Từ địa phương trong tác phẩm văn học

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?

Trong hệ thống từ ngữ Việt Nam có nhiều cách phân loại từ ngữ. Một trong số đó là cách phân chia dựa vào quan hệ xã hội. Đã bao giờ bạn gặp một từ mà không biết nghĩa của nó hay cùng một từ nhưng mỗi vùng lại có cách hiểu khác nhau? Đó được gọi là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu hai loại từ ngữ này để biết cách sử dụng cho đúng cách.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là gì?

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về từ ngữ toàn dân: Từ ngữ toàn dân là loại từ ngữ được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước.

Từ đó chúng ta có khái niệm từ ngữ địa phương như sau: Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Các loại từ ngữ địa phương

Thường thì người ta chia từ ngữ địa phương theo vùng miền:

  • Từ ngữ địa phương Bắc Bộ (phương ngữ Bắc): U – mẹ; giời – trời…
  • Từ ngữ địa phương Trung Bộ (phương ngữ Trung): mô (nào, chỗ nào); rứa (thế); răng (sao, thế nào)…
  • Từ ngữ địa phương Nam Bộ (phương ngữ Nam): heo – lợn; thơm – dứa; honda – xe máy; ghe – thuyền…

Các kiểu từ ngữ địa phương

– Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

+ Miền Trung: mô – chỗ nào, đâu; tê – kìa; tru – trâu…

+ Miền Nam: tô – bát; cây viết – cây bút; chạy honda – chạy xe máy…

– Từ ngữ địa phương dùng ở một số nơi chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở nơi đó nhưng sau khi phổ biến thì trở thành từ ngữ toàn dân (nhưng thực chất nó vẫn là từ ngữ địa phương)

Ví dụ:

+ Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…

+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…

Biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là gì?

-Khái niệm biệt ngữ xã hội: Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

-Ví dụ:

+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…

+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…

+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…

Phân biệt biệt ngữ xã hội và các từ thuộc về nghề nghiệp

+ Biệt ngữ xã hội: dùng trong một tầng lớp (tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa…)

+ Các từ ngữ trong một cùng một nghề nghiệp: đó là từ ngữ chuyên ngành thuộc một số ngành nghề chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Nó là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng nghề khác nhau.

Ví dụ:

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

+ Nghề mộc: bào, cưa, máy phay, máy tiện, đục, trạm trổ…

+ Nghề làm mòn: vách, lá, móc, bắt vanh…

Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là những phương ngữ và biệt ngữ chỉ sử dụng trong hoàn cảnh hẹp, không được phổ biến rộng rãi trong toàn dân nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh gây ra hiểu nhầm hoặc không hiểu. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và làm nổi bật tính cách của nhân vật.

– Trong khẩu ngữ, việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải lưu ý sử dụng tại địa phương mình hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, tầng lớp với mình để tạo tính thân mật, gần gũi.

– Cần phải tìm hiểu rõ từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương xem có lớp nghĩa giống nhau tương ứng hay không để sử dụng cho phù hợp, tránh lạm dụng không cần thiết.

Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học

Trong các tác phẩm văn học, việc sử dụng các từ ngữ địa phương có chủ đích sẽ có những tác dụng mang tính nghệ thuật như sau:

  • Tác dụng tái hiện được cuộc sống hiện thực qua thời gian không gian cụ thể
  • Khắc họa được hiện thực đời sống con người để hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như cuộc sống của người dân địa phương.
  • Thể hiện địa hình, đồ vật, cách đặc trưng trong ngôn ngữ, lời nói, cách giao tiếp đặc trưng cho từng vùng miền
  • Thể hiện những dụng ý của tác giả (khắc họa tính cách nhân vật đậm chất địa phương…)

Ví dụ từ ngữ địa phương và tác dụng

“Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”

(Bầm ơi – Tố Hữu”

=> “Bầm” ở đây chỉ “mẹ”. Việc Tố Hữu sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ dùng “bầm” để thể hiện tình yêu da diết, thắm thiết của mình với mẹ. “Bầm” còn có dụng ý làm tăng tính nghệ thuật nhạc điệu trong thơ, tránh lặp lại hai từ giống nhau trong cùng một câu thơ.

“Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

– Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái! – Nó lại nói trổng”

” – Con kêu rồi mà người ta không nghe”

(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng”

=> “Trổng” trong câu 1 là từ địa phương nghĩa là “nói trống không”

“Kêu” trong câu 2 là từ ngữ địa phương nghĩa là “gọi”

Việc Nguyễn Quang Sáng sử dụng từ ngữ địa phương vào trong tác phẩm của mình là muốn khắc họa đậm nét lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ, thể hiện sự gần gũi, thân thương trong những sinh hoạt đời thường. Hơn thế nữa “Chiếc lược ngà được sáng tác vào thời kì kháng chiến chống Mĩ khi mà cuộc sống của những người chiến sỹ không thường xuyên gắn với địa phương mình nên dụng ý của nhà văn như muốn ông Sáu được sống trong lối sinh hoạt bình dị, phải chăng nó còn là khát vọng cho một cuộc sống hòa bình, được hòa vào cuộc sống địa phương dung dị đời thường.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Việc sử dụng ngôn ngữ làm sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là rất quan trọng góp phần đạt được sự thành công trong giao tiếp. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ và sử dụng một cách hợp lý nhất.

Thuật Ngữ –

Bạn thấy bài viết thế nào?

? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: //bit.ly/30CPP9X. ?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: //vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585Ngữ văn 8 Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hộiVideo hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé ! Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: //m.me/hoc.cung.vietjack Học trực tuyến tại: //khoahoc.vietjack.com/ Fanpage: //www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/ vietjack, nguvan8, tungudiaphuong bietnguxahoi▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 8 Cô Giang Ly://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V9IfdRJFZieNOSym2Tpg3C▶ Danh sách các bài học môn Toán học 8 Cô Vương Thị Hạnh:

//www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VrxEM_uz4qNx4ekYsAsRt9

Trong bài "Nhớ", ông viết:
"- Đằng nớ vợ chưa?
 - Đằng nớ?
 - Tớ còn chờ độc lậpCả lũ cười vang bên ruộng bắp.

Nhìn

o thôn nữ cuối nương dâu"Rồi:
" Đồng chí nứ vui vui.
 Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ
 Đồng chí mô nhớ nữa
 Kể chuyện Bình Trị Thiên
 Cho bầy tôi nghe ví"
 Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí.
 - Thuở trong nơ hiện chừ vô cùng gian khổ"Cả 4 câu kết, cũng đầy tiếng địa phương Thanh Hóa:
"Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi.
Chúng tôi nhớ nhất câu ni, dân chúng cầm tay lắc lắc:

"Độc lập nhớ rẽ

viền chơi ví chắc!""Trong 16 câu trích ra đây đã có tới 13 tiếng địa phương. Vậy mà đọc không những không nặng nề, lại có được một không khí là lạ trong bài thơ. Và không lẫn vào đâu được, đây đích thực là ngôn ngữ Thanh Hóa.Rất tiếc Hồng Nguyên chỉ để lại cho đời một bài thơ duy nhất, là nhà thơ của một bài thơ. Ông mất ở tuổi 30. Nếu không, ông nhất định sẽ có đóng góp lớn cho việc đưa tiếng địa phương vào văn học.Đưa tiếng địa phương vào văn học, theo cách nói bây giờ, đó là "màu cờ, sắc áo" địa phương, đề tài này đã được đề cập tới nhiều lần, nhất là trong những cuộc đàm thoại ở các địa phương. Đưa thế nào đây, để "tiêu hóa" được, để phổ thông hóa được, mà vẫn là văn, là thơ.Điều đó thật khó.Đây đó các nhà thơ đã dùng tiếng địa phương trong thơ. Tôi đọc Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, cũng chỉ tìm được hai lần ông dùng tiếng Hà Tĩnh:

- "Đầu lòng hai ả Tố Nga"Và:


- "Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung"Nhà thơ lớn Tố Hữu, người Thừa Thiên Huế cũng dùng tiếng địa phương rất ít:
- "Rứa là hết chiều ni em đi mãiCòn mong chi ngày trở lại Phước ơi"Và:
- "Em len lét cúi đầu tay xách gói
Áo quần dơ cắp chiếc nón le te"Càng về sau tiếng địa phương trong ông càng ít đi. Những bài hoành tráng như "Việt Bắc", "Bác ơi!", "Ta đi tới", hầu như không thấy bóng dáng tiếng địa phương.Tại sao ta cứ kêu gọi "màu cờ sắc áo" địa phương, mà lại không đưa được tiếng địa phương vào văn học. Ai cũng muốn làm điều đó cả. Song khó quá. Mà các cây bút bây giờ chưa đủ tài để vượt qua cái mong ước ấy của chính mình. Vả lại hình như sự phổ thông hóa ngôn ngữ trở thành một nhu cầu. Đây đó ta có gặp tiếng địa phương, tác giả đã dùng thành công, bởi đặt đúng được trong VĂN CẢNH. Còn nếu ta cố công nhồi nhét vào, chắc sẽ gặp cái cảnh trong lý luận văn học của Pau-tốp-ski, cái cửa thì hẹp, cái tủ thì to quá, không thể nào đưa cái tủ qua được. Pau-tốp-ski chỉ nói chuyện nhồi nhét chi tiết văn học như vậy, thật khó khăn khôn lường. Mọi so sánh đều khập khiễng, song sẽ rất bất cập nếu ta nhồi nhét tiếng địa phương vào văn học, nếu không tạo được ngữ cảnh cho nó.Giỏi như Nguyễn Du và Tố Hữu cũng chủ yếu dùng tiếng phổ thông để làm thơ, rõ ràng không phải không có lí. Giá có dịp phỏng vấn được nhà thơ Tố Hữu về vấn đề này chắc sẽ rất thú vị.Tôi tin rằng dùng tiếng địa phương cho văn học chắc sẽ còn được bàn bạc nhiều.Gần đây tôi có đọc bộ tiểu thuyết "Mùa lũ Sông Côn" của Nguyễn Mộng Giác. Đề tài về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Địa điểm ở Bình Định. Vậy mà suốt 2000 trang tiểu thuyết không thấy Nguyễn Mộng Giác dùng tiếng địa phương, ông hoàn toàn dùng tiếng phổ thông cả. Nếu nói "Màu cờ sắc áo" rõ ràng đây là dịp rất thuận lợi cho Nguyễn Mộng Giác tung hoành. Như thế có phải có lỗi với quan điểm "màu sắc địa phương" không?Nhân đây xin kể một chuyện vui. Trong một cuộc nhậu, bạn bè gặp nhau nói cả trăm thứ chuyện, thế nào lại đụng tới chuyện "tiếng địa phương".Một anh bạn tôi đọc 4 câu Kiều:

"Trăm năm trong cõi người taChữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhauTrải qua một cuộc bể dâuNhững điều trông thấy mà đau đớn lòng".Anh cười nói:

- Nếu Nguyễn Du không dùng tiếng phổ thông, mà dùng tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, thì 4 câu thơ ấy sẽ đọc là:

Trăm năm trong cõi người choa
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét chắc
Trải qua một cuộc bể du
Những điều ngó trộ mà đau đớn rọtTất cả anh em chúng tôi cùng cười với nhau.

Dẫu là chuyện đùa, song thấy rằng nếu tiếng địa phương cố gán ghép, và không đúng văn cảnh của nó sẽ thấy lộ ra sự ngô nghê không thể nào chịu được và nó phá tan nát cả văn chương như một trận B52 dội vào rừng đại ngàn của chữ nghĩa.Ấy là chuyện vui, trộm phép cụ Nguyễn Du, mong hương hồn cụ thông cảm cho con cháu đã láo lếu đem chữ nghĩa, thơ của cụ ra mà cười đùa. Xin lấy lòng tôn kính làm nén hương mong cụ đại xá cho.Có thành ngữ mới, cũng là thành ngữ vui: "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Ngôn ngữ của chúng ta cũng đang "bão táp" vậy thay.Riêng tiếng địa phương dùng cho văn chương thế nào, rất mong bạn bè xa gần đàm luận cho vui.A.C

(126/08-99)

Video liên quan

Chủ đề