Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?

Là vùng đất đa sắc màu văn hóa, thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục luôn được huyện Vân Hồ (Sơn La) đặc biệt quan tâm.

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Trước đây, trang phục của đồng bào Mông được làm bằng vải lanh. Hiện nghề trồng lanh dệt vải bị mai một nên đồng bào Mông dùng vải dệt công nghiệp nhưng cách tạo hoa văn, thêu, trang trí các họa tiết vẫn theo lối truyền thống. Ảnh: Quang Quyết

Xã Lóng Luông có 83,6% là đồng bào dân tộc Mông. Phụ nữ dân tộc Mông ở đây vẫn giữ được phong tục may, thêu và sử dụng trang phục trong cuộc sống hàng ngày.

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Đồng bào Mông ở huyện Vân Hồ (Sơn La) luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục thổ cẩm của dân tộc. Ảnh: Quang Quyết

Vào dịp giáp Tết, phụ nữ Mông lại tập trung may, thêu trang phục cho bản thân, gia đình hoặc bán cho du khách. Chị Tráng Thị Dua ở bản Pa Kha cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm nghề thêu, may. Vào dịp Tết Độc lập, Tết cổ truyền, có ngày tôi bán được gần 100 bộ trang phục với giá 1 - 2 triệu đồng/bộ. Tôi dự định thành lập nhóm thêu, may từ 15 đến 20 phụ nữ trong bản để tạo công ăn việc làm cho chị em”.

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Tráng Thị Dua ở bản Pa Kha, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã làm nghề thêu, may trang phục dân tộc mình. Ảnh: Quang Quyết

Theo bà Nguyễn Thị Lư, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Hồ, đồng bào Mông chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc sẽ mở ra những cơ hội phát triển mới cho huyện. Vân Hồ đang tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch gắn với việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa của đồng bào.

Theo thông tin Công an tỉnh Sơn La, vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 15/11, tại địa phận bản Pa Cốp, xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, Sơn La), tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh) chủ trì, phối hợp với Đội Phòng, chống tội phạm về ma túy Công an huyện Vân Hồ, Công an xã Vân Hồ và Đội Kiểm soát phòng ma túy Cục Hải quan Điện Biên đã phát hiện, bắt giữ một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Hãy cùng điểm qua những địa điểm du lịch mà các bạn nhất định không được bỏ lỡ khi đến với mảnh đất Vân Hồ xinh đẹp này nhé!

Những bản làng bình yên và thơ mộng

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Cảnh quan bình yên tại Vân Hồ, Sơn La
Đến với Vân Hồ bạn sẽ bị làm cho choáng ngợp bởi sự xinh đẹp và giản dị ở nơi đây. Cảnh tượng núi non hùng vĩ, không khí trong lành lại mát mẻ, thích hợp cho những bạn năng động, ưa thích khám phá, đang muốn tìm nơi để “refresh” lại bản thân, thì làng Vân Hồ là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ.

Bạn có thể tham gia vào các tour du lịch cộng đồng tại các bản đang được yêu thích như tại bản Phụ Mẫu, Bản Áng, bản Hua Tạt, xã Ngọc Chiến,… cùng ăn, cùng ở và trải nghiệm cuộc sống, những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc tại đây như: giã bánh dày, giã gạo, vẽ sáp ong trên vải,… hơn nữa, du khách còn được thưởng thức hoặc có thể tận tay chế biến ẩm thực “cây nhà lá vườn” với những rau củ quả được trồng quanh nhà, gà đồi (gà thả đồi), lợn cắp nách (là giống lợn lai giữa lợn rừng và lợn Mường),…

Đặc biệt hơn, du khách còn trực tiếp tham gia đội văn nghệ, biểu diễn những điệu nhạc truyền thống như múa khèn, sáo Mông, đàn môi, những bài hát dân tộc,… tham gia các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo,…

Ngoài các trò chơi dân gian, còn có các lễ hội như:

• Lễ hội chọi trâu Phù Yên (10 và 11 tháng Giêng Âm lịch)

• Lễ hội Mợi dân tộc Mường huyện Phù Yên (Mồng 5 tết)

• Lễ hội cầu an (Cuối tháng giêng)

• Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha (trước ngày rằm hàng tháng trong mùa xuân)

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Nghệ thuật vẽ bằng sáp ong trên vải của người H’mong

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Lễ hội dâng hoa măng của dân tộc La Ha Thác Tạt Nàng
Nằm tại Bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ Thác Tạt Nàng nằm cách trung tâm tỉnh Sơn La khoảng 60 km và được bao quanh bởi núi rừng rậm rạp. Thác bắt nguồn từ suối Tà Xam và Tà Piu, chảy từ bản Phụ Mẫu 2 dồn về bản Phụ Mẫu 1 tạo thành. Thác nước phân thành ba tầng, cao hơn 100m.

Tên gọi của Thác Tạt Nàng bắt nguồn từ một câu chuyện tình buồn của một cô gái xinh đẹp tại đây. Vào thời lập bản Mường, cô nàng đã trót đem lòng yêu thương một chàng trai. Trớ trêu thay chàng lại chảy cùng dòng máu với kẻ có thù với gia đình của mình. Chính vì nguyên do đó hai người không thể đến với nhau.

Buồn bã với số phận trớ trêu của mình, cô đã gieo mình từ trên đỉnh Tát Nặm nhân lúc cha đi vắng. Cái tên Tát Nàng cũng được ra đời từ đó. Dịch theo tiếng Thái Tạt có nghĩa là thác, Nàng là người con gái xinh đẹp đã gieo mình tại đây. 

Suối khoáng nóng Chiềng Yên
Suối khoáng nóng chiềng Yên nằm ngay dưới chân núi Bò Ui là một điểm du lịch thú vị với du khách. Nước ở đây không quá nóng, trung bình từ 40-50 độ C rất tốt cho sức khỏe.
Thời điểm tắm khoáng nước nóng hoàn hảo nhất là sáng sớm và chiều tối, trước hoặc sau khi ăn tối. Tắm khoáng nóng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng sự trao đổi chất của cơ thể, diệt vi rút,… vậy nên tắm buổi sáng sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho ngày dài, tắm buổi chiều giúp cơ thể, đầu óc thư giãn, giảm mệt mỏi. Du khách có thể đến đây ngâm mình trong dòng nước ấm, tinh khiết thư giãn và cùng hòa mình vào thiên nhiên sau những hành trình dài mệt mỏi.

Hồ sông Đà

Chắc hẳn chúng ta ai cũng quá quen thuộc với hình ảnh sông Đà qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà chảy ngang qua tỉnh Sơn La tạo thành một hồ nước lớn được nối bởi phà Vạn Yên giữa huyện Phù Yên và Vân Hồ, được ví như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ của núi rừng Tây Bắc. Nếu tới Vân Hồ, đừng quên làm một chuyến đến hồ Sông Đà để chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt sắc và thơ mộng nhé!

Suối cá Bản Bướt

Con suối này có độ dài hơn 3km với khoảng 100 loài cá khác nhau nhưng không ai được phép đánh bắt vì bà con ở đây gọi là cá thần với 3 màu sắc sực sỡ xanh, đen, vàng. Vào mùa mưa, nước lũ dâng lên cuồn cuộn, cuốn trôi tất cả mọi thứ nhưng chỉ có loài cá này là không bị dòng nước cuốn đi, thậm chí nếu có bị cuốn trôi thì nó cũng sẽ quay về con suối này. Ở giữa suối có một cái hang kỳ lạ nằm dưới tảng đá, khoảng hai gang tay, vừa một người chui xuống, nhưng đến nay vẫn chưa có ai dám chui vào đó. Có lẽ vì có cái hang kì lạ này nên chúng mới không bị nước lũ cuốn trôi.

Đồi chè Shan Tuyết

Vân Hồ có bao nhiêu dân tộc?
Chè Shan Tuyết là một đặc sản ở Vân Hồ
Chè Shan Tuyết là một loại chè đặc sản tại Sơn La, chúng phát triển tốt nhất và cho ra loại trà chất lượng nhất khi được trồng ở khu vực đồi núi cao. Những cây chè này trồng rất phổ biến ở  xã Tô Múa, Vân Hồ có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm tuổi, chè càng lâu năm càng có giá trị đối với sức khỏe con người. Loại trà này rất thơm ngon, nước trà có màu vàng óng như mật ong, nhấp ngụm đầu tiên chỉ thấy vị chan chát, nhưng nuốt xuống đến họng sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi.

Vậy nên đừng bỏ qua cơ hội tham quan những đồi chè Shan Tuyết cổ thụ và mua một ít về làm quà cho gia đình và người thân nhé!

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha Với diện tích 27.000ha,Thuộc 4 xã Chiềng Xuân, Tân Xuân, Xuân Nha huyện Vân Hồ và xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu. Nơi đây có nhiều thực vật và động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, sóc bay, vượn đen, khỉ mặt đỏ…. Du khách tới đây có thể tham quan rừng nguyên sinh hoặc tham gia chương trình du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

Vân Hồ gồm bao nhiêu xã?

Huyện Vân Hồ có 14 xã được tách ra từ huyện Mộc Châu, gồm: xã Vân Hồ, Chiềng Khoa, Chiềng Xuân, Chiềng Yên, Liên Hòa, Lóng Luông, Mường Men, Mường Tè, Quang Minh, Song Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa và Xuân Nha.

Huyện Vân Hồ có bao nhiêu bạn?

Gồm 14 xã với 121 bản, tiểu khu (sau sát nhập năm 2020) (trong dó có 01 xã biên giới xã Tân Xuân; 04 xã vùng II Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Khoa, Tổ Múa; 09 xã vùng III Xuân Nha, Chiềng Xuân, Chiềng Yên, Mường Mem, Suối Bàng, Song Khủa, Liên Hòa, Quang Minh, Mường Tè), có địa giới hành chính giáp với các huyện Phía Đông ...

Người Sơn La là dân tộc gì?

Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới, có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: Thái chiếm 53,72%; Kinh 16,38%; Hmông 15,71%; Mường 7,01%; Dao 1,73%; Xinh Mun 2,14%; Khơ Mú 1,28%; Lào 0,33%; Kháng 0,83%; La Ha 0,77%; Tày 0,06%; Hoa 0,01%). Mỗi dân tộc có phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng.

Sơn La có bao nhiêu xã biên giới?

Khu vực biên giới của tỉnh Sơn La gồm có 17 xã biên giới, thuộc 6 huyện, trong đó có 264 bản, với 8 dân tộc Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Lào, Khơ Mú, Mường, Tày cùng sinh sống.