Vật nuôi phải dụng sử dụng kháng sinh trước khi mổ thịt bảo nhiều ngày vi sao

Ở mức báo động

Theo thống kê của ngành nông nghiệp thì có đến 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, có tình trạng nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.

Trao đổi với chúng tôi, Phó giáo sư Vũ Đình Tôn, Trưởng khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi ở nước ta với 3 mục đích là trị bệnh, phòng bệnh, kích thích tăng trưởng. Việc bổ trợ thường xuyên một lượng kháng sinh liều thấp vào thức ăn, nước uống giúp diệt được vi khuẩn có hại, làm giảm chi phí thức ăn, tăng khả năng hấp thụ, giúp vật nuôi tăng trưởng đã từng được cho là giải pháp tốt, nhưng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã hạn chế, kiểm soát hoặc cấm sử dụng vì những tác động tiêu cực của nó. Về nguyên lý, khi một loại kháng sinh được sử dụng nhiều lần, vi khuẩn sẽ trở nên thích nghi, "nhờn"với loại kháng sinh đó khiến các chủng vi khuẩn sinh ra biến thể mới để vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Việc kháng kháng sinh của vi khuẩn không chỉ gây tác hại trực tiếp tới vật nuôi mà bằng nhiều con đường khác nhau như sự tiếp xúc của người chăn nuôi, giết mổ; chất thải phát tán ra môi trường đã xâm nhập vào cơ thể con người. Đặc biệt, ở không ít hộ chăn nuôi, trang trại, không đợi vật nuôi đào thải hết kháng sinh đã xuất bán tạo ra những tồn dư kháng sinh trong thực phẩm rất lớn. Người dân ăn thực phẩm mỗi ngày cũng là ăn cả kháng sinh, lâu dần dẫn đến tình trạng cơ thể kháng thuốc kháng sinh mà không biết tại sao”.

Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh.

Thời gian gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quy định về các loại kháng sinh được sử dụng, bị hạn chế hay cấm sử dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, theo Giáo sư Đậu Ngọc Hào, Hội Thú y Việt Nam: “Trong thực tế, việc mua bán thuốc kháng sinh ở Việt Nam quá tự do, chưa kiểm soát được người chăn nuôi nên kháng sinh đang được sử dụng tràn lan trong chăn nuôi từ heo, gà, trâu, bò đến thủy sản mà chưa có biện pháp hữu hiệu nào, chủ yếu trông chờ vào sự tự giác của người chăn nuôi”. Vì lợi nhuận, không ít trang trại sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh cấm, trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm còn do bảo quản thực phẩm gia súc, thủy sản nuôi (tôm, cá), hải sản (cua, mực, bạch tuộc, ghẹ) và thủy sản khô các loại trong quá trình vận chuyển, lưu trữ trên phạm vi cả nước.

Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, tùy từng loại, sẽ gây hại tức khắc, như dị ứng đối với người nhạy cảm kháng sinh. Tiếp theo, khi tồn dư kháng sinh tạo ra thể vi khuẩn kháng thuốc sẽ gây khó khăn trong công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Một số loại kháng sinh như: Dexametazon, tetracyclin có tác dụng tăng trọng, nếu con người ăn phải sẽ tăng hiện tượng đồng tính luyến ái, gây ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim và có khả năng gây đột biến.

"Cuộc chiến" cần sự chung tay

Tác hại như vậy, nhưng bằng mắt thường người tiêu dùng không thể biết được thực phẩm có tồn dư kháng sinh. Cuộc đấu tranh chống sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn hết sức phức tạp. Khi thuốc cũ không có tác dụng, thuốc kháng sinh mới chưa có, vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ trở thành đại dịch. Mỗi năm thế giới vẫn đang tiêu tốn nhiều tỷ đô-la để tìm ra những kháng sinh mới. Giới chức y tế và các nhà khoa học Mỹ thông báo, siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh đã xuất hiện tại Mỹ. Bác sĩ Lốc-ki Oai (Lokky Wai), đại diện WHO tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo: "Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây tử vong".

Phó giáo sư Vũ Đình Tôn cho biết: “Để cải thiện chất lượng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cũng như tránh được tình trạng kháng kháng sinh cho người thì trước hết phải bắt đầu từ người chăn nuôi. Cần phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết cho họ về mặt lợi của kháng sinh và mặt hại của việc dùng kháng sinh không đúng loại, liều lượng, thời gian. Tiếp đó, cần quản lý, kiểm soát được việc mua bán kháng sinh, việc sử dụng kháng sinh tại các cơ sở chăn nuôi. Đồng thời, phải thanh tra nghiêm ngặt, thường xuyên, tạo sự công bằng trong chăn nuôi và có chế tài đủ sức răn đe, tiến tới cần có luật chăn nuôi. Duy trì đường dây nóng và động viên, khen thưởng kịp thời người phát hiện ra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm. Bên cạnh đó, đầu tư thiết bị, kỹ năng cho các phòng thí nghiệm để phát hiện nhanh, chính xác những mẫu tồn dư kháng sinh”.

Giáo sư Đậu Ngọc Hào đề xuất: “Về lâu dài, để phát triển chăn nuôi cần xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ để phòng, chống dịch bệnh và lây lan vi khuẩn. Nên tìm các thảo dược hay chế phẩm từ những vi khuẩn có lợi để thay thế kháng sinh. Thắt chặt việc mua bán kháng sinh tự do theo hướng chỉ bán kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ, tiến tới chỉ sử dụng kháng sinh với mục đích chữa bệnh. Đồng thời, cũng cần chấn chỉnh hoạt động của lò mổ, nơi dễ lây nhiễm vi sinh vật; phải ngăn chặn tận gốc tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản; truy xuất từ lò mổ tới cơ sở chăn nuôi, tới nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các cơ sở nhập khẩu kháng sinh”.

Theo một lãnh đạo Cục Chăn nuôi thì “có thể năm 2018, Việt Nam sẽ ngừng cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi”. Đây có thể là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, ngoài cơ quan chức năng, rất cần sự chung tay của mỗi cán bộ y tế, người dân, người chăn nuôi và toàn thể cộng đồng cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm. Đối với người tiêu dùng, để hạn chế rủi ro, nên tự trang bị những kiến thức nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chọn mua thực phẩm chăn nuôi tại các cơ sở uy tín.

Bài và ảnh:KIM DUNG

Đáp án: C. 7 – 10 ngày

Giải thích: Phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ thịt vật nuôi từ 7 – 10 ngày – SGK trang 112

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Thịt heo tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng

Hơn 43% mẫu thịt heo được kiểm nghiệm tại TP HCM có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép

  • Thịt bò Úc ngập thị trường

  • Thịt heo, trứng gà đồng loạt giảm giá 5 - 10%

Đây là hệ quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi mà người tiêu dùng phải gánh chịu vì không thể nhận biết bằng mắt thường.

Thịt dính “độc” từ các tỉnh đưa về

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trong đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.

Cụ thể, khi lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt (30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm) từ TP HCM và các tỉnh đem về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng phát hiện 13/30 mẫu thịt heo (tỉ lệ 43,33%) có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và 1/30 mẫu thịt gia cầm (3,33%) có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.

Rất khó nhận biết thịt heo nhiễm kháng sinh bằng mắt thường

Về xét nghiệm kiểm tra độ tươi, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra giám sát 1.349 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, điểm kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, siêu thị, chợ lẻ và thịt từ các tỉnh đưa về qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông (thuộc Chi cục Thú y TP HCM) và chợ đầu mối nông sản thực phẩm. Kết quả cho thấy mẫu thịt tươi tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố có tỉ lệ không đạt yêu cầu về vi sinh chiếm tới gần 30%.

Nguy hại với người dùng

Về nguyên nhân, ông Trầm Quốc Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi, TP HCM), cho biết việc tồn dư kháng sinh trong thịt là do tình trạng lạm dụng kháng sinh ở một bộ phận người chăn nuôi.

Cụ thể, về lý do dinh dưỡng, một số nhóm kháng sinh đưa vào cùng thức ăn với liều lượng thấp sẽ hỗ trợ tiêu hóa, kích thích tăng trưởng, tăng trọng. Đây là kỹ thuật được phép trong chăn nuôi nhưng người nuôi phải ngưng thuốc trước khi xuất chuồng (7 ngày, 14 ngày, tùy theo nhóm thuốc).

Kháng sinh cũng được dùng trong việc phòng và điều trị bệnh cho heo nhưng người nuôi không thực hiện đủ thời gian ngưng thuốc trước khi xuất bán nên nó không đào thải hết mà tồn dư vào máu, thịt.

Thực trạng này cũng gây khó cho người nuôi heo an toàn do họ không đủ năng lực trong việc giết mổ và phân phối dẫn đến việc heo sạch qua thương lái bị lẫn lộn với các nguồn thịt không được kiểm soát.

Theo PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức, Trường ĐH Y Dược TP HCM, việc dùng kháng sinh không phải để trị bệnh mà với mục đích thúc cho vật nuôi mau lớn là vấn đề nhức nhối trong chăn nuôi toàn cầu, không riêng đối với Việt Nam.

Đáng nói là việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hết sức tùy tiện dẫn đến tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi. Người tiêu dùng ăn thịt này thì hấp thụ luôn kháng sinh nên rất có hại cho sức khỏe do dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh (lờn thuốc).

“Nguyên tắc sử dụng kháng sinh là phải đúng chỉ định (liều lượng, thời gian) thì mới giết được vi khuẩn sinh mầm bệnh nên khi kháng sinh được đưa vào cơ thể một cách tùy tiện thì không còn tác dụng giết chết vi khuẩn nữa. Người tiêu dùng sau này mắc các bệnh do nhóm vi khuẩn này gây ra mà sử dụng thuốc thông thường sẽ không có tác dụng” - ông Đức nói.

Đáng lo là thịt có tồn dư kháng sinh không dễ được nhận biết bằng mắt thường. Do đó, chỉ có cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi mới đủ công cụ để kiểm soát từ gốc, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Gia tăng số vụ vi phạm

Trong tháng 7-2014, lực lượng chức năng đã xử lý 301 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thú y với tổng số tiền 598,2 triệu đồng (tăng 119,7% trường hợp và 112,1% số tiền phạt so với tháng trước), tang vật tiêu hủy 8,8 tấn thịt các loại (tăng 600% so tháng trước). Trong đó, riêng tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức đã xử phạt vi phạm hành chính 25 trường hợp với số tiền 70,9 triệu đồng (tăng 92,3% trường hợp và tăng 104,3% số tiền phạt so với tháng trước), tang vật tiêu hủy trên 5,1 tấn thịt.

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Video liên quan

Chủ đề