Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

(Xây dựng) - Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, ngôi nhà Việt đã góp phần làm nên nét đặc sắc văn hoá làng xã của nền văn minh lúa nước. Trải qua những bước thăng trầm, người Việt đã sống quần tụ trong những ngôi làng. Làng là nơi hình thành, trao truyền và bảo lưu các giá trị văn hoá, những truyền thống tốt đẹp của con ngời Việt Nam. Làng được lập nên từ tập hợp các gia đình sống quần cư, mỗi gia đình sinh hoạt, sản xuất trong một khuôn viên riêng. Trong đó, không gian sống chính là những ngôi nhà truyền thống.

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Ngôi nhà Việt cổ ở làng quê Bắc bộ.

Ngôi nhà Việt truyền thống nằm trong không gian chung của làng xã, vì vậy, mặc dù có kết cấu tường rào, bức vách, tạo ra sự riêng biệt ấm cúng, nhưng đồng thời cũng đảm bảo được mối quan hệ tổng thể đối với cộng đồng. Cấu trúc của ngôi nhà Việt truyền thống thường có nhiều kiểu, nhưng ta bắt gặp nhiều nhất vẫn là hai kiểu cơ bản: Cấu trúc hình thước thợ và cấu trúc hình chữ môn. Ở kiểu kết cấu thứ nhất có nhà chính và nhà phụ (nhà phụ ở đây thường là gian bếp), kiểu nhà này bắt gặp rất nhiều ở các làng xã đồng bằng Bắc bộ. Kiểu thứ hai là kết cấu nhà chính nằm ở giữa, hai bên có hai nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là gian bếp). Đây là kiểu cấu trúc của những gia đình khá giả, hoặc của các quan lại địa chủ phong kiến ngày xưa. Ngoài ra, còn có các kiểu nhà khác như kiểu nhà chữ đinh, chữ nhất, chữ công…

Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình. Nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn. Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hoặc điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh. Ngôi nhà được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách.

Tuy vậy, quan niệm “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo ăn sâu vào tư tưởng người Việt, nó được thể hiện qua việc sắp xếp chỗ ngủ giữa nam và nữ trong một ngôi nhà. Thường thì chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ (chỉ khi chết, người phụ nữ mới được đưa ra gian ngoài để làm lễ nhập quan). Gian chính là bộ mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết sức công phu so với các gian bên cạnh. Có nhiều nhà gian chính được trang trí với các mô típ hoa văn trên các cột, vì kèo bằng gỗ hết sức khéo léo và tinh vi. Những mảng chạm khắc này thể hiện tín ngưỡng, cũng như những ước mơ của người Việt ở trong ngôi nhà của mình.

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Ban thờ, khu vực tâm linh chính của ngôi nhà Việt cổ.

Phần được chú ý và quan tâm nhiều hơn cả chính là bàn thờ (còn gọi là ban thờ). Bàn thờ được đặt vào chính giữa của gian chính, chung quanh được trang hoàng các bức hoành phi câu đối bằng chữ Nho hoặc chữ Nôm. Nếu chủ nhà ít có điều kiện về kinh tế, thì bàn thờ cũng phải là nơi trang trọng nhất để thờ cúng gia tiên. Ở những gia đình mà chủ nhà là trưởng chi, hoặc trưởng tộc thì bàn thờ được bài trí đầy đủ hơn với long ngai, bài vị…Đây cũng là một nét tín ngưỡng đặc sắc của người Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

Trong ngôi nhà Việt truyền thống, thường thì tam, tứ đại đồng đường (ba, bốn thế hệ cùng chung sống). Ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc hàng trăm năm tuổi và được truyền từ đời này sang đời khác. Với quan niệm là một trong ba việc hệ trọng nhất của đời người (dựng nhà, cưới vợ, tậu trâu) nên việc làm một ngôi nhà hết sức được người Việt quan tâm. Bắt đầu từ mời thầy địa lý xem hướng đất, xem ngày lành tháng tốt, so tuổi, đến việc chọn các vật liệu có tính bền vững để làm bộ khung cho ngôi nhà của mình. Vì vậy, có thể nói ngôi nhà người Việt là sự kết tinh của tâm sức và tín ngưỡng. Từ nguyên vật liệu có sẵn như gỗ, tre, đất cát ở từng địa phương, những người thợ tài hoa đã khéo léo tạo nên bộ xương của ngôi nhà bằng hệ thống mộng ăn khớp chắc chắn với nhau như mộng én, mộng đuôi cá…Tường nhà có thể bằng gỗ, xây bằng gạch, xếp bằng đá ong như ở Sơn Tây hoặc bằng bùn đất trộn nhuyễn với rơm trát lên với các hệ thống cửa “bức bàn” hay “cửa phố”. Mái nhà thường được lợp ngói âm dương với mái dốc thuần tuý, không trang trí cầu kỳ. Dưới mái là hàng cột hiên với các bức tường quét vôi trắng, tạo sự khiêm nhường, giản dị cho hình thức bên ngoài của mỗi gia đình.

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Kiến trúc ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)

Bao quanh ngôi nhà là các công trình khác như giếng nước, sân phơi, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, ao thả cá, vườn tược, hàng rào và cổng. Người nông dân đã biết bố cục trong khuôn viên của gia đình mình thành một chuỗi khép kín sinh hoạt cơ bản. Nghĩa là họ đã biết khai thác về mặt sinh thái để tự cung cấp ổn định cuộc sống gia đình, hài hoà với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung.

Ẩn chứa trong vẻ mộc mạc, giản dị của ngôi nhà Việt là cả những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời. Là nơi ghi dấu trong tâm thức người Việt những kỷ niệm vui buồn, nơi diễn ra quá trình luân hồi sinh - lão - bệnh - tử của một kiếp người. Chính vì vậy, ngôi nhà luôn là nơi để mọi người Việt tụ về với vong hồn ngàn năm tổ tiên của họ. Những ngôi nhà như vậy đã góp phần làm nên nét đặc sắc văn hoá làng xã của nền văn minh lúa nước.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cũng như những giá trị truyền thống khác, nét đặc sắc trong ngôi nhà người Việt đang dần mai một. Tuy không còn nhiều, song những ngôi nhà Việt truyền thống còn sót lại ở nhiều vùng miền là những tài sản quý báu của nền văn hoá dân tộc. Nó thể hiện sự sáng tạo khéo léo, tài hoa, cũng như kết tinh từ những mơ ước, tín ngưỡng ngàn đời của cha ông chúng ta. 

Nguyễn Anh Tuấn

Theo

Kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam thời xưa đa phần đều sử dụng kết cấu khung gỗ, kết hợp cùng các nguyên vật liệu khác như gạch ngói, đất, rơm và tre...

Theo cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, nguồn gốc các không gian sống của con người cũng được hình thành từ khoảng 4000 năm về trước.

Lịch sử Việt Nam được tính từ lúc khởi dựng đất nước - thời của vua Hùng từ trước những năm 207 TCN, với nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc và trình độ đúc đồng nổi tiếng Đông Sơn.

Vào thời kỳ này, qua di tích khảo cổ, đặc biệt là những hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ ghi lại, phong cách thiết kế kiến trúc xưa thường là loại nhà sàn.

Đây được xem là kiểu kiến trúc nhà ở lâu đời, khá phù hợp với điều kiện môi trường thiên nhiên của đất nước ta lúc bấy giờ.

Dấu ấn rõ nét của kiểu kiến trúc cổ xưa còn hiện hữu cho đến tận ngày nay. Chúng ta có thể kể đến các công trình từ thời Lý, Trần, Hồ, Lê, Tây Sơn, Nguyễn.

Bây giờ, do các di sản kiến trúc đã phải trải qua và chịu nhiều tác động từ lịch sử như chiến tranh, thời tiết... nên tình trạng cũng không còn được nguyên vẹn như trước.  

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Đa phần, những công trình kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa đều mang đậm nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Chúng được thể hiện qua hầu hết yếu tố sau đây:

  • Kiến trúc có bố cục, tính biểu tượng, ẩn dụ, hàm súc và thể hiện rõ nét hình ảnh nghệ thuật.
  • Kiến trúc thể hiện rõ nét từ nội dung đến hình thái, tất cả đều chứa đựng tính triết lý, kín đáo và đầy thâm thúy.
  • Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, không gian và hình khối như một yếu tố hữu cơ của cảnh quan.
  • Không gian sử dụng linh hoạt, đa chức năng, dễ dàng biến đổi để thích ứng với mọi điều kiện sinh sống và hoạt động.
  • Có sự kết hợp khéo léo của 03 loại không gian, bao gồm kín, bán kín - bán hở và hở.
  • Tỷ lệ giữa các bộ phận trong công trình kiến trúc được thiết kế hài hòa và thống nhất.
  • Trong kiến trúc có sử dụng nghệ thuật điêu - chạm khắc màu sắc, được xem như một yếu tố phụ trợ giúp làm tăng tính nghệ thuật cho công trình. Mặt khác, nó còn là phương tiện diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, thể hiện rõ "cái hồn" cho không gian sống thông qua việc sử dụng hoa văn mang đầy nét hợi hình.
  • Kiến trúc có tính hợp lý về kết cấu, đơn giản, thống nhất, điển hình và tiêu chuẩn... đều được thể hiện rõ trong bộ khung gỗ chịu lực của công trình.
  • Ngoại hình của kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa đều được xây dựng với mái dốc thẳng, phần đầu có loại uốn cong, kết hợp với nhiều hoạ tiết trang trí phong phú.   

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Kiến trúc nhà Việt Nam ngày nay có đặc điểm gì?

Trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay, cùng với đó là sự giao thoa giữa văn hóa Đông - Tây ngày càng mạnh mẽ, việc xây dựng các công trình nhà ở tại Việt Nam cũng vì vậy mà có khá nhiều thay đổi, từ khâu thiết kế đến sử dụng nguyên vật liệu...

Kiến trúc nhà biệt thự

Đây là loại nhà biệt lập, có kích thước đất và không gian sống vô cùng rộng.

Bên cạnh đó, không gian xung quanh nhà biệt thự cũng thường khá rộng rãi với nhiều cảnh quan được bố trí sống động.

Bên trong nhà đều được sử dụng những loại vật liệu cao cấp và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, góp phần mang lại vẻ ấn tượng ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.   

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Kiến trúc nhà liền kề

Đây là dạng kiến trúc được chia lô với diện tích đất hạn chế. Nó còn được xem như loại hình nhà phố có cách bố trí bám theo trục giao thông.

Kiến trúc này là mô hình nhà ở mang tính xu hướng chính trong quy hoạch đô thị ngày nay.

Loại hình nhà ở liền kề khá phù hợp với bối cảnh kinh tế thời đại dựa vào tập tính văn hóa của người Việt.

Nhờ có mô hình này mà đã tạo nên được một nét đặc trưng riêng trong kiến trúc nơi thành thị.

Sự linh hoạt mà kiến trúc nhà liền kề mang lại cho người sử dụng là vô cùng cao khi vừa có thể ở mà lại kinh doanh được.

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt

Kiến trúc nhà chung cư

Đây là dạng nhà ở căn hộ chung cư - xu hướng phát triển nhanh chóng bởi sự bùng nổ của dân số Việt Nam tại các khu đô thị lớn.

Vì nhu cầu nhà ở ngày càng tăng một cách mạnh mẽ nên tại các khu đô thị lớn như TPHCM, người ta đã và đang thúc đẩy phát triển nhiều hơn loại hình kiến trúc này.

Văn hóa kiến trúc nhà ở của người Việt