Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cấp 3

Ngày 15/5, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp-tuyển sinh năm 2022. 

Các khách mời tham dự Chương trình tư vấn hướng nghiệp-tuyển sinh năm 2022 - Ảnh: VGP/Nam Cường

Giám đốc Trung tâm Bùi Văn Linh cho biết đây là một trong chuỗi hoạt động nhằm cung cấp các thông tin thiết thực cho học sinh THPT phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Qua đó, góp phần giúp các em học sinh chuẩn bị tâm thế xác định được phương hướng lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai. 

Các em học sinh sẽ được tìm hiểu về các ngành nghề yêu thích, các ngành nghề có sức hấp dẫn lớn ở xã hội, trên thị trường lao động. Đây là thông tin bổ ích hỗ trợ cho các em trong quá trình chọn trường, chọn nghề đào tạo phù hợp với khả năng năng lực và nhu cầu của xã hội trong thời gian tới.

Ông Bùi Văn Linh mong muốn chương trình là cầu nối hữu ích trong quá trình cung cấp những thông tin thiết thực hiệu quả, giúp học sinh toàn quốc, nhất là học sinh lớp 12 có định hướng nghề nghiệp tốt, có cơ sở để lựa chọn ngành nghề, chọn trường cho mình trong tương lai phù hợp với năng lực sở thích của mình, đặc biệt lựa chọn ngành nghề tốt sau khi tốt nghiệp sau này.

Chương trình được theo dõi của 63 Sở GD&ĐT trên cả nước, các trường THPT đã chuyển thông tin chương trình đến các thầy cô giáo làm công tác hướng nghiệp và các em học sinh nhóm lớp 12 tham gia.

Bên cạnh việc cung cấp và trao đổi thông tin về tư vấn hướng nghiệp, thông tin về xu hướng việc làm nghề nghiệp, tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) đã chia sẻ những điểm mới của kỳ thi tuyển sinh năm 2022. Đó là việc đăng ký xét tuyển thực hiện trực tuyến được thực hiện tốt. 

Ngoài ra, khi các em đăng ký xét tuyển thì sẽ đăng ký vào tất cả các nguyện vọng xét tuyển, dù là phương thức tuyển sinh nào, ngành đào tạo nào của trường nào mình mong muốn thì đều đăng ký vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ (hệ thống lọc ảo). 

Một điểm nữa là đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng của mình trong cùng 1 đợt thay vì 2 đợt như những năm trước. Việc này sẽ tiến hành sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Theo bà Thủy, với sự phát triển của cơ sở dữ liệu ngành hiện nay, khi xét tuyển bằng kết quả học tập vào nhiều cơ sở đào tạo, trước kia các em phải chuẩn bị rất nhiều bộ hồ sơ, các trường THPT phải mất thời gian sao in, chứng thực kết quả học tập cho các em, gây tốn kém thì hiện nay các cơ sở đào tạo chỉ cần cập nhật kết quả học tập của thí sinh vào hệ thống xét tuyển. Các trường đại học sử dụng kết quả đó để sơ tuyển và dữ liệu chính xác, tránh sai sót trong quá trình xét tuyển.

Bên cạnh đó, bà Thủy nhấn mạnh rằng các trường không được hạn chế quyền lựa chọn của thí sinh. Thí sinh sắp xếp nguyện vọng nào cũng được. Khi các em không đỗ ở nguyện vọng cao hơn thì các em có thể trúng tuyển ở những nguyện vọng thấp hơn và cũng không bị mất đi cơ hội. Các em vẫn có thể trúng tuyển ở nguyện vọng thứ 10, thứ 20, đó là chuyện rất bình thường. 

Những giải pháp trên đây là hướng tới đảm bảo công bằng cho thí sinh, bình đẳng với các cơ sở đào tạo và minh bạch với xã hội, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết.

Nhật Nam


Chuỗi sự kiện được phát trực tiếp trên Cổng tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp của HOCMAI. (Ảnh: BTC)

Hôm nay, 23/3, Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho hay Cổng Tư vấn tuyển sinh và Hướng nghiệp của đơn vị này sẽ phối hợp cùng 25 trường đại học hàng đầu của Việt Nam thực hiện chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp chuyên sâu “Chọn chuẩn trường - Đi chuẩn đường."

Đây là chương trình tư vấn dành cho các em học sinh trung học phổ thông trên toàn quốc nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, các quy định mới về tuyển sinh của từng trường giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt cho việc học tập và thi cử của mình. Đặc biệt, chuỗi chương trình tư vấn sẽ dành phần lớn thời lượng để trả lời trực tiếp các thắc mắc của học sinh xoay quanh vấn đề định hướng nghề nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.

Chuỗi chương trình dự kiến sẽ thực hiện 25 số với các trường như Đại Học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Hà Nội… và phát sóng trực tuyến trên cổng Tư vấn tuyển sinh và Hướng nghiệp, các kênh fanpage chính của HOCMAI như Hệ thống giáo dục HOCMAI, Hocmai.vn THPT, Cộng đồng học sinh 2004…

Ba số đầu tiên của chương trình dự kiến được phát sóng vào lúc 20 giờ ngày 25/3 (phối hợp vợi Bách Khoa), 28/3 (phối hợp với Đại học Sư phạm Hà Nội) và 30/3 (phối hợp với Đại học Kinh Tế Quốc Dân.)

[Tuyển sinh ĐH 2022: Sẽ chấm dứt việc một thí sinh đỗ nhiều trường?]

Chuỗi sự kiện cũng là hoạt động ra mắt của Cổng Tư vấn tuyển sinh và Hướng nghiệp của HOCMAI và dự kiến sẽ được tiếp tục thực hiện hàng năm.

Đại diện HOCMAI cho hay hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học và mỗi trường đều sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau khiến nhiều học sinh không khỏi băn khoăn chọn lựa. Cổng Tư vấn tuyển sinh và Hướng nghiệp ra đời nhằm giúp các em định hướng rõ hơn về các phương thức tuyển sinh, đặc biệt là việc chọn ngành, chọn nghề, chọn trường phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân và nhu cầu xã hội./.

Phạm Mai (Vietnam+)

Bài trắc nghiệm hướng nghiệp này được soạn thảo bởi Thạc Sỹ Vũ Tuấn Anh – Giám Đốc Điều Hành Viện Quản Lý Việt Nam, Chuyên gia đào tạo nhân sự, Trưởng dự án khởi nghiệp Đại Học Hoa Sen. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách viết về hướng nghiệp, khởi nghiệp và kinh doanh

Bài trắc nghiệm này phù hợp với các em học sinh cấp 3, những người đang trong quá trình chuẩn bị bước vào các hệ đào tạo chuyên ngành, đào tạo nghề. Đặc biệt phù hợp hơn với các em khối 11, 12 để các em có thể biết cách lựa chọn nghề nghiệp với bản thân.

Nội Dung Bài trắc nghiệm

Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho các bạn học sinh cấp 3, tác giả nhận thấy các bạn học sinh thường ngộ nhận giữa những nghề nghiệp mình thích. Các bạn học sinh thường có rất nhiều ý thích về nhiều nghề nghiệp khác nhau và các bạn thường gặp bối rối khi lựa chọn nghề cho mình.

Tâm lý các bạn học sinh cấp 3 chưa ổn định do đó chỉ cần nhìn thấy một hình ảnh anh kỹ sư hoặc mộ chị chuyên viên PR cũng đã tạo ra những ngộ nhận cho các bạn là mình thích nghề kỹ sư hoặc PR. Đam mê thật sự một nghề nào là yếu tố quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể học tốt và thành công trong nghề nghiệp đó sau này.  Sau đây là bảng trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cấp 3 xác định rõ các sở thích về nghề nghiệp có phải là đam mê thật sự hay không.

  • Câu hỏi 1: Các em có thường tìm đọc các bài báo, thông tin liên quan tới sở thích nghề nghiệp trên báo, internet
  • Câu hỏi 2: Các em đã có sở thích đó và duy trì trên 3 tháng hay không
  • Câu hỏi 3: Hiện tại so với thời điểm mới bắt đầu thích, mối quan tâm của các em về nghề nghiệp đó cao hơn thời điểm ban đầu
  • Câu hỏi 4: Các em có chủ động tìm hiểu các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành các em đang quan tâm qua mạng
  • Câu hỏi 5: Các em có chủ động tìm hiểu các thông tin các buổi hướng nghiệp các trường có ngành quan tâm thực hiện hay không
  • Câu hỏi 6: Các em có tìm hiểu thông tin chung  về ngành em thích  ( thông tin về ngành đó trong 3-4 năm tới thế nào, định hướng của nhà nước, chính phủ vv)
  • Câu hỏi 7: Các em có trao đổi ý thích của mình với các thầy cô tại trường và hỏi ý kiến các thầy cô hay không
  • Câu hỏi 8: Các em có trao đổi ý kiến của mình với cha mẹ, họ hàng và lắng nghe những góp ý của họ hay không ?
  • Câu hỏi 9: Các em có gặp trao đổi thông tin với các anh chị làm nghề đó hay không ?
  • Câu hỏi 10: Khi nhận các thông tin tiêu cực về nghề nghiệp đang lựa chọn, các em không có những tư duy tiêu cực mà chỉ coi những thông tin đó là những nhận xét mang tính chất cá nhân
  • Câu hỏi 11: Các em có những sở thích nghề nghiệp (dưới 03 sở thích)
  • Câu hỏi 12: Các em có so sánh và cân nhắc giữa những sở thích nghề nghiệp của mình hay không ?

Đáp án bài trắc nghiệm

Các em tự trả lời những câu hỏi trên và chấm điểm theo thang điểm như sau:

Các câu hỏi nói trên các em cho 3 điểm nếu như các em thường xuyên và làm rất nhiều về nó, 2 điểm là các em mới chỉ thực hiện một vài lần, 1 điểm nếu như mới chỉ thực hiện 1 lần và 0 điểm nếu như chưa làm

30-36 điểm: Chúc mừng các em, sở thích nghề nghiệp chính là đam mê nghề nghiệp của các em

25-30 điểm: Các em đã có suy nghĩ và thực hiện tốt hoạnh định nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên các em chưa xác định rõ được mình đam mê nghề nghiệp nào. Các em cần thiết phải nói chuyện thêm với chuyên gia, cha mẹ và các anh chị làm các nghề nghiệp các em quan tâm.

15-25 điểm: Các em có suy nghĩ về nghề nghiệp nhưng các nghề nghiệp các em thích chưa được các em tìm hiểu kỹ lưỡng, Các ý thích đó chỉ là những ý thích nhất thời và cần phải được đánh giá và đợi thêm thời gian để khẳng định

Dưới 15 điểm: Các ý định nghề nghiệp của các em chỉ là những sở thích nhất thời. Các em có quá nhiều sở thích và thay đổi theo thời gian. Các em cần phải ngồi lại và có những bước cụ thể thực hiện hoạch định nghề nghiệp theo những tư vấn của chuyên gia, cha mẹ và thầy cô

Tin : THPT Huỳnh Thúc Kháng 

Video liên quan

Chủ đề