Vệ yến uyển là ai

Trong bộ phim Diên Hi công lược, nhiều khán giả từ Trung sang Việt đều ngưỡng mộ trước mối tình giữa Càn Long Đế và Lệnh Phi Ngụy Anh Lạc. Vì vậy, không ít người cho rằng, chắc hẳn tình yêu mà Càn Long dành cho Lệnh phi trong lịch sử cũng sẽ dào dạt như trong phim.

Thế nhưng, trong bộ phim Hậu cung Như Ý truyện, hoàng đế Càn Long tuy có sủng ái Lệnh Phi Vệ Yến Uyển nhưng mọi hậu đãi đều là do Yến Uyển bất chấp thủ đoạn, giẫm đạp lên những người khác để trèo lên, thậm chí là cả mạng sống của mẹ đẻ. Để đến khi mọi tội ác của Lệnh Phi Vệ Yến Uyển bị phơi bày, Càn Long đế đã hành hạ cô hết sức tàn nhẫn.

Nhân vật Lệnh Phi trong Hậu cung Như Ý truyện (trái) và Diên Hi công lược.

Mỗi ngày đều cho uống thuốc độc, khiến cô đau đớn tột cùng, sau đó cho uống thuốc giải để giữ lấy hơi thở tàn. Ngày qua ngày trong suốt 10 năm, Vệ Yến Uyển đều bị hành hạ như vậy. Cho đến khi Càn Long nhường ngôi cho Thập ngũ A ca Vĩnh Diễm, con trai của Lệnh Phi, Càn long mới xuống tay đoạt đi mạng sống của Vệ Yến Uyển - người từng hầu hạ và sinh cho ông tới 6 người con - để giữ thể diện cho Hoàng đế tương lai.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt lớn đến vậy về mối quan hệ giữa Càn Long và Lệnh Phi trong hai bộ phim hay chỉ đơn giản rằng nhân vật Lệnh Phi một bên là “con đẻ” và một bên là “con ghẻ” của các nhà làm phim? Thực chất mối quan hệ giữa Càn Long đế và Lệnh Phi trong lịch sử vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi cho các nhà sử gia Trung Quốc.

Càn Long cưng chiều Lệnh Phi hết mực

Nói về mối quan hệ này, nhiều sử gia nói rằng nhìn cách Càn Long Đế tổ chức tang lễ cho Lệnh Phi, thời kỳ sinh nở liên tiếp của bà và đặc biệt là việc Càn Long lập con trai Thập ngũ A Ca lên làm vua, là biết Càn Long đế yêu thương vị phi tần như thế nào.

Lệnh Phi Ngụy thị lúc mới nhập cung chỉ là một cung nữ thấp cổ bé họng nhưng 6 năm sau, bà đã được Càn Long đế sắc phong làm Quý nhân. Sau khi chuyển mình từ nô tì thành chủ tử, Ngụy thị từng bước từng bước đi lên vị trí Hoàng quý phi, cai quản lục cung và khi qua đời được truy phong làm Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.

Sự yêu thương của Càn Long dành cho Lệnh Phi còn thể hiện qua việc sủng hạnh liên tục, cũng nhờ đó mà bà liên tiếp mang thai và sinh hạ cho Càn Long Đế 2 công chúa, 4 hoàng tử. Cụ thể, từ năm 1756 đến năm 1760, bà mang thai 5 lần, sinh được 2 công chúa và 2 hoàng tử, một lần không may bị sảy thai. Năm 1762, bà sinh Hoàng thập lục tử và năm 1766, bà sinh hạ Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân ở độ tuổi 39.

Năm 1765, Kế Hoàng hậu Na Lạp thị đột ngột bị thất sủng, bị giam lỏng trong cung. Lúc này, Lệnh Phi được sắc phong làm Hoàng quý phi, cai quản lục cung.

Khi qua đời ở tuổi 49, Càn Long đế còn ngừng thiết triều 5 ngày, để tang Lệnh Phi. Lượng văn vật bồi táng của bà còn được thêm 18 kiện so với đãi ngộ thông thường dành cho Hoàng quý phi khi tổng cộng có tới 76 kiện, chỉ kém 1 kiện so với Hoàng hậu. Bên cạnh đó, Lệnh Ý hoàng quý phi là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng cùng với Càn Long tại địa cung.

Nhiều nhà sử gia còn cho rằng, sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất là vào năm Càn Long thứ 60 (1795), khi ông lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.

Lệnh Phi không phải là người Càn Long yêu nhất

Ngoài ý kiến đó, nhiều nhà sử gia khẳng định rằng, trong 3 vị Hoàng hậu, Càn Long yêu Phú Sát Hoàng hậu nhất, không yêu Kế Hoàng hậu còn Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu thì không rõ ông có yêu hay không. Thậm chí, có người còn hoài nghi Càn Long đế sủng ái Lệnh Phi chỉ là do cái bóng của Phú Sát Hoàng hậu.

Nhiều người cho rằng Càn Long sủng ái Lệnh Phi là do vương vấn hình bóng của Phú Sát Hoàng hậu. Chân dung của Lệnh Phi (trái) và Phú Sát Hoàng hậu (phải) trong lịch sử.

Nhiều người cho rằng Càn Long sủng ái Lệnh Phi là do vương vấn hình bóng của Phú Sát Hoàng hậu. Chân dung của Lệnh Phi (trái) và Phú Sát Hoàng hậu (phải) trong lịch sử.

Bởi lẽ, khi nhập cung, Lệnh Phi tuy thân phận là cung nữ nhưng Ngụy thị cũng có gia thế nhất định trong các nữ tử Bao y, nên có thể bà được trở thành cung nữ thân cận của Hiếu Hiền Hoàng hậu, do đích thân vị Hoàng hậu này chỉ bảo. Vì vậy, không loại trừ khả năng Càn Long sủng ái Lệnh Phi là do người ông từng yêu thương nay được “tái sinh” trong cô gái Ngụy thị. Để rồi đến khi Lệnh Phi qua đời và được truy Hậu, Càn Long đế cũng lấy lý do bồi hầu Hiếu Hiền Hoàng hậu phụ địa cung.

Bên cạnh đó, Càn Long có hành động phân biệt đối xử khá kỳ quặc với vị Lệnh Phi này. Theo luật lệ của nhà Thanh, sắc phong một vị phi tần nào đó lên Quý phi sẽ được ra chỉ dụ tế cáo Thái miếu (như đã làm với Nhàn Quý phi, Thuần Quý phi, Gia Quý phi), nhưng đến Lệnh Phi lễ sắc phòng này bị dẹp bỏ.

Ngược lại, vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Khánh Quý phi được sắc phong, Càn Long vẫn ra chỉ dụ tế cáo Thái miếu như thường lệ. Câu hỏi được đặt ra là Càn Long sủng ái Lệnh Phi vậy tại sao không dành những nghi lễ trang trọng như theo quy định cho phi tử của mình?

Đỉnh cao của sự nghi ngờ về tình cảm của Càn Long đối đãi với Lệnh Phi thể hiện qua vị trí Hoàng quý phi của Ngụy Giai thị mang trên người ròng rã suốt 10 năm. Theo luật lệ Thanh triều, Hoàng đế có thể lập tân hậu sau khi mãn tang vị Hoàng hậu cũ 3 năm. Thế nhưng, Lệnh Phi lại mang danh Hoàng quý phi suốt 10 năm và chỉ đến khi qua đời, con trai lên ngôi vua mới được truy phong làm Hoàng hậu.

Tuy nhiên, đến lúc nhắm mắt xuôi tay, được con đẻ truy phong danh Hoàng hậu, Lệnh Ý Hoàng quý phi cũng không được nhận trọn vẹn những ân huệ như luật lệ. Theo ân điển của một Hoàng hậu được truy phong, thần vị của bà nên có ở Thái miếu và cử hành nghi lễ tế cáo đất trời. Nhưng cuối cùng, Càn Long vẫn nhất quyết đặt thần vị của Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu ở điện Phụng Tiên, chứ không được đưa vào Thái miếu, mặc dù được các đại thần đề nghị.

Còn lý giải về việc Càn Long chọn con trai của Lệnh Phi là Thập ngũ A ca Vĩnh Diễm lên ngôi Hoàng đế là vì tình yêu của ông đối với Lệnh Phi, nhiều sử sách ghi lại rằng chẳng qua lúc này Càn Long đế không còn lựa chọn nào tốt hơn, bởi vì các con của ông lúc này người qua đời từ sớm, người bị thương tật, kẻ không có chí tiến thủ.

Bên cạnh đó, Càn Long chọn Vĩnh Diễm vì vị Hoàng tử này rất hiếu thảo, nhất nhất nghe theo lời ông, nên khi Càn Long nhường ngôi lui về làm Thái Thượng Hoàng, ông vẫn có thể nằm quyền lực trong tay, biến Gia Khánh đế (Vĩnh Diễm) làm một vị Hoàng đế bù nhìn, có danh nhưng không có thực. Cũng vì đó mà trong giai đoạn này, triều Thanh tồn tại cùng lúc “hai vị hoàng đế” và được sử gọi là biện pháp “Huấn chính”.

Còn về việc truy phong Lệnh Ý Hoàng quý phi làm Hoàng hậu và có thêm 18 kiện bồi táng là do Càn Long đế muốn giữ thể diện cho vị Hoàng đế tương lai. Bởi lẽ, Lệnh Phi xét cho cùng cũng chỉ xuất thân từ một cung nữ có địa vị thấp kém, không có gia thế hiển hách chống lưng như các vị phi tần khác.

Tóm lại, mối quan hệ giữa Càn Long đế và Lệnh Ý Hoàng quý phi vẫn còn là một ẩn số gây ra nhiều tranh cãi đối với các nhà sử gia.

Theo Phương An/Saostar

Kỹ thuật diễn xuất của các diễn viên trong Hậu cung Như Ý truyện rất tốt. Những sự kiện trong phim đều được đầu tư hết sức kĩ lưỡng. Câu nói: “Sự khác biệt phản ánh qua từng chi tiết nhỏ” dành cho bộ phim quả thực không sai chút nào. Như Ý truyện chính là cơn sốt truyền hình trong mùa Thu-Đông 2018 khi quy tụ dàn diễn viên đỉnh và những tình tiết hấp dẫn.

Chúng ta đều biết Kế Hậu Như Ý (Châu Tấn) trong bộ phim là một nhân vật có số phận bi thảm. Cô hết lần này đến lần khác bị Lệnh Phi Vệ Yến Uyển (Lý Thuần) hãm hại, cuối cùng, Kế Hậu còn phải chịu cảnh cô độc cuối đời trong thâm cung.

Nói về Lệnh Phi Vệ Yến Uyển, cô nàng đích thực là một nhân vật đáng gờm trong hậu cung. Chỉ dựa vào ngoại hình có vài nét tương đồng với Như Ý, Yến Uyển đã tranh đấu không khoan nhượng để từ một tiểu cung nữ của Tân Giả khố, cô từng bước từng bước trèo lên vị trí Hoàng quý phi cao quý. Cái đầu đầy mưu mô cùng một trái tim sục sôi dã tâm; ý chí kiên cường trong hoàn cảnh khắc nghiệt là những yếu tố quyết định sự thành công của Hoàng quý phi Vệ thị.

Trước khi đến với mục đích chính của bài viết - tìm ra ẩn ý khi Hoàng thượng ban thụy hiệu “Lệnh Ý” cho Vệ Yến Uyển dù cô đã gây ra nhiều điều ác - chúng ta cần phải nhìn qua về cuộc đời của Yến Uyển. Ngay từ những tập đầu tiên, Yến Uyển đã xuất hiện trước mắt khán giả trong hình ảnh một cô gái nhiều toan tính. Làm việc tại Tứ Chấp khố (nơi quản lí việc giặt giũ trong cung) quá khổ cực, cô hi vọng bản thân có thể đổi đời bằng cách đến hầu hạ những vị chủ tử cao quý. Cô đã bỏ ra rất nhiều tâm sức mới có thể đạt được ước nguyện này.

Thế nhưng, “diễm phúc” được hầu hạ một chủ tử như Gia Phi Kim Ngọc Nghiên lại tàn khốc đến cùng cực. Nó đã trở thành động lực thôi thúc Yến Uyển phải có được cơ hội trở thành phụng hoàng một lần trong đời. Và sau đó, đúng như ý nguyện, cô trở thành một phi tần của Càn Long tại Vĩnh Thọ cung - Lệnh Phi Vệ thị.

Trở thành Lệnh Phi là một bước ngoặt trong đời, nó đòi hỏi Yến Uyển phải tự lột xác chính mình. Cô trở nên độc ác, mưu mô đến độ đôi khi cô cũng không nhận ra bản thân trước gương. Và cái đích sau cùng của cô, ngôi vị Hoàng hậu, lại càng đòi hỏi cô phải thâm độc hơn nữa. Từ đó, Yến Uyển tìm mọi cách triệt hạ Kế Hậu Như Ý để trải đường cho bản thân trong tương lai.

Vu khống cho Như Ý có gian díu với Lăng Vân Triệt, Yến Uyển đã đẩy anh chàng thanh mai trúc mã của mình vào chỗ chết, biến Hoàng hậu thành cái gai trong mắt Hoàng thượng. Yến Uyển tiếp tục khuấy động ván cờ của mình bằng chiêu trò lợi dụng Điền Vân Giác hại chết Vĩnh Kì, con trai nuôi của Hoàng hậu và con ruột của Du Phi Hải Lan. Đây chỉ là một phần trong số những tội ác kinh điển của Lệnh Phi.

Hải Lan (Trương Quân Ninh) luôn xem Vĩnh Kì và Như Ý là hai người quan trọng nhất trong cuộc đời nên khi nhìn thấy hai người này lần lượt sa bẫy của tiểu nhân Yến Uyển, Hải Lan quyết định phải trả thù Yến Uyển bằng mọi giá. Sau đó, Hải Lan nhẫn nhịn nhiều năm để tìm đủ tội chứng của Vệ Yến Uyển, chuẩn bị cho kế hoạch phục thù của mình.

Hải Lan dựa vào chiếc nhẫn Hồng Bảo Thạch mà Lăng Vân Triệt để lại trước khi chết để chỉ chứng Vệ thị, lúc này đã trở thành Hoàng quý phi. Từ sự kiện này, Hoàng thượng đã ngộ ra những sai lầm mình gây ra cho Như Ý trong nhiều năm. Chỉ có trừng trị Hoàng quý phi một cách nặng nề mới giúp Càn Long cởi bỏ một phận tội lỗi trong lòng mình. Hoàng thượng ban cho Hoàng quý phi uống thuốc độc, giày vò cô suốt quãng đời còn lại ở Vĩnh Thọ cung.

Mưu tính cả một đời cuối cùng chỉ đổi lại sự lãnh khốc của Hoàng thượng và lục cung có đáng chăng Hoàng quý phi Vệ thị? Đánh mất tình yêu thanh mai trúc mã tươi đẹp vì một tương lai tăm tối như vậy liệu có đáng chăng Vệ Yến Uyển?

Vệ Yến Uyển đi sai một bước khiến cho bản thân rơi xuống đáy của vực sâu tội đồ. Cuối đời, Hoàng quý phi chỉ biết ôm lấy những kỉ niệm huy hoàng của mình trong thâm cung lạnh lẽo. Tuy vậy, Hoàng đế Càn Long vẫn truy phong cho cô là Lệnh Ý Hoàng quý phi sau khi cô qua đời.

Đoàn phim khẳng định tiếng “Ý” trong thụy hiệu “Lệnh Ý” được đặt theo tên của Hoàng hậu Như Ý. Càn Long truy phong thụy hiệu “Lệnh Ý” cho Vệ Yến Uyển chính vì muốn cô phải chịu sự khinh rẻ khi bản thân tranh đấu cả đời, cuối cùng cũng chỉ đổi lại vị trí là bản sao của người khác.

Tuy ghét bỏ Hoàng quý phi Vệ thị nhưng Càn Long vẫn phải truy phong cho cô làm Hoàng quý phi để giữ lại thể diện cho Vĩnh Diễm, người con chung giữa người và Vệ thị. Trong phim, Hoàng thượng cũng từng truy phong cho Tuệ Hiền Hoàng quý phi, Thục Gia Hoàng quý phi và Thuần Huệ Hoàng quý phi dù trong lòng rất chán ghét họ.

Đây chỉ là cách tổ biên kịch của bộ phim giải thích cho thuỵ hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi của Vệ thị mà thôi. Còn trong lịch sử, Càn Long vì sao truy phong cho Nguỵ thị là Lệnh Ý Hoàng quý phi có lẽ chỉ có ông mới hiểu rõ. Và hơn hết, Kế Hậu Huy Phát Na Lạp thị của Càn Long đế không được sử sách ghi lại khuê danh nên việc đặt thuỵ hiệu “Lệnh Ý” cho Hoàng quý phi Nguỵ thị theo tên Hoàng hậu là một tình tiết hoàn toàn hư cấu.

Bộ phim đã gần đến hồi kết, các khán giả trung thành đừng bỏ qua bất kì tình tiết nào nhé!

Video liên quan

Chủ đề