Uống rượu tim đập nhanh phải làm sao

Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích thường xuyên để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Trả lời:

Chào bạn,

Đối với nhiều người, một ngày không uống rượu, cà phê, không hút thuốc lá... cuộc sống thật đơn điệu và tẻ nhạt. 

Tuy nhiên chắc bạn cũng đã biết, uống bia rượu lâu ngày sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn thường xuyên, tăng tần số tim, dễ gây tăng huyết áp. Sử dụng các chất kích thích tim mạch như cà phê, rượu mạnh quá nhiều trong một thời gian sẽ gây mệt, hồi hộp (do mạch nhanh), có thể gây ra ngoại tâm thu và làm tăng tình trạng tăng huyết áp sẵn có (do tần số tim tăng). Còn hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến việc mắc những bệnh viêm phế quản mạn tính, gây khó thở, tim đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

Vì vậy, cách đơn giản nhất và hiệu quả để giảm tình trạng tim đập nhanh và đau ngực đó là hạn chế uống rượu, bia, cà phê, bỏ thuốc lá. Mặc dù sẽ khó ở giai đoạn đầu nhưng bạn cần kiên trì để sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe nói chung được ổn định. 

Đồng thời hãy sử dụng sản phẩm có chứa Khổ sâm để ổn định nhịp tim. Nghiên cứu đã chứng minh nếu kiên trì sử dụng từ 2-3 tháng thì nhịp tim của bạn không những ổn định mà còn giảm được triệu chứng đau ngực, khó thở. Đây là thảo dược thiên nhiên quý cho người rối loạn nhịp tim nên bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài, không lo tác dụng phụ.

Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể gọi tới số 0981.238.219 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Dược sỹ Yên Hoa

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanhVới thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.


Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hạn chế uống rượu bia nhiều, bởi vốn dĩ rượu bia không hề tốt cho sức khỏe

Chào em,

Hiện tượng mà em gặp có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp, bao gồm giãn mạch, phản xạ thần kinh phế vị do nhịn tiểu, quá tải dịch, rối loạn điện giải...khi dung nạp một lượng lớn bia rượu vào người.

Hiện tượng này chỉ có thể phòng trách bằng cách hạn chế uống bia rượu nhiều và không nhịn tiểu trong lúc uống mà thôi.

Bác sĩ cho em hỏi, lúc em uống rượu mà nhịp tim từ 90 đến 105 thì có vấn đề gì không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ.

(Dũng - )

Chất cồn trong rượu bia có thể làm tim phải đập nhanh hơn

Chào em,

Uống rượu là đưa chất kích thích vào người, nên theo sinh lý cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tăng nhịp tim lên. Nhịp tim của em khi uống rượu ở tầm mức đó là bình thường, trừ khi em có thêm triệu chứng gì khác như đau ngực, nặng ngực, khó thở thì mới phải xem xét kiểm tra thôi, em nhé.

Lần cập nhật cuối: 16:05 29/10/2020 GMT+7

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Thời gian vừa qua có rất nhiều câu hỏi của độc giả liên quan tới cảm giác hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh. Dấu hiệu này có thể diễn ra khi vui mừng, stress, sợ hãi, làm việc gắng sức hay dị ứng với dùng các đồ ăn thức uống khác lạ, nhưng có lúc lại chẳng vì lý do gì. Chính điều này khiến họ hoang mang, bất an, không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Phải xử trí ra sao tại thời điểm đó? Có cách nào để ổn định nhịp tim lâu dài?

Tất cả mối băn khoăn của độc giả về tim đập nhanh sẽ được bác sĩ giải đáp cặn kẽ ngay sau đây.

Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim được đo khi bạn nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, đồng thời nên đo lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình để được con số chính xác.

Nhịp tim khi nghỉ của những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao chỉ ở mức dưới 60 nhịp/phút, đôi khi là 40 nhịp/phút nhưng vẫn được xem là bình thường vì tim họ được rèn luyện nên chỉ cần đập ít nhịp cũng đã đủ cung cấp máu cho cơ thể.

Tại sao tim đập nhanh?

Nhịp tim nhanh xảy ra khi nhịp tim tăng trên 100 nhịp/phút kèm theo triệu chứng hồi hộp, khó thở, trống ngực. Tim đập nhanh không phải lúc nào cũng là bệnh, mà đôi khi nó là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, sau đây là những nguyên nhân gây tim đập nhanh thường gặp:

Rối loạn thần kinh tim: Còn gọi là rối loạn thần kinh thực vật, rất nhiều người bị tim đập nhanh do nguyên nhân này. Sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, sợ hãi, dùng chất kích thích… dễ dẫn tới rối loạn thần kinh tim. Dù rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim thực thể, người bệnh đi khám không có tổn thương tại tim nhưng nó có đầy đủ các triệu chứng của bệnh tim thực sự, làm cho người bệnh trở nên vô cùng hoang mang và lo lắng về tình trạng của mình.

Triệu chứng tim đập nhanh thường xảy ra ở người thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu

Các bệnh tim mạch: Bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, suy tim, rối loạn nhịp tim… đều gây nên vấn đề tại cơ tim, van tim hoặc tổn thương hệ thống điện tim. Hệ quả là làm cho tim bơm máu không còn hiệu quả, điều này làm tin buộc phải đập nhanh hơn để cung cấp đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh lý ngoài tim: Bệnh cường giáp, sốt, rối loạn điện giải, mất nước, tiêu chảy, tiểu đường, bệnh tự miễn… đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thần kinh tim, nồng độ chất điện giải tại tế bào cơ tim, dẫn tới hậu quả rối loạn nhịp tim.

Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì?

Tim đập nhanh khó thở có thể xảy ra khi bạn vận động mạnh, lo lắng sợ hãi quá mức và thường gặp nhất là do rối loạn thần kinh tim hay các bệnh lý tim mạch, bệnh đường hô hấp gây nên. Đặc điểm khó thở, tim đập nhanh ở mỗi bệnh có sự khác nhau:

- Rối loạn thần kinh tim: ngoài tim đập nhanh thì người bệnh còn có triệu chứng khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được dễ dàng, kèm theo đó là cảm giác lo lắng, hồi hộp, bồn chồn, vã mồ hôi.

- Bệnh tim mạch: tim đập nhanh đi kèm khó thở, khó hít thở sâu. Thời gian đầu khó thở xảy ra khi người bệnh gắng sức hoặc không, sau này khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và nặng nhất là xảy ra nhiều khi nằm. Người bệnh còn cảm giác như có vật gì đó đè nén ngực.

- Bệnh đường hô hấp: thường khiến người bệnh bị khó thở khi hít vào, thở ra hoặc cả 2; thở nhanh nông, ho, khò khè, có đờm, kèm theo đó là triệu chứng tim đập nhanh hồi hộp.

Tim đập quá nhanh phải làm sao?

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh là cả một quá trình, cần phối hợp nhiều phương pháp, đó có thể là thuốc điều trị, can thiệp, phẫu thuật, thay đổi lối sống và tập luyện đúng cách. Chỉ có như vậy bạn mới ngăn chặn được những cơn nhịp nhanh bất thường và giữ được nhịp tim ổn định lâu dài.

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để đưa nhịp tim về giới hạn cho phép:

- Giảm nhịp tim tức thì: Bằng cách tập hít thở sâu, áp dụng nghiệm pháp Valsalva, xoa xoang động mạch cảnh, khoát nước lạnh đột ngột vào mặt, đắp khăn lạnh vào gáy... Nếu nhịp tim của bạn tăng cao đột ngột, hãy tới chuyên khoa tim mạch để được dùng thuốc chống loạn nhịp tim để hạ ngay nhịp tim, tránh ảnh hưởng đến chức năng tim và hạn chế nguy cơ gặp biến chứng ngưng tim, đột quỵ, suy tim…

- Ổn định nhịp tim lâu dài: Đầu tiên bạn cần có lối sống khoa học, lành mạnh, tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc và hạn chế sử dụng các chất kích thích không có lợi cho tim. Đồng thời, bạn đừng quên điều trị tốt các bệnh lý đang mắc kèm bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ.

- Dùng giải pháp ổn định nhịp tim từ thảo dược Khổ sâm: Sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim có thảo dược Khổ sâm với tác động kép tối ưu, vừa ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, vừa cải thiện lưu lượng máu ra vào tim, nên giúp giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực hiệu quả mà không gây hạ nhịp quá mức. Sản phẩm phù hợp với những người bị tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân, từ rối loạn thần kinh tim, nhịp xoang nhanh, rung nhĩ, ngoại tâm thu, đặc biệt là tim đập nhanh không rõ nguyên nhân.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Không phải tim đập nhanh lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng trong nhiều trường hợp triệu chứng tim đập nhanh bất thường lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, rối loạn thần kinh tim hoặc cơn nhịp rung nhĩ, rung thất nguy hiểm.

Đặc biệt khi tim đập nhanh trên 120 lần/phút kéo dài liên tục hay kết hợp thêm các vấn đề tại tim sẽ gây nguy hiểm. Bởi khi đó khả năng bơm máu của tim giảm, làm máu bị ứ tại tim và giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Quá trình này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là chứng huyết khối, đột quỵ, suy tim, trụy tim, thậm chí là ngừng tim đột ngột.

Tim đập nhanh, tay chân run, hồi hộp có đáng lo?

Tim đập nhanh hồi hộp, run chân tay không chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường mỗi khi bạn stress, mà đó còn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một số vấn đề sức khỏe như bệnh rối loạn thần kinh tim, bệnh tim mạch, cường giáp… Có thể trước mắt tình trạng này chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bạn nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn, gây tự ti, mệt mỏi, choáng váng, khó có thể tập trung làm tốt được bất kỳ việc gì.

Về lâu dài, khi tim đập nhanh diễn ra thường xuyên sẽ không làm tim bơm được nhiều máu hơn mà ngược lại sẽ giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Lượng máu ứ ở tim lâu ngày sẽ tạo nên cục máu đông - tiền đề của cơn đột quỵ não, nhồi máu cơ tim; cùng với đó là nguy cơ ngừng tim đột ngột hay suy tim do tim đập quá nhanh.

Vì sao tim đập nhanh mạnh khi uống rượu bia, cà phê?

Trong rượu bia chứa cồn, còn trong cà phê có hàm lượng lớn caffeine. Đây là 2 chất gây kích thích hệ thần kinh trung ương làm tăng tiết chất adrenalin khiến nhịp tim tăng lên, mạch máu co lại. Khi đó người bệnh không chỉ cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực mà còn đau đầu, căng thẳng, bồn chồn và chóng mặt. Nếu bình thường bạn sử dụng các chất kích thích này với lượng ít và nồng độ loãng thì không sau, nhưng nếu dùng với lượng lớn và đặc thì khả năng gây kích thích thần kinh là rất cao.

Khắc phục chứng nhịp tim nhanh sau ăn thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tim bạn tăng nhịp sau mỗi bữa ăn, vì vậy nếu nghi ngờ do thức ăn, bạn hãy loại bỏ nó khỏi bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng cần làm một số biện pháp sau đây để ổn định nhịp tim sau mỗi bữa ăn:

- Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt, không ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn.

- Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền và hít thở sâu hàng ngày vào trước bữa ăn tối. - Không nên đi bộ, nằm, chạy hoặc lao động mạnh... ngay sau bữa ăn.

- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc trong hoặc ngay sau bữa ăn.

- Nếu có tiền sử tim mạch hoặc đang bị rối loạn nhịp tim: hãy tuân thủ dùng đầy đủ thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị sẽ được chỉ định cho bạn khi tim đập nhanh kèm theo hồi hộp trống ngực

Tim đập nhanh khi ngủ có sao không?

Tình trạng tim đập nhanh khi nằm ngủ đôi khi là đáp ứng sinh lý của cơ thể khi bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên nếu tim đập nhanh thường xuyên liên tục, hoặc xảy ra trên nền một bệnh lý tim mạch khác hay kết hợp cùng triệu chứng khó thở, hồi hộp, hụt hẫng, choáng ngất, đau tức ngực thì không thể chủ quan. Đặc biệt khi tình trạng này đã gây ảnh hưởng tới tới hoạt động của bạn vào ban ngày, làm giảm chất lượng giấc ngủ, mất ngủ về đêm... thì bạn nên đi khám ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn nhịp tim nguy hiểm. Trong trường hợp này nếu không điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngưng tim đột ngột giữa đêm.

Tim đập nhanh gây hồi hộp, trống ngực, đau ngực sẽ khiến bạn khó có giấc ngủ ngon

Ăn gì để ổn định nhịp tim?

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp làm giảm mỡ máu, đường máu, huyết áp mà còn giúp ổn định nhịp tim. Có rất nhiều thực phẩm giúp thiết lập lại sự cân bằng nồng độ các chất điện giải ở tế bào cơ tim, giảm tính kích thích cơ tim và chống loạn nhịp tim để bạn lựa chọn như sau:

- Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất magie, natri, canxi, kali: các loại đậu, hạt điều, sữa đậu nành, đậu đen, quả bơ, ngũ cốc, rau bó xôi, chuối, sữa ít béo, rau lá xanh…

- Thực phẩm chứa omega-3: Từ động vật gồm cá thu, cá trích, cá chim trắng, cá hồi, cá ngừ hoặc từ thực vật như hạt óc chó, hạt chia, hạt bí ngô, hạt điều, việt quất, súp lơ, rau bó xôi…

- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: bao gồm các loại rau củ quả nhiều màu sắc như cải bó nôi, súp lơ, cà chua, ớt chuông, cà rốt, măng tây, táo, chuối, cam quýt, kiwi, nho…

- Khổ sâm giúp giảm nhịp tim: Nhiều nghiên cứu cho thấy thảo dược Khổ sâm có công dụng giúp ổn định nhịp tim, thư giãn mạch máu. Tác động của Khổ sâm tương tự nhóm thuốc chống rối loạn nhịp tim được dùng phổ biến hiện nay nhưng nó không gây co thắt phế quản hay hạ nhịp tim quá mức nên có thể sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn. Hiện nay thảo dược Khổ sâm đã được kết hợp nhiều thảo dược khác để bào chế dưới dạng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim là TPCN Ninh Tâm Vương.

Bạn đã được bác sĩ giải đáp toàn bộ các câu hỏi về nhịp tim nhanh cũng như cách điều trị, ăn uống phù hợp. Để có nhịp tim ổn định và cải thiện các triệu chứng đang gặp phải hiệu quả, bạn đừng quên áp dụng các biện pháp được khuyên cũng như tự xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, khoa học.

Nguồn:

//www.medicalnewstoday.com/articles/235710

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127

//www.sutterhealth.org/ask-an-expert/answers/heart-palpitations-at-night

//healthcare.utah.edu/cardiovascular/conditions/racing-heartbeat.php

Video liên quan

Chủ đề