Từ nạ nghĩa là gì

Giới thiệu với mọi người chút ít về tiếng ở quê tui nha

TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ AN NÌ

Mi : có nghĩa là Mày

Tau : có nghĩa là Tao

Mô : có nghĩa là Đâu ?

(vd : “mi đi mô đó” thì dịch ra là “Mày đi đâu đấy”)

Tê : có nghĩa là Kia

Ni : có nghĩa là Này

Rứa : có nghĩa là Thế

Răng : có nghĩa là Sao 

(vd “Răng rứa ?” dịch ra là “sao thế?” )

Ngày Mốt : có nghĩa là Ngày Kia

( vd : “mốt tau mới về” dịch ra là “Ngày kia tao mới về” )

Đọi : có nghĩa là Bát

Trốc : có nghĩa là Đầu

Tru : có nghĩa là Trâu

Lè : có nghĩa là Đùi

Nhể : từ này í chê bai có thể dịch là Chuối (mạnh hơn nhiều) or Bựa

Chộ : từ này có nghĩa là Thấy

Chi : có nghĩa là Gì ?

Nỏ : có nghĩa là Không. (Ví dụ “Nỏ đi, Nỏ cho”...nhưng mà không có câu “Đi Nỏ”hay “Cho Nỏ” đâu nhá...từ “Nỏ” chỉ đứng trước động từ...) 

Bổ : có nghĩa là Ngã (vd : “hấn bị bổ xe” dịch là "Nó bị ngã xe")

Trốc Gúi : có nghĩa là Đầu Gối

Ngái : có nghĩa là Xa.

VD : Nhà mi có ngái trường ko? ~~> nhà mày có xa trường ko?

Nác : có nghĩa là Nước (nước uống í)

Môi : có nghĩa là Muôi (cái muôi chan canh í)

Su : có nghĩa là Sâu (VD : Ao ni su ri ~~> Ao này sâu thế)

Hầy : có nghĩa là Nhỉ (vd : Hay hầy ~~> Hay nhỉ or Ai đó hầy ~~> Ai đấy nhỉ )

Đài : còn có 1 nghĩa nữa là cái gàu múc nươc, hehe

Cươi : có nghĩa là Sân

Nương : có nghĩa là Vườn

Rọng : có nghĩa là Ruộng

Mần : có nghĩa là Làm 

(vd Cha mệ cháu đi mần rọng rồi ạ ~~> cha mẹ cháu đi làm ruộng rồi ạ)

Mệ : có nghĩa là mẹ

con ròi : có nghĩa là con Ruồi

Choa : Có nghĩa là bọn tao

Rồi em của mẹ thì gọi là Gì, Em của bố thì gọi là O

Học giả An Chi: Tiếng Việt có nhiều trường hợp mà hai điệp thức chỉ khác nhau về âm vực của thanh điệu: từ này mang thanh 5 (dấu sắc), thuộc âm vực cao còn từ kia thì mang thanh 6 (dấu nặng), thuộc âm vực thấp. Ta có hàng loạt ví dụ: bít - bịt; (bong) bóng - bọng (đái); cắm - cặm; cắp - cặp; chếch - chệch; choáng (váng) - (loạng) choạng; chúm - chụm; cuốn - cuộn; dáng - dạng; dấy - dậy; v.v.. Nhưng  “ná” (trong “áng ná”) và “nạ” có phải là hai điệp thức hay không thì lại là chuyện cần được thẩm định một cách nghiêm cẩn chứ không thể công nhận một cách vô căn cứ hoặc mặc nhận một cách hoàn toàn nhẹ dạ.

Từ “ná” và cả danh ngữ “áng ná” bằng chữ quốc ngữ đã được ghi nhận sớm nhất là từ giữa thế kỷ XVII trong Dictionarium annamiticum lusitanum et latinum của Alexandre de Rhodes (Roma, 1651). Dĩ nhiên là vào thời điểm này thì A. de Rhodes và các cố đạo người châu Âu chỉ ghi nhận bằng thính giác và theo đường giao tiếp chứ không phải bằng cách phiên âm chữ Nôm. Sau A. de Rhodes, Pierre Pigneaux de Béhaine cũng ghi nhận “áng ná” trong Dictionarium Anamitico Latinum (1772-73). Sau Pigneaux de Béhaine, J. L. Taberd cũng ghi nhận như thế trong quyển từ điển cùng tên (Serampore, 1838). Sau Taberd, một tác giả Công giáo người Việt Nam là Huình-Tịnh Paulus Của cũng ghi nhận danh ngữ “áng ná” trong Đại Nam quấc âm tự vị (Tome I, Saigon, 1895). Rồi J. F. M. Génibrel cũng ghi nhận danh ngữ này trong Dictionnaire annamite - francais (Saigon, 1898). Các tác giả trên đây, người đi sau thừa hưởng thành quả của người đi trước, đã ghi nhận một cách thụ động danh ngữ “áng ná” vào từ điển của mình mà không để ý đến chuyện nó có thực sự tồn tại như thế trong tiếng Việt hay không. Nhưng A. de Rhodes và những người có công trình mà giáo sĩ này thừa hưởng dù sao cũng là người châu Âu nên cái tai thẩm âm của họ không phải là có thể có giá trị quyết định 100% cho mọi âm, mọi từ của tiếng Việt mà họ ghi nhận lúc đó. Cho nên sự thận trọng ở đây không thừa thãi tí nào.

Thực ra thì từ “ná” và danh ngữ “áng ná” chỉ tồn tại “theo hệ thống” của những quyển từ điển trên đây mà thôi. Nó không tồn tại trong tiếng Việt. Tiếng Việt chỉ có từ “nạ” với nghĩa là mẹ, thuộc âm vực thấp, mang thanh 6 (dấu nặng). “Nạ” đã có mặt từ xửa từ xưa trong ngôn ngữ dân gian:

- Con có nạ như thiên hạ có vua.

- Con nạ cá nước.

- Con so về nhà nạ, con rạ về nhà chồng.

- Lấy con xem nạ; lấy gái góa xem đời chồng xưa.

- Quen việc nhà nạ; lạ việc nhà chồng.

- Rồng rồng theo nạ; quạ theo gà con.

- Sểnh nạ quạ tha.

Nếu cần tìm trong thư tịch chữ Nôm thì ta có thể thấy từ “nạ” xuất hiện đến 94 lần trong Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, mà bà Hoàng Thị Ngọ cho là một tác phẩm thuộc thế kỷ XV, muộn nhất là đầu thế kỷ XVI, trước cả từ điển 1651 của A. de Rhodes từ hơn một thế kỷ (xin xem Hoàng Thị Ngọ, Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999). Vậy thì từ “ná” với nghĩa là mẹ không hề tồn tại trong tiếng Việt. Tiếc rằng có tác giả nghiên cứu và sưu tập từ Việt cổ lại cả tin vào những quyển từ điển kia nên đã “nhận vơ” mà đưa nó vào từ điển của mình, chẳng hạn Vương Lộc trong Từ điển từ cổ (NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2001). Ta có thể khẳng định dứt khoát rằng, sự tồn tại của “ná” và “áng ná” chỉ là “chuyện nội bộ” của những quyển từ điển mà tác giả là người Công giáo nói trên. Nhưng chuyện thú vị là cũng có tác giả người Công giáo đã “phản phé” đấy. Trong Dictionarium latino - annamiticum (Ninh Phú, 1880), M. H. Ravier đã ghi nghĩa 2 cho danh từ “Mater” là: “Mẹ (về) giống vật, nạ”. Chúng tôi mạn phép viết đậm chữ “nạ” của vị tác giả thừa sai này để giúp cho những ai còn mơ mơ màng màng về hình bóng của từ “ná” và danh ngữ “áng ná” trong tiếng Việt có thể yên tâm giũ bỏ nó mà trở về thực tế với “nạ” và “áng nạ”.

A.C

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "nạ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ nạ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ nạ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Mặt nạ rắn.

2. Vì qua mặt nạ của bạn, họ vứt bỏ mặt nạ của họ.

3. Đeo mặt nạ vào

4. Còn mặt nạ thì sao?

5. " Chiếc mặt nạ ta mang. "

6. Mặt nạ dầu thầu dầu phenol-croton là một loại mặt nạ hóa học.

7. Gỡ mặt nạ ra.

8. " Mặt nạ cao su "?

9. Mặt nạ bỏ sắc

10. Mặt nạ Hollow của ông giống mặt nạ của một bộ lạc người Mỹ bản xứ .

11. Lột mặt nạ hắn ra.

12. Một cái mặt nạ bùn?

13. Hắn định lột mặt nạ mình?

14. Sao phải đeo mặt nạ?

15. Lột mặt nạ con rắn

16. Fiona, cháu có mặt nạ không?

17. Đeo mặt nạ vào đi. Bubba.

18. Châu Mỹ/Ă-gienh-ti-nạ/Catamarca

19. Đó là mặt nạ của em

20. Cô đeo một tấm mặt nạ quá lâu và quên mất mình là ai sau tấm mặt nạ đó.

21. Tóc vàng, đeo mặt nạ, gậy Bo.

22. 4 kẻ tình nghi mang mặt nạ.

23. Dây nhảy bungee, mặt nạ, Derren Brown.

24. Anh ta bảo chúng đeo mặt nạ.

25. Tự gỡ mặt nạ của tự mình?

26. Vòng tròn của mặt nạ của Mufasa.

27. Ý anh là cái mặt nạ này?

28. Nhưng mặt nạ đó sẽ vô dụng.

29. Bọn tấn công đều mang mặt nạ.

30. Lột mặt nạ bọn xấu xa ấy.

31. Chris, mặt nạ phòng hơi gas đâu?

32. Mày chỉ là một thằng đeo mặt nạ!

33. Và tên đeo mặt nạ cũng ở đó.

34. Mặt nạ giúp ngăn chặn sự xấu hổ

35. Một cái mặt nạ dùng để ăn bưởi.

36. Bao nhiêu trong số đó đeo mặt nạ?

37. Vì thế phải đeo mặt nạ phòng độc.

38. Châu Mỹ/Ă-gienh-ti-nạ/Cordoba

39. Gương mặt sau mặt nạ là ai?

40. Và nó bảo cậu đeo mặt nạ?

41. Lần sau, em sẽ đem mặt nạ.

42. Đeo mặt nạ dưỡng khí cho cô ấy.

43. Thêm một thằng quái đản đeo mặt nạ.

44. Được rồi, mọi người đeo mặt nạ vào.

45. Đồ da đen, tóc vàng, đeo mặt nạ!

46. Để cái mặt nạ phát huy tác dụng.

47. Một trong bọn chúng đeo mặt nạ xanh.

48. Bao lâu trước khi con trai mang mặt nạ?

49. Ông sẽ phải vui lòng gỡ mặt nạ ra.

50. Mặt nạ giúp giải thoát những sự hạn chế.

Ý nghĩa của từ nạ là gì:

nạ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ nạ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa nạ mình


1

Từ nạ nghĩa là gì
  0
Từ nạ nghĩa là gì


Mẹ (cũ). | : ''Quen việc nhà '''nạ''',.'' | : ''Lạ việc nhà chồng. (tục ngữ)''


0

Từ nạ nghĩa là gì
  0
Từ nạ nghĩa là gì


d. Mẹ (cũ): Quen việc nhà nạ, Lạ việc nhà chồng (tng).. Các kết quả tìm kiếm liên quan cho "nạ". Những từ phát âm/đánh vần giống như "nạ": . N na Na nà N [..]