UEH là một tổ chức không có tư cách pháp nhân

Rộ xu hướng "trường trong trường đại học"

Nhiều trường đại học đã lập hàng loạt trường "con", phát triển theo xu hướng tự chủ toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, sáng tạo và phát triển đội ngũ

  • E-Learning trong chuyển đổi số tại các trường đại học

  • Các trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến

  • Các trường đại học tư thục không được mở ngành báo chí, xuất bản

  • Trường đại học tung học bổng khủng thu hút học sinh

Trường Đại học (ĐH) Kinh tế TP HCM (UEH) hôm 21-10 chính thức công bố chiến lược tái cấu trúc nhà trường, hướng đến ĐH đa ngành và bền vững. GS-TS Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho biết trường đơn ngành không bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai. Trên thế giới, mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực là xu hướng phổ biến giúp phát huy năng lực nghiên cứu, đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Tăng quyền tự chủ cho các đơn vị

Theo kế hoạch, trường thành lập 5 trường trực thuộc. Trong đó, năm 2021, 3 trường đầu tiên được thành lập gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế - Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH. Giai đoạn 2026-2030, thành lập Trường Quốc tế trên cơ sở Viện Đào tạo quốc tế ISB và nâng cấp phân hiệu Vĩnh Long thành trường ĐH của khu vực ĐBSCL. Ông Phong cho biết thêm rằng Trường ĐH Kinh tế TP HCM (sau này là ĐH Kinh tế TP HCM) cấp bằng cho sinh viên chứ không phải là trường trực thuộc.

GS-TS Nguyễn Đông Phong cho biết thêm rằng việc thành lập các trường trong ĐH cũng giúp tăng quyền tự chủ cho các đơn vị. Cụ thể, các trường sẽ được tự chủ ở hầu khắp lĩnh vực từ tuyển sinh, nghiên cứu khoa học, hợp tác..., chỉ duy nhất về tài chính vẫn do ĐH Kinh tế TP HCM chi phối.

Trường ĐH Kinh tế TP HCM vừa công bố tái cấu trúc với việc thành lập 5 trường ĐH

Tại Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa vừa công bố quyết định thành lập 3 trường thuộc, gồm: Trường Cơ khí (trên cơ sở tổ chức lại Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt - lạnh); Trường Điện - Điện tử (trên cơ sở tổ chức lại Viện Điện, Viện Điện tử Viễn thông và Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng); Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông (trên cơ sở tổ chức lại Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông).

Trước đó, Trường ĐH Vinh đã thành lập 3 trường trực thuộc trên cơ sở tổ chức lại các khoa, gồm: Trường Sư phạm được thành lập trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị: Viện Sư phạm Tự nhiên, Viện Sư phạm xã hội, Khoa Giáo dục, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm; Trường Kinh tế được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Khoa Kinh tế; Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị: Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Luật.

Sinh viên hưởng lợi nhiều hơn

GS-TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng việc thành lập trường trong trường sẽ có tác động tốt cho trường và sinh viên được hưởng lợi nhiều hơn.

Với mô hình này, việc phân cấp, phân quyền được đẩy mạnh hơn, tăng vai trò chủ động sáng tạo ở các cấp dưới, tạo động lực phát triển đến từng giảng viên. Bản thân từng trường "con" cũng phải xây dựng chiến lược phát triển, mỗi trường có một thế mạnh nên phải xác định sứ mạng của mình để cùng chia sẻ nguồn lực. Theo ông Thành, trước đây, các khoa đào tạo theo sự định hướng chuyên môn của trường còn với xu hướng phát triển trường trong trường, mỗi đơn vị có thể định hướng lấy chương trình đào tạo làm cốt lõi để phục vụ sinh viên. Mô hình trường trong trường cũng tạo sự liên kết giữa các trường với nhau chứ không biệt lập như khi còn là các khoa. Khi hệ thống gắn kết hơn, phát triển hơn thì nhu cầu của người học được đáp ứng nhiều hơn, sinh viên được đào tạo kiến thức liên ngành chứ không phải là đơn ngành như trước đây. "Nói dễ hiểu hơn là sinh viên kinh tế không chỉ được đào tạo chuyên biệt kiến thức kinh tế mà có cơ hội phát triển kiến thức về luật, quản lý..." - ông Thành nói.

Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 3 yếu tố cơ bản và điều kiện để tạo ra xu hướng thành lập trường trong trường. Đó là xu hướng trao quyền và phân cấp trách nhiệm với mô hình quản lý linh hoạt đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học; đổi mới mô hình để nghiên cứu, sáng tạo hơn trong giáo dục và xu hướng mở rộng lĩnh vực của các trường ĐH lớn.

Ông Sơn cho rằng xu hướng thành lập trường trong trường sẽ có tác động tốt vì khi phân cấp, phân quyền nhiều hơn, các trường ÐH được "bung" ra để phát triển theo xu hướng tự chủ toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, sáng tạo và phát triển đội ngũ. Tuy nhiên, xu hướng này cũng có những khó khăn, thách thức. Trong đó, quan trọng nhất chính là năng lực đội ngũ ở mỗi đơn vị.

"ĐH mẹ" cấp bằng tốt nghiệp

Khác với mô hình ĐHQG (ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM) hay ĐH vùng (ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng), các trường trực thuộc ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội hay ĐH Vinh không có tư cách pháp nhân, nên việc cấp bằng tốt nghiệp vẫn do các "ĐH mẹ" thực hiện.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Bài và ảnh: Huy Lân

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

- Tổ chức phải được thành lập theo quy định của luật

Theo khoản 1 Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

- Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

- Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình

- Tổ chức phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Nếu tổ chức không đáp ứng được bất kỳ 01 trong 04 tiêu chí như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân (Ảnh minh hoạ)
 

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần.

Các loại hình doanh nghiệp này đều đáp ứng cả 04 điều kiện tại Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 nên đương nhiên có tư cách pháp nhân.

Đối với công ty hợp danh

Theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, trong đó:

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Mặc dù thành viên hợp danh không có tài sản độc lập với cá nhân nhưng cong ty hợp danh lại tồn tại có thành viên góp vốn, đây là những thành viên có tài sản độc lập với công ty. Vì vậy, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho doanh nghiệp.

Trong các loại hình doanh nghiệp trên, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhưng không có tư cách pháp nhân.


Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân không có tư cách pháp nhân

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh và văn phòng đại diện được định nghĩa như sau:

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền. Do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập nên không được coi là có tư cách pháp nhân.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân và chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp khác là những tổ chức không có tư cách pháp nhân.

Nếu có thắc mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Phân biệt pháp nhân và thương nhân

Video liên quan

Chủ đề