Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Lá dứa là một loại lá thường được dùng trong chế biến nhiều món ăn để tăng thêm hương vị và màu sắc bắt mắt cho các món ăn. Hiện nay nhiều người đang truyền tai nhau về tác dụng trị bệnh tiểu đường của lá dứa. Vậy thực hư công dụng lá dứa trị tiểu đường ra sao?

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Lá dứa thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm

1. Giới thiệu tổng quan về lá dứa trị bệnh tiểu đường

Lá dứa hay còn được gọi là lá nếp, lá thơm vì có mùi thơm y như cơm nếp. Trong cuốn sách cổ của Danh y Tuệ Tĩnh và Giáo sư Đỗ Tất Lợi đều có ghi lại công dụng của lá nếp với một số căn bệnh như: đau xương khớp, chữa các bệnh về thận, xung huyết dạ dày, bệnh gout và ổn định đường huyết cho các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. 

Còn theo các nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại đã nghiên cứu, trong lá dứa có các thành phần như glycosides và alkaloid, chất diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ và các chất oxy hóa giúp bảo vệ mạch máu khỏi sự tấn công của các gốc tự do.

Lá dứa thường được dùng trong chế biến nhiều món ăn, chất tạo màu tự nhiên và tăng thêm hương vị cho các món ăn… Vì được dùng làm thực phẩm nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng lá dứa thường xuyên, hiếm khi gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe.

Xem thêm: THỰC HƯ CÔNG DỤNG KHỔ QUA RỪNG TRỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ NHƯ LỜI ĐỒN?

2. Tác dụng điều trị tiểu đường của lá dứa

Lá dứa trị tiểu đường là công dụng hiện đang được nhiều người truyền tai nhau, cụ thể ra sao hãy cùng tìm hiểu ngay nhé:

2.1. Góp phần làm giảm lượng đường trong máu

Tác dụng đầu tiên của lá dứa trong điều trị tiểu đường chính là giảm lượng đường huyết, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Trong lá dứa không chứa đường nhưng lại có nhiều glycosid, điều này giúp glucose dễ chuyển hóa thành năng lượng và hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu. Cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào, lá dứa giúp làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate. Nhờ vậy, lượng đường trong máu được trung hòa và dễ đưa về mức ổn định hơn.

Theo một khảo sát được thực hiện trên 30 người sau khi dung nạp glucose vào cơ thể, thì những người uống nước lá dứa có lượng đường trong máu ổn định hơn so với người chỉ uống nước lọc.

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Uống nước lá dứa có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

2.2. Cải thiện tình trạng kháng insulin

Kháng insulin là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Với hàm lượng glycosid dồi dào, lá dứa giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó giúp tăng vận chuyển glucose vào tế bào, duy trì lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo một nghiên cứu tại Indonesia được tiến hành trên chuột thí nghiệm, những con chuột được sử  dụng nước lá dứa có lượng đường huyết sau ăn giảm và hoạt động của hormone insulin cũng được cải thiện.

2.3. Ngăn ngừa biến chứng tim mạch và cao huyết áp

Một trong những tác dụng chữa tiểu đường của lá dứa đó là ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và biến chứng tim mạch. Bởi vì trong lá dứa có một lượng lớn kali, có tác dụng cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp đưa huyết áp về mức bình thường.

Đồng thời, chất chống oxy hóa polyphenol có khả năng làm hạ huyết áp, glycoside làm giảm đường huyết. Nhờ đó mà áp lực lên các mạch máu được giải toả, đường huyết được điều hoà về mức ổn định, giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường như xơ vữa động mạch , đột quỵ…

Ngoài những công dụng trên, lá dứa còn mang đến 3 tác dụng hữu ích khác cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm:

  • Góp phần giải tỏa lo âu, căng thẳng: Thành phần tanin trong lá dứa là chất có khả năng cải thiện tâm trạng, cùng với đó là hương vị thơm mát, lá dứa giúp bệnh nhân tiểu đường cảm thấy thoải mái, giảm bớt những lo âu do bệnh tật gây ra.

  • Cải thiện cơn đau do viêm khớp: Các hoạt chất Alkaloid và Glycosides trong lá dứa là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, mang lại hiệu quả chống viêm do thoái hoá khớp. Vì thế loại dược liệu này sẽ giúp ích cho người mắc cùng lúc bệnh tiểu đường và các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Theo dân gian, lá dứa có tác dụng cầm máu khi bị chảy máu nướu. Hơn nữa, mùi thơm từ lá dứa giúp khử mùi hôi miệng, giúp người bệnh có hơi thở thơm tho hơn.

Chính nhờ những công dụng này mà các cách dùng lá dứa trị tiểu đường ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. 

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng lá dứa để nấu nước uống

3. Cách dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường

Bạn có thể sử dụng lá dứa ở cả dạng tươi và dạng lá khô. Sau đây là một số cách dùng lá dứa trị tiểu đường đơn giản tại nhà:

3.1. Sử dụng lá dứa tươi

Bạn có thể sử dụng lá dứa tươi để chế biến thành các món ăn, hoặc đun nước uống để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn:

Cách 1: Nấu nước lá dứa tươi

  • Cần chuẩn bị khoảng 10 lá dứa tươi, rửa sạch, để ráo rồi cắt thành khúc dài 5-7cm.

  • Cho lá dứa tươi đã chuẩn bị vào nồi đun cùng với  2,5 lít nước sạch. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, đun đến khi cạn còn 2 lít và nước có màu xanh thì có thể tắt bếp.

  • Nước lá dứa này có thể uống hàng ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần và nên uống trước bữa ăn 30 phút.

Cách 2: Trà lá dứa tươi

  • Chuẩn bị khoảng 5g lá dứa tươi, rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ rồi cho vào bình trà.

  • Sau đó, thêm khoảng 200ml nước sôi vào bình và hãm trong 20 phút.

  • Đổ trà lá dứa ra cốc và cho thêm 1 ít đá vào là có thể thưởng thức.

Uống hàng ngày, trước bữa ăn 30 phút để thấy rõ hiệu quả kiểm soát đường huyết mà loại dược liệu này mang lại.

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Nấu nước lá dứa tươi để hỗ trợ ổn định đường huyết

3.2. Sử dụng lá dứa khô

Nếu như không có điều kiện uống nước lá dứa tươi hàng ngày, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng lá dứa khô để kéo dài thời gian bảo quản và tiết kiệm thời gian chuẩn bị.

Cách sử dụng lá dứa khô trị bệnh tiểu đường:

  • Chuẩn bị: Chọn lá dứa tươi, không bị dập nát và rửa sạch, để ráo nước và thái thành từng khúc dài 5-7 cm. Sau đó đem phơi khô dưới nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng máy sấy chuyên dụng.

  • Mỗi lần sử dụng khoảng 20-30g lá dứa khô, hãm cùng 500ml nước sôi trong 30 phút.

  • Sử dụng khi còn ấm và dùng hàng ngày thay trà.

4. Ai không nên dùng lá dứa chữa tiểu đường

Lá dứa dù là một dược liệu an toàn, hầu như không có độc tính cho người sử dụng, nhưng với một số trường hợp sau, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng lá dứa thường xuyên:

  • Người có vấn đề về chức năng thận: Lá dứa có hàm lượng Kali cao có thể gây buồn nôn, khó tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân gặp vấn đề liên quan đến chức năng thận.

  • Người đang bị tiêu chảy: Do có hàm lượng chất xơ dồi dào và khoảng 90% thành phần của lá dứa tươi là nước nên loại thảo dược này có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Nếu người bệnh đang bị tiêu chảy sử dụng lá dứa sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Những bệnh nhân tiểu đường gặp các vấn đề trên không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn lá dứa mà chỉ cần sử dụng với liều lượng thích hợp, theo lời khuyên của bác sĩ.

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Lá dứa là một loại dược liệu an toàn nếu sử dụng đúng cách

5. Lá dứa chữa tiểu đường chỉ nên là bài thuốc hỗ trợ

Một số người bệnh có quan điểm sai lầm cho rằng lá dứa có thể trị tiểu đường nên không cần uống thuốc chữa tiểu đường mà bác sĩ kê vì có nhiều tác dụng phụ.

Tuy nhiên với cách chữa tiểu đường bằng lá dứa chỉ được áp dụng theo những cách “thô sơ” như ăn uống hàng ngày thì hiệu quả sẽ không cao và người bệnh phải sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng lá dứa trị tiểu đường như một phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: DÂY THÌA CANH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - BƯỚC TIẾN KHOA HỌC MỚI

6. Lưu ý khi dùng lá dứa cho bệnh nhân tiểu đường

Sử dụng lá dứa để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dù là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng nhưng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh:

  • Liều dùng lý tưởng nhất cho bệnh nhân tiểu đường là khoảng 2 thìa bột lá dứa mỗi ngày, có thể thêm vào đồ ăn, nước uống hoặc pha trà.

  • Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc mắc các bệnh nền khác cùng với bệnh tiểu đường thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng chính xác, phù hợp với thể trạng.

  • Kiểm tra đường huyết sau khi dùng: Nếu đường huyết có dấu hiệu bị rối loạn hoặc có biểu hiện lạ khi dùng thì nên ngừng sử dụng lá dứa.

  • Chỉ nên coi phương pháp dùng lá dứa trị tiểu đường là phương pháp hỗ trợ, không tự ý thay thế thuốc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã kê.

  • Kết hợp với lối sống lành mạnh: Ngoài sử dụng lá dứa thì người bệnh tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây, hạn chế chất kích thích, nước ngọt, chất béo bão hòa…

Uống nước lá dứa mỗi ngày có tốt không

Chỉ nên sử dụng nước lá dứa như một cách hỗ trợ điều trị tiểu đường bên cạnh phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định

Trên đây là các thông tin cơ bản về lá dứa trị tiểu đường. Đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường an toàn, không gây tác dụng phụ, giúp  kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định hơn. 

Bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường được chiết xuất 100% từ dây thìa canh dưới đây:

Cây thơm có tác dụng gì?

Thơm là một loại trái cây đa dụng..
Thơm là loại trái cây giàu vitamin C. ... .
Ăn dứa có thể giúp bạn giảm cân. ... .
Ăn thơm có thể hỗ trợ tiêu hóa của bạn. ... .
Mangan trong thơm thúc đẩy xương khỏe mạnh. ... .
Chứa chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật. ... .
Nhờ chất chống oxy hóa, thơm có đặc tính chống ung thư.

Uống nước lá nếp có tác dụng gì?

Bài thuốc điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết Sử dụng lá Nếp thơm với liều lượng vừa đủ, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu nước dùng uống như nước trà mỗi ngày để hỗ trợ điều trị và phòng chống tiểu đường.

Uống nước là vối có tác dụng gì?

Một số công dụng của lá vối có thể kể đến:.
2.1. Hỗ trợ điều trị gout. ... .
2.2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường. ... .
2.4. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu. ... .
2.5. Chữa đau bụng, viêm đại tràng mãn tính..

Lá dứa trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Chọn 10 lá dứa tươi rửa sạch và cắt thành khúc khoảng 5-7cm. Đem phơi cho ráo nước và khô (để trong bóng râm) nhưng vẫn phải giữ được màu xanh của Cho vào nồi đun với khoảng 2 lít rưỡi nước, đun cạn cho đến khi còn khoảng 2 lít nước thì tắt bếp. Chia đều ngày 3 lần và uống trước mỗi bữa 20-30 phút.