Uống thuốc chống co giật có hai không

  • 04:00 19/02/2022
  • Xếp hạng 4.97/5 với 20323 phiếu bầu

Sốt cao co giật là bệnh hay gặp ở trẻ 12 - 18 tháng. Đại đa số trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp cần dùng thuốc chống co giật để tránh những tổn hại về não do sốt cao gây nên. Việc sử dụng thuốc cho trẻ bị sốt cao co giật cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng để ngăn ngừa những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi có đợt sốt cao trên 38°C (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virus nhưng không có rối loạn chuyển hóa và không có tổn thương ở não. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi (chủ yếu ở lứa tuổi 12 - 18 tháng) khi có đợt sốt cao, chiếm tỷ lệ khoảng 5%.

Hầu hết các cơn co giật do sốt xảy ra trong những ngày đầu tiên trẻ bị sốt. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác, chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Sốt co giật đa số là lành tính, không ảnh hưởng tới não bộ hay trí tuệ của trẻ. Trẻ bị sốt cao co giật không phải bị bệnh động kinh vì động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân gây bệnh không bắt nguồn từ cơn sốt.

1.2 Biểu hiện trẻ bị sốt cao co giật

Triệu chứng của sốt co giật phụ thuộc vào 2 loại sốt: đơn giản và phức tạp. Cụ thể là:

  • Sốt co giật đơn giản: Thường gặp. Khi bị co giật, trẻ mất ý thức, co giật toàn thân, các cơn co giật thường không kéo dài quá 2 phút, đôi khi có thể kéo dài đến 15 phút. Khi co giật trẻ có thể có thêm các biểu hiện như nôn ói, sùi bọt mép, mắt trợn trắng, tiêu tiểu không kiểm soát. Sau cơn co giật, trẻ có thể buồn ngủ nhưng không bị yếu các chi;
  • Sốt co giật phức tạp: Ít gặp hơn. Khi trẻ bị co giật, cơn co giật có thể kéo dài trên 15 phút, bị sốt co giật lặp lại trong vòng 24 giờ, co giật 1 bên cơ thể, có thể bị yếu tạm thời một cánh tay hoặc một chân sau cơn co giật.

Uống thuốc chống co giật có hai không

Trẻ bị sốt cao co giật không phải bị bệnh động kinh vì động kinh có đặc điểm là co giật tái diễn và nguyên nhân gây bệnh không bắt nguồn từ cơn sốt

  • Nhiễm trùng: Co giật do sốt có thể xảy ra do sốt kèm theo nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như thủy đậu, cúm, viêm tai giữa, viêm amidan,...;
  • Chích ngừa: Sốt co giật có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc vac-xin (ít gặp);
  • Tiền sử gia đình: Nếu một thành viên trong gia đình có tiền sử bị sốt co giật thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị co giật khi sốt cao
  • Đặt trẻ nằm xuống sàn hoặc giường, tránh xa vật cứng, sắc nhọn vì có thể va phải và làm trẻ bị thương;
  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn hoặc nước bọt chảy ra từ miệng dễ hơn;
  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ trong cơn co giật, bao gồm cả thuốc để tránh nguy cơ hít sặc;
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ, không trùm chăn mền;
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt dạng viên đặt hậu môn, liều lượng 10 - 15mg/kg cân nặng;
  • Lưu ý tới thời gian của cơn co giật, nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút thì gọi cấp cứu ngay.

Khi cơn co giật kết thúc, phụ huynh nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân gây sốt. Trẻ có thể phải nhập viện để theo dõi và làm các xét nghiệm nếu bị sốt co giật phức tạp, dưới 12 tháng tuổi bị sốt co giật hoặc trẻ bị sốt co giật kèm theo các triệu chứng bất thường như li bì, cổ cứng, nôn ói,...

Uống thuốc chống co giật có hai không

Dùng thuốc gì dự phòng cơn co giật khi sốt cao?

Khi trẻ bị sốt, cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt của trẻ không vượt quá 37,5°C. Thuốc hạ sốt có tác dụng làm giảm bớt những tổn thương do sốt cao gây ra. Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú theo dõi đề phòng cơn co giật tái phát. Trẻ càng nhỏ, có tiền sử gia đình có sốt cao co giật càng dễ tái phát. Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là yếu tố làm cơn co giật tái diễn. Do đó, ngoài việc tránh cho trẻ bị sốt, phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều lượng phù hợp với độ tuổi. Bên cạnh đó, cần điều trị nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Tuy nhiên, thực tế việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên rất nhanh. Trong một số trường hợp, nếu trẻ xuất hiện 2 hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian 18 - 24 tháng. Thuốc được sử dụng là valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal) theo chỉ định của bác sĩ.

2.2 Những lưu ý khi dùng thuốc chống co giật khi sốt cao cho trẻ

Chỉ định sử dụng khi có các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Dù không độc với liều điều trị nhưng nếu dùng paracetamol liều cao và dài ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng gan. Đặc biệt, nếu dùng paracetamol kết hợp với một số loại thuốc chống co giật khi sốt cao như phenytoin, barbiturat hoặc carbamazepin có thể làm tăng tính độc hại của thuốc lên gan.

Vì vậy, không dùng paracetamol quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Để giảm nguy cơ dùng thuốc quá liều, không nên cho trẻ em dùng quá 5 liều thuốc/24 giờ và phải tuân thủ liều dùng chặt chẽ theo cân nặng hoặc chỉ định của bác sĩ;

Uống thuốc chống co giật có hai không

Paracetamol được chỉ định sử dụng khi có các triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.

Aspirin có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Tuy nhiên, aspirin có tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa, thần kinh và cơ chế đông máu.

Cụ thể, trên hệ tiêu hóa, thuốc gây buồn nôn, khó tiêu, khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng và thậm chí gây loét dạ dày - ruột. Trên hệ thần kinh trung ương, aspirin gây mệt mỏi, yếu cơ. Đối với cơ chế đông máu, aspirin gây khó cầm máu, chảy máu ẩn, thời gian chảy máu dài dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, aspirin còn gây độc cả trên gan và thận. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng.

Do vậy, người dùng cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ biết về loại thuốc đang dùng để tránh tương tác thuốc. Ở trẻ em, khi dùng aspirin có thể gây hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não) nên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt;

  • Valproate de sodium (depakine)

Là loại thuốc chống động kinh có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương. Thuốc cũng được chỉ định trong cơn co giật do sốt cao ở trẻ em, đặc biệt là trẻ có nguy cơ tái phát cao, đã có ít nhất 1 cơn cơ giật.

Sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn đầu điều trị (kiểm soát bằng cách tăng liều dần dần), tăng cân do ăn ngon miệng, giảm tiểu cầu mức độ nhẹ, tăng nhẹ men gan, dị ứng da (hiếm gặp), viêm gan hủy hoại tế bào gan rất nặng (thường xuất hiện trong 6 tháng đầu điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi phối hợp nhiều loại thuốc).

Valproate de sodium (depakine) đặc biệt gây độc cho gan nên chống chỉ định với các trường hợp viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính, tiền sử gia đình có viêm gan mạn (đặc biệt là viêm gan do thuốc). Đa số trường hợp tổn thương gan trong 6 tháng đầu điều trị.

Do vậy, khi cho trẻ sử dụng thuốc, cần theo dõi chức năng gan định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, đau bụng,... Cần uống thuốc trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

Đây là thuốc chống co giật, an thần và gây ngủ thuộc nhóm barbiturates. Thuốc được chỉ định để phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ. Tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em, còi xương và nhuyễn xương (do thoái giáng vitamin D), nhiễm độc da. Khi sử dụng thuốc cần chú ý uống 1 lần trong ngày vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột.

Tốt nhất khi trẻ bị sốt cao nhưng chưa có biểu hiện co giật, phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và thuốc an thần dự phòng trước theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần chú ý phân biệt sốt co giật ngoài hệ thần kinh với sốt cao co giật có biểu hiện thần kinh như mê sảng, mất ý thức, hôn mê, co giật liên tục,... để đưa trẻ đi viện ngay.

Để thăm khám và điều trị sốt cao, co giật ở trẻ nhỏ, Quý khách hàng có thể đến tại Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org

XEM THÊM:

Uống thuốc chống co giật có hai không

Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này.

Sốt co giật không đồng nghĩa với động kinh, do đó cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh bởi hai loại bệnh này khác nhau nên việc điều trị sẽ khác nhau. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tuỳ từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt. Sốt co giật được chia làm 2 loại: sốt co giật đơn giản và phức tạp.

Ở sốt co giật đơn giản, khi bệnh nhân bị sốt cao thường xuất hiện cơn co cứng - co giật hai bên; thời gian ngắn (dưới 15 phút); không liệt vận động sau cơn; hay gặp; xuất hiện ở những trẻ bình thường; không có dấu hiệu kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn (điện não đồ ngoài cơn bình thường).

Ở sốt co giật phức tạp thì xuất hiện co giật một bên; thời gian kéo dài hơn 15 phút hoặc tái phát với khoảng cách giữa các cơn ngắn; có liệt sau cơn; xuất hiện ở những trẻ phát triển thần kinh không bình thường và có bất thường kịch phát trên điện não đồ ngoài cơn.

Do đó việc điều trị sốt co giật phải theo chỉ định của bác sĩ cho từng trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, có thể nói sơ qua việc điều trị bệnh này để bạn đọc tham khảo:

Khi trẻ bị sốt, cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt trẻ không vượt quá 37,5oC bằng cách: cởi bỏ bớt quần áo, đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí; chườm mát toàn thân; đặt viên đạn hạ sốt vào hậu môn cho trẻ để dự phòng sốt tăng lên (liều lượng thuốc và thời gian đặt thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ); nếu với tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả, cơn giật kéo dài trên 5 phút, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để dùng thuốc cắt cơn giật.

Khi hạ sốt có thể dùng cho trẻ paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa tuổi, mặt khác cần điều trị nguyên nhân gây sốt.

Trên thực tế việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh. Do đó trong một số trường hợp nếu trẻ xuất hiện hai hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co giật trong thời gian từ 18 - 24 tháng. Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc phenobarbital (gardenal). Tuy nhiên, các thuốc chống co giật cũng có các tác dụng phụ, do đó khi dùng phải hết sức thận trọng.

- Valproate de sodium: uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột. Thuốc gây buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hoá gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da (hiếm); viêm gan huỷ hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu của điều trị, hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).

- Phenobarbital: uống vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc đột ngột. Thuốc có tác dụng không mong muốn là ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích động ở trẻ em; còi xương và nhuyễn xương (vì thoái dáng vitamin D); nhiễm độc da.

Đại đa số các cơn co giật do sốt cao đều khỏi hoàn toàn, không tái phát khi trẻ trên 5 tuổi, không để lại di chứng và không gây biến chứng động kinh sau này. Khoảng 4% các trường hợp có nguy cơ trở thành bệnh động kinh sau này, thường gặp ở thể sốt co giật phức tạp, có bất thường về phát triển tâm thần vận động, hoặc gia đình có tiền sử bệnh động kinh.