Uống thuốc xong bao lâu được uống nước dừa

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15 gram
  • Đường: 8 gam
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

Nước dừa bổ dưỡng, giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, nước dừa là vị thuốc có vị ngọt mát, tính bình, tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Thường dùng chữa say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, tiêu chảy, suy nhược…

Do vậy, nước dừa vừa có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lại là nước uống bổ dưỡng giàu vitamin và khoáng chất có thể bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể trong các trường hợp mất nước do suy nhược, sốt, tiêu chảy…

2. Người mắc COVID-19 có nên uống nước dừa không?

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

Người mắc COVID-19 cần uống nhiều nước.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không nên uống quá nhiều nước dừa.

Theo ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, 2 - 3g muối tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Ngoài ra, không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

- Người bị COVID-19 biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

- Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

- Người béo phì bị COVID-19 biểu hiện tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

- Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

Nguồn: SKĐS

Uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam? Uống nước cam ngay sau khi uống thuốc có làm mất tác dụng của thuốc? Uống thuốc xong có nên uống nước cam? Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết uống nước cam như thế nào mới là đúng. Trong bài viết này, Thủ Thuật Nhanh sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề.

Nước cam là một thức uống bổ dưỡng đối với chúng ta. Đặc biệt, với những người ốm, bệnh thì nước cam cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng cơ thể, giúp bệnh nhân mau chóng bình phục. Uống thuốc, uống nước cam sao cho đúng. Uống thuốc bao lâu thì uống nước cam? Uống thuốc tây có được uống nước cam? Uống thuốc xong có nên uống nước cam?

 – Chỉ uống nước cam trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2 tiếng.

– Uống thuốc xong không nên uống nước cam ngay sau đó.

Nhiều người cho rằng:”Nên ngừng hẳn việc sử dụng nước cam để tránh làm giảm tác dụng của thuốc”. Điều này là quan niệm hoàn toàn sai, không đúng khoa học.

Uống nước cam ngay sau khi uống thuốc có làm mất tác dụng của thuốc?

Nhiều bậc phụ huynh vẫn hoài nghi việc ăn cam ngay sau khi uống thuốc liệu có làm mất tác dụng của thuốc không? Vì không hiểu chính xác về điều này nên nhiều bậc cha, mẹ cho con ăn cam hoặc uống nước cam ngay khi uống thuốc để lấn át vị đắng và gây của thuốc trong miệng bé. Hãy cùng mình tìm hiểu rõ vấn đề này.

Không nên uống nước cam ngay sau khi uống thuốc. Vì nước cam sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

– Axit trong cam sẽ làm ảnh hưởng đến sự phân hủy thuốc trong dạ dày. Những axit này sẽ làm vỡ cấu trúc hóa học, làm giảm khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh trong thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
– Các chất trong cam sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Các axit trong cam sẽ làm chậm sự hoạt động của hai men OATP1A2 và CYP3A4 có trong máu của chúng ta.

Ngoài ra, nếu bạn muốn bé không cảm thấy sợ vị đắng và gây của thuốc. Sau khi cho bé uống thuốc xong, bạn có thể cho bé uống một vài ngụm nhỏ nước lọc ( hoặc nước đun sôi để nguội). Và nên gây sự chú ý của bé tới một vài thứ đồ chơi hấp dẫn để bé quên đi vị gây của thuốc.

Cách uống thuốc khoa học

Chúng ta thường phải sử dụng rất nhiều thuốc trong một tháng. Thậm chí  bạn phải 2-3 loại thuốc cho các bệnh khác nhau. Mình xin chia sẻ Cách uống thuốc khoa học mà bạn nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình tốt hơn.

– Uống đúng loại thuốc, đúng bệnh.

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý uống thuốc.

– Không uống thuốc đã hết hạn sử dụng. ( nên kiểm tra kỹ trước khi uống)

– Nên dùng nước nguội, nước lọc để uống thuốc. Không dùng nước nóng hay nước đá, nước lạnh.

– Không dùng nước trái cây, nước ép hoa quả, nước ngọt, nước có ga, cồn,… để uống thuốc.

– Nên ngồi để uống thuốc. Không nên nằm khi uống thuốc, tránh để xảy ra hiện tượng hóc hoặc sặc khi uống.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi “Uống thuốc bao lâu thì uống nước cam?”. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Nguy hiểm ít người tiêu dùng biết khi uống nước dừa khiến nhiều người lạm dụng quá mức gây hại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng con người.

Uống nước dừa cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, mặc dù nước dừa được xem là loại nước uống giải nhiệt tuyệt vời vào mùa hè vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần biết lượng uống vừa phải để giải nhiệt cho cơ thể mà không gây hại.

Không uống vào buổi tối

Tốt nhất là không nên uống nước dừa vào buổi tối, nhất là những ai bị suy nhược, huyết áp thấp bởi cơ thể sẽ dễ bị lạnh.

Khi hội tụ đủ 3 yếu tố âm: nước dừa, nước đá, ban đêm sẽ khiến người ốm dễ mắc bệnh. Đặc biệt là những người tập võ, đá bóng... không nên uống trước khi thi đấu kẻo gân vơ rã rời, sức bền kém.

Trong thực tế, nước dừa được khẳng định là chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Ảnh minh họa:Internet

Không nên uống nước dừa thường xuyên

Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.

Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.

Không uống trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nhiều mẹ bầu cho rằng càng uống nhiều nước dừa thì con càng trắng trẻo, hồng hào tuy nhiên đến giờ đó vẫn chỉ là quan niệm dân gian, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cả.

Trong thực tế, nước dừa được khẳng định là chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Nguy hiểm hơn, nước dừa có tính hàn nên có thể khiến quá trình chuyển hóa cơ thể bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ.

Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Ảnh minh họa: Internet

Dễ sinh bệnh nếu đi nắng về uống nước dừa

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống

Dù nước dừa rất mát bổ nhưng mẹ không nên cho con nhỏ dưới 6 tháng tuổi uống vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt.

Khi con đã đủ 6 tháng, mẹ chỉ nên cho con uống lượng nhỏ rồi tăng dần. Các mẹ không nên cho con uống quá nhiều và nhanh. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, mẹ không nên để con uống những quả dừa có màu nâu kẻo ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Video liên quan

Chủ đề