Ưu nhược điểm của bỉm vải

Tìm hiểu về cấu trúc để có cách sử dụng bỉm vải hiệu quả nhất

Trên thị trường có nhiều thương hiệu tã vải cho bé khác nhau nhưng nhìn chung cấu tạo và thiết kế của bỉm vải gần giống nhau. Bỉm vải gồm 2 phần: vỏ tã và miếng lót.

Vỏ tã hay gọi là vỏ quần, vỏ bỉm thường được làm từ chất liệu vải PUL với những hình thù dễ thương, màu sắc bắt mắt. Vải này được dùng nhiều trong lĩnh vực y khoa, có độ bền cao và thoáng khí.

Trên vỏ bỉm có 2 dãy cúc bấm để điều chỉnh độ rộng size bụng và chiều dài của bỉm. Vì thế, bỉm vải không có nhiều loại size như bỉm giấy. Bạn chỉ cần mua vài cái bỉm vải là có thể dùng cho bé lâu dài.

Miếng lót của bỉm vải thường được thiết kế tách rời để dễ dàng giặt sạch. Hai đầu của miếng lót thường có cúc để cố định miếng lót. Chất liệu miếng lót thường là Microfiber, than tre hoạt tính hay xơ tre tự nhiên… giúp đảm bảo khả năng thấm hút và chống lại vi khuẩn.

Ưu điểm của bỉm vải

  • Hạn chế tình trạng hăm da ở trẻ

  • Có thể giặt và dùng lại

  • An toàn khi giặt bằng máy. Tuy nhiên nên áp dụng phương pháp giặt quần áo bằng tay để tã vải được bền lâu.

  • Có nhiều nút để tăng giảm độ rộn 

  • Có thể tái sử dụng nhiều lần 

Nhược điểm và cách sử dụng bỉm vải đúng cách

  • Vấn đề tràn bỉm

Bỉm vải làm bằng nguyên liệu vải cotton nên độ thấm hút cao tương đương như bỉm giấy. Tuy nhiên, nhiều mẹ khi sử dụng bỉm vải cho bé, vẫn thấy bị tràn bỉm, có thể là do hàng nút ở giữa 2 đùi của bé chưa được tăng giảm phù hợp. Nếu không tăng đơ vừa với kích cỡ mông và đùi bé, khi bé hoạt động nhiều sẽ làm miếng lót bị xô dịch đi dẫn đến hiện tượng tràn bỉm không mong muốn.

Cách khắc phục: Điều chỉnh hàng nút dọc và ngang để vừa khít với bụng và đùi bé.

  • Miếng lót bị đặt sai vị trí

Miếng lót có tác dụng làm tăng khả năng thấm hút cho vỏ quần. Việc dùng bỉm vải mà bị  tràn rất có thể là do mẹ đặt sai vị trí của bỉm quần. Vị trí đúng của nó là nằm ở giữa vỏ quần nhưng nhiều mẹ lại cho nó lên phía trên của vỏ quần làm bé khi vận động nhiều sẽ bị xê dịch.

Cách khắc phục: Mẹ đặt miếng lót vào khe giữa của vỏ quần, và vuốt phẳng trước khi mặc cho bé. 

  • Thời gian mặc bỉm lâu

Chiếc bỉm vải ban ngày dùng trong 2-4 tiếng, chiếc ban đêm là 6-8 tiếng là mẹ phải thay cho bé. Tùy vào đặc điểm của bé mà mẹ hãy canh thời gian thay bỉm cho bé sao cho phù hợp. Nhiều mẹ có thói quen dùng bỉm cho bé rất lâu, như vậy bỉm không thể giữ được lượng nước tiểu dẫn tới hiện tượng bị tràn ra ngoài. Điều này, ảnh hưởng không tốt tới da và vùng kín của bé.

Trên đây là những ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng bỉm vải hiệu quả mà Cleanipedia chia sẻ cho bạn. Hy vọng với những kiến thức này bạn có thể bảo vệ bé yêu một cách an toàn và thoải mái nhất. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe!

Đăng tải 30/08/2019 14:53 -

Sử dụng tã vải cho bé là một cách tiết kiệm chi phí đồng thời an toàn và giảm nguy cơ dị ứng cho bé rất tốt.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

    Nhiều mẹ đang có xu hướng tìm hiểu về tã vải và so sánh với các loại tã giấy khác trên thị trường bởi sản phẩm này vẫn được xem như là có độ an toàn và lành tính cho làn da của bé vượt trội.

    Nếu bạn cũng quan tâm đến việc đảm bảo sự an toàn cho bé yêu của mình và tiết kiệm chi phí khi sử dụng bỉm trong suốt những năm tháng đầu đời thì nên cân nhắc các ưu điểm và nhược điểm của chiếc tã vải cho bé như sau:

    Cấu tạo của tã vải

    Thiết kế ưu việt của bỉm vải giúp chống mẩn ngứa, ngăn hăm tã do tã vải không có hóa chất. Giảm chất thải rắn ra môi trường. Tiết kiệm chi phí sử dụng. An toàn, tiện dụng, không bị ướt ra ngoài tã, không thấm ngược trở lại bề mặt tã, giữ cho bé được khô ráo.

    Cấu tạo bỉm vải gồm:

    • Lớp vỏ quần: Thiết kế và sản xuất từ vải cotton cao cấp, hoàn toàn tự nhiên nên không có hóa chất, an toàn cho da của bé.
    • Lớp thấm hút: Lớp này là lớp ở giữa được làm từ vải có chất liệu thấm hút cao như than hoạt tính và vải vi sợi microfiber.
    • Miếng lót: Miếng lót thấm hút nhanh, mềm mại không xơ cứng. Sử dụng lại nhiều lần. Miếng lót chất lượng còn có khả năng kháng khuẩn, khử mùi hôi hiệu quả.

    Những ưu điểm của tã vải

    Ưu nhược điểm của bỉm vải

    – Tiết kiệm chi phí

    Chi phí của bỉm giấy và bỉm vải có thể tương đương với nhau nếu tã vải đem ra tiệm giặt là. Nhưng chi phí của tã vải cũng sẽ giảm đi nếu mẹ tự giặt tã ở nhà.

    – Rất tiện lợi và tái sử dụng được

    Có thể đánh giá bỉm giấy tiện lợi hơn bỉm vải bởi vì bỉm giấy không phải thay liên tục và có thể vứt đi khi đã dùng xong. Nhưng tã bỉm vải cũng thấm hút tốt và có thế tái sử dụng.

    – Không chứa chất kích thích, không làm mẩn đỏ, hăm tã cho trẻ

    Tã giấy và tã vải đều giúp giữ sạch cho bé. Nhưng tã vải thân thiện hơn tã giấy vì trong tã giấy chứa nhiều hóa chất sản xuất tạo nên, có thể gây kích thích da, mẩm đỏ và hăm tã.

    – Đa dạng lựa chọn

    Bạn có thể dùng bỉm vãi cho bé được sản xuất từ cotton, sợi hoàn toàn tự nhiên.

    – Bảo về môi trường

    Tã vải không thải ra môi trường chất rắn như tã giấy nên không gây ô nhiễm môi trường.

    Những nhược điểm của tã vải

    • Tã vải có xu hướng rò rỉ chất thải ra ngoài nhiều hơn tã giấy
    • Tã vải phải giặt nên sẽ tốn nước và tốn nhiều công sức hơn
    • Thay tã giấy dễ hơn tã vải nhiều.
    • Độ thấm hút không tốt bằng tã giấy

    Lựa chọn tã vải cho bé như nào cho đúng?

    Khi mới mua tã vải về mẹ nên giặt qua nhiều lần bởi sẽ loại bỏ được các sợi vải thừa và tăng khả năng thấm hút.

    Tã vải được thiết kế hiện đại với nhiều nút bấm với nấc khác nhau giúp mẹ điều chỉnh sao cho vừa vặn với bé. Không quá rộng cũng không quá chật.

    Mẹ nên chú ý tới size tã. Bé sơ sinh lớn rất nhanh, nên mẹ đừng mua quá nhiều tã cùng 1 size.

    Cách sử dụng tã vải

    Tã vải tuy an toàn cho bé nhưng không thấm hút tốt như tã và bỉm giấy. Mẹ có thể dùng miếng lót sơ sinh bên trong tã vải giúp bé được khô thoáng lâu hơn. Mẹ kiểm tra tã cho trẻ để tránh tã bị ướt quá lâu.