Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu

Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích.

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:

  • Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế).
  • Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ...

Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường phái với các mô hình đi kèm với các giả thuyết khác nhau. Kinh tế học vĩ mô hiện đại thường sử dụng các phương pháp kinh tế lượng để xây dựng và kiểm chứng các mô hình kinh tế dựa trên số lượng lớn dữ liệu kinh tế.

Xem bài chính về Chủ nghĩa Keynes Xem bài chính Trường phái Keynes chính thống

Mặc dù ủng hộ thị trường tự do, song trường phái Keynes vẫn cho rằng vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là không thể thiếu vì thị trường không hoàn hảo. Các nhà kinh tế trường phái Keynes tin rằng tổng cầu chịu tác động của một loạt các quyết định kinh tế - cả của tư nhân lẫn của nhà nước - thường thiếu ổn định. Trường phái Keynes còn khẳng định những biến động của tổng cầu có tác động rất lớn trong ngắn hạn tới sản lượng thực tế và tới việc làm, nhưng không tác động tới vật giá - hay vật giá cứng nhắc. Chính vì vật giá cứng nhắc nên khi chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì tổng cầu cũng sẽ thay đổi. Chính sách tài khóa (thuế, chi tiêu công cộng), vì thế, có sức mạnh đáng kể để khắc phục sự thiếu ổn định của tổng cầu. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không có hiệu lực gì cả.

Trường phái Keynes mới

Xem bài chính Kinh tế học Keynes mới.

Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô ra đời với mục đích chống lại những phê phán của trường phái Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới rằng kinh tế học Keynes thiếu một cơ sở kinh tế học vi mô. Kinh tế học Keynes mới tìm cách thuyết minh mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học Keynes bằng kinh tế học vi mô. Trường phái này hiện nay đưa ra ba lý luận chính, gồm: hợp đồng lao động dài hạn, tiền công hiệu quả, và chi phí thực đơn.

Trường phái tổng hợp

Xem bài chính về trường phái tổng hợp

Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes. Trường phái này lấy cân bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu hữu hiệu của kinh tế học Keynes, và sử dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Phái này cho rằng dựa vào chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được trạng thái toàn dụng nhân lực như kinh tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được tăng trưởng kinh tế. Các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh cầu hữu hiệu một cách hiệu quả.

Trường phái tân cổ điển

Xem bài chính về Kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học tân cổ điển, về cơ bản, là kinh tế học vi mô. Tuy nhiên, những lý luận về quy luật thị trường, nhất là nguyên lý Say, mà trường phái này phát hiện trong thời gian từ thế kỷ 19 đến thập niên 1930 đã trở thành khung để hình thành kinh tế học vĩ mô. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (còn gọi: mô hình tăng trưởng ngoại sinh hay mô hình tăng trưởng Solow) chính là lý luận kinh tế học vĩ mô quan trọng nhất của phái tân cổ điển.

Đây là một trường phái được xem là lâu đời nhất.

Chủ nghĩa kinh tế tự do mới

Xem bài chính về Chủ nghĩa kinh tế tự do mới

Trường phái kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Xem bài chính về Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới là phái vĩ mô của kinh tế học tân cổ điển hình thành từ thập niên 1970. Phái này xây dựng hệ thống học thuyết kinh tế học vĩ mô của mình từ nền tảng của kinh tế học vi mô. Họ giả định là thị trường hoàn hảo dù trong ngắn hạn hay dài hạn, nhấn mạnh việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhằm mục đích tối đa hóa thỏa dụng của cá nhân. Những đóng góp quan trọng nhất của phái này vào kinh tế học vĩ mô gồm giả thuyết dự tính duy lý, tính không nhất quán theo thời gian, hàm cung Lucas, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực.

Chủ nghĩa tiền tệ

Xem bài chính về Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ do Milton Friedman lãnh đạo không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế. Họ đề nghị để tiền tệ trung lập hoặc chỉ nên giữ cho tốc độ tăng cung tiền chậm, ổn định và vừa đúng bằng tốc độ tăng sản lượng thực tế. Các lý luận chính của chủ nghĩa tiền tệ gồm: Hàm cầu tiền của Friedman, thuyết số lượng tiền tệ mới, khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, v.v... Cụ thể hơn, tiền tệ chính là một công cụ dùng để trao đổi hàng hóa với nhau.

Kinh tế học trọng cung

Xem bài chính về Kinh tế học trọng cung.

Kinh tế học trọng cung đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế. Phái này nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.11

Trường phái cơ cấu

  • Lịch sử Kinh tế học Vĩ mô

  • Giáo khoa, bài tập và bài giải kinh tế học vĩ mô, Michel Herland (Trần Văn Hùng biên dịch từ "Auto-manuel de macroéconomie - Cours, exercices et corrigés," Paris, Economica, 1990, 276 p), Nhà xuất bản Thống kê, 1994
  • Macroeconomics (third edition), Manfred Gärtner, Prentice Hall, 2009

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_tế_học_vĩ_mô&oldid=68651896”

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Bộ đề thi trắc nghiệm (có đáp án) môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm (kèm đáp án) được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày (lỗi chính tả, dấu câu…) và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 1 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P1_1: Kinh tế vĩ mô là môn học nghiên cứu (chọn 2 đáp án đúng): ○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn. ● Các tổng lượng phản ánh hoạt động của nền kinh tế. ● Nền kinh tế tổng thể.

○ Nghiên cứu về hành vi của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

MACRO_2_P1_2: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu: ○ Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn. ○ Mức giá chung và lạm phát. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán.

● Tất cả các điều trên.

MACRO_2_P1_3: Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến: ● Sự thay đổi giá cả tương đối. ○ Sự thay đổi mức giá chung. ○ Thất nghiệp.

○ Mức sống.

MACRO_2_P1_4: Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia trong dài hạn? ○ Tăng trưởng GDP danh nghĩa. ○ Tăng trưởng GDP thực tế. ● Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người

○ Tăng trưởng khối lượng tư bản.

MACRO_2_P1_5: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là: ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định ● Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định ○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do các công dân trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.

○ Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12 năm 2009.

MACRO_2_P1_6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đo lường thu nhập. ○ Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. ○ Của khu vực dịch vụ trong nước. ○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.

● Tổng sản phẩm được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài tạo ra

MACRO_2_P1_7: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập. ● Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước. ○ Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam. ○ Của khu vực dịch vụ trong nước.

○ Của khu vực sản xuất vật chất trong nước.

MACRO_2_P1_8: Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là: ○ Tiền thuê. ● Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6. ○ Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên.

○ Câu 2 và 3 đúng.

MACRO_2_P1_9: Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là: ○ Tiêu dùng. ● Khấu hao. ○ Đầu tư.

○ Hàng hoá trung gian.

MACRO_2_P1_10: 10 Khoản mục nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân? ● Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần. ○ Gia đình bạn mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. ○ Gia đình bạnmua một ngôi nhà 100 năm tuổi nằm trong khu di tích lịch sử được bảo vệ.

○ Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P1_11: Sản phẩm trung gian có thể được định nghĩa là sản phẩm: ○ Được bán cho người sử dụng cuối cùng. ● Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác. ○ Được tính trực tiếp vào GDP.

○ Được mua trong năm nay, nhưng được sử dụng trong những năm sau đó.

MACRO_2_P1_12: Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Mátxcơva sẽ được tính vào: ○ Cả GDP và GNP của Việt Nam. ○ GDP của Việt Nam và GNP của Nga. ○ Cả GDP và GNP của Nga.

● GNP của Việt Nam và GDP của Nga.

MACRO_2_P1_13: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào: ○ Cả GDP và GNP của Việt Nam. ● GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản ○ Cả GDP và GNP của Nhật Bản.

○ GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản.

MACRO_2_P1_14: Giả sử hãng Honda vừa xây một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc, thì: ● Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP. ○ Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP. ○ Trong tương lai, cả GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho người nước ngoài.

○ Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.

MACRO_2_P1_15: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên. Điều gì đã xảy ra? ○ Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư. ● Đầu tư ròng lớn hơn không. ○ Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng.

○ Khấu hao mang giá trị dương.

MACRO_2_P1_16: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình? ○ Cho chính phủ vay tiền. ○ Cho người nước ngoài vay tiền. ○ Cho các nhà đầu tư vay tiền.

● Đóng thuế.

MACRO_2_P1_17: Giá trị sản lượng của một hãng trừ đi chi phí về các sản phẩm trung gian được gọi là: ○ Xuất khẩu ròng. ● Giá trị gia tăng. ○ Lợi nhuận.

○ Khấu hao

MACRO_2_P1_18: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng: ○ Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP. ○ Giống như xuất khẩu ròng. ● Giống như sự khác nhau giữa GNP và NNP.

○ Không phải những điều trên.

MACRO_2_P1_19: Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải: ○ Trừ đi chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình. ○ Cộng với thuế gián thu. ○ Cộng với xuất khẩu ròng.

● Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài.

MACRO_2_P1_20: Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi: ○ Khấu hao. ● khấu hao và thuế gián thu. ○ Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty.

○ Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội.


MACRO_2_P1_21: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu? ○ Chính sách tài khóa. ○ Chính sách tiền tệ. ○ Lạm phát.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P1_22: Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: ○ Thất nghiệp thấp. ○ Giá cả ổn định. ○ Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P1_23: Điều nào dưới đây không thuộc chính sách tài khóa? ○ Chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ. ○ Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình. ● NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ.

○ Chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu.

MACRO_2_P1_24: Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu ○ Các yếu tố quyết định lạm phát. ● Thị phần tương đối giữa ACB và SACOMBANK trên thị trường. ○ Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam.

○ Cán cân thương mại của Việt Nam.

MACRO_2_P1_25: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là: ○ 7,8%. ○ 8,4%. ● 8,2%.

○ 6,6%

MACRO_2_P1_26: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là ○ 7,8%. ● 8,4%. ○ 8,2%.

○ 6,6%

MACRO_2_P1_27: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là 8,2%. Điều đó có nghĩa là: ○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc. ○ GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005. ○ GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc.

● GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005.

MACRO_2_P1_28: Sự thay đổi của khối lượng tư bản bằng: ○ Đầu tư cộng khấu hao. ○ Đầu tư nhân khấu hao. ● Đầu tư trừ khấu hao.

○ Đầu tư chia khấu hao.

MACRO_2_P1_29: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, khoản mục nào dưới đây không được tính trong đầu tư: ○ Các doanh nghiệp mua máy móc và thiết bị mới. ● Việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. ○ Hộ gia đình mua nhà ở mới.

○ Sự gia tăng của lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp.

MACRO_2_P1_30: Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của chính phủ: ○ Chính phủ mua một máy bay ném bom. ● Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được. ○ Chính phủ xây một con đê mới.

○ Thành phố Hà Nội tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới.

MACRO_2_P1_31: Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là: ● Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_32: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản tiền mà thành phố Hà Nội chi để nâng cấp các đường giao thông nội thị được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ● Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_33: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi tiêu của các hộ gia đình mua nhà ở mới được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_34: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP cho năm 2006, một lô hàng may mặc được sản xuất vào năm 2006 và được bán trong năm 2007 được tính là: ○ Tiêu dùng. ● Đầu tư. ○ Mua hàng của chính phủ.

○ Xuất khẩu ròng.

MACRO_2_P1_35: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chi trả lương cho công nhân viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là: ○ Tiêu dùng. ○ Đầu tư. ● Mua hàng của chính phủ.

○ Không được tính vào GDP.

MACRO_2_P1_36: Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê. ○ Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê. ● Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải.

○ Giáo trình bán cho sinh viên.

MACRO_2_P1_37: Khoản mục nào sau đây được tính một cách trực tiếp trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu? ○ Công việc nội trợ. ○ Hoạt động mua bán ma tuý bất hợp pháp. ○ Giá trị hàng hóa trung gian.

● Dịch vụ tư vấn.

MACRO_2_P1_38: Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay? ● Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua. ○ Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ. ○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài.

○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.

MACRO_2_P1_39: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2006 của Việt Nam? ○ Một chiếc xe đạp sản xuất năm 2006 tại công ty xe đạp Thống nhất. ○ Dịch vụ cắt tóc trong năm 2006. ○ Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản trong năm 2006.

● Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006.

MACRO_2_P1_40: Những khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm nay? ○ Máy tính cá nhân sản xuất từ năm trước được một sinh viên mua để chuẩn bị cho thi học kỳ. ○ Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài. ○ Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước.

● Tất cả các câu trên.

Video liên quan

Chủ đề