thiết yếu, nước, chất chống oxy hóa và đặc biệt là còn cả chất xơ để giúp bạn chiến đấu với tình trạng táo bón thai kỳ.

Tuy nhiên, mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý về dinh dưỡng vì có một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn này, cần kiêng như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót, hải sản chứa thủy ngân cao, đồ uống có cồn, đồ ăn sống,... sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng sảy thai.

Bên cạnh đó, người mẹ có thể bổ sung các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng lưu ý, hãy lựa chọn các loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng các sản phẩm sữa tươi vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Và đặc biệt các mẹ cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của thai nhi tốt nhất. Chú ý đến tâm lý Trong tất cả các yếu tố trên thì tâm lý là quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế người mẹ phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai, tránh để thai nhi bị tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.

Một số điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Các bài tập nặng như nâng tạ hay mang vác vật nặng bình thường trong sinh hoạt hằng ngày có thể gây sa tử cung, rất nguy hiểm. Thay vì khom lưng để lấy hay mang đồ, bạn nên ngồi xuống và nâng vật đó lên hay nhờ người thân mang hộ. Tránh tập một số tư thế yoga

  • Một số tư thế yoga phức tạp như căng giãn quá mức hay chéo hông không tốt cho bạn lúc này.

Một số tư thế yoga phức tạp như căng giãn quá mức hay chéo hông không tốt cho bạn lúc này.

  • Tránh tắm hơi hay tắm bồn nước quá nóng

Tắm bồn cũng là một cách để thư giãn nhưng nếu bạn nằm quá lâu ở nhiệt độ cao thì nó sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

  • Không nên tham gia một số trò chơi vận động mạnh ở công viên giải trí

Một số trò mạo hiểm, cảm giác mạnh hay đu quay… ở các công viên giải trí có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, đau đầu và rất dễ dẫn tới nôn ói. Đặc biệt, nếu bạn có nguy cơ cao thiếu máu thai kỳ hay ốm nghén nặng thì cần tránh xa những trò giải trí này bạn nhé.

  • Một số hoạt động khác mà mẹ bầu cần tránh

Chạy nhảy, đặc biệt ở nơi trơn trượt, cưỡi ngựa, đạp xe, trượt patin… cũng là những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ té ngã gây động thai mà bạn cần tránh.

  • Hạn chế trang điểm khi mang thai để tránh kích ứng da

Khi mang thai, làn da thường trở nên rất nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên để mặt mộc thay vì lạm dụng đồ trang điểm để tránh tình trạng dị ứng khiến mọi thứ trở nên tệ hơn.

Mang thai quả thật là một quá trình gian nan, vất vả cho mẹ bầu. Hy vọng với những kiến thức ở trên có thể giúp mẹ có thêm kiến thức để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và thai nhi.

Video liên quan

Chủ đề