Ví dụ về giáo dục trí tuệ cho trẻ

Nếu ba mẹ không muốn con tiếp xúc nhiều với trò chơi điện tử, thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại để giải trí thì có thể cho con chơi các trò chơi trí tuệ vừa mang tính giáo dục, vừa hấp dẫn, giúp trẻ phát triển não bộ và kỹ năng xã hội. Trò chơi trí tuệ không chỉ giúp con tránh xa các những cách giải trí không lành mạnh mà còn hiệu quả để gắn kết ba mẹ và con cái.

1. Trò chơi trí tuệ là gì?

Trẻ thông minh sớm khi tiếp xúc với trò chơi trí tuệ đúng cách

Theo định nghĩa của trang Sức khỏe Đại học Harvard, trò chơi trí tuệ là những trò chơi kích thích tư duy của não bộ trong đó người chơi trực tiếp tương tác với nhau mà không thông qua sự hỗ trợ của thiết bị điện tử nào. Ví dụ như cờ vua, giải đố ô chữ, Sudoku,..

Trò chơi trí tuệ có ý nghĩa đặc biệt cho sự hình thành và phát triển và trí tuệ của trẻ trong những năm tháng tuổi thơ. Nó quyết định xu hướng của tư duy, định hình tính cách, quyết định sở thích hay đam mê và có thể ảnh hưởng đến con đường trưởng thành của bé sau này.

Khi lựa chọn cho bé trò chơi trí tuệ, ba mẹ cần cân nhắc tính cách, sở thích, giới tính của con để trò chơi đó thực sự có ích với con. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm như:

  • Trò chơi dành cho bé mấy tuổi?

  • Tác dụng của trò chơi là gì? Tăng cường trí tuệ (trí tuệ logic, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ nghệ thuật, trí tuệ giác quan) hay tăng cường cảm xúc, kỹ năng?

  • Cách chơi trò chơi như thế nào?

  • Tính an toàn của trò chơi?

Trò chơi phải thực sự phù hợp thì mới hấp dẫn với trẻ và phát huy được lợi ích của nó. Nếu không, không những ba mẹ tốn kém, lãng phí đồ chơi mà bé cũng không được kích thích phát triển trí tuệ.

Xem thêm: Những sai lầm của ba mẹ khi chọn đồ chơi trí tuệ cho con

2. Lợi ích của trò chơi trí tuệ với trẻ mầm non

Bé hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống từ trò chơi trí tuệ

Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong trò chơi trí tuệ, trẻ sẽ gặp phải những tình huống buộc phải đưa ra phán đoán, tìm và lựa chọn cách giải quyết để giành chiến thắng. Dù cách làm của trẻ hiệu quả hay chưa thì cũng đã thể hiện được rằng trẻ có suy nghĩ, có tư duy, biết sắp xếp và giải quyết vấn đề.

Đây là kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Có những tình huống trong trò chơi có thể áp dụng vào giải quyết câu chuyện trong thực tế. Trẻ sẽ trở nên tự tin đối diện, nhanh nhạy hơn khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Rèn luyện khả năng ghi nhớ

Có một số trò chơi buộc bé phải nhìn nhanh và nhớ nhanh như quan sát tranh và kể lại các chi tiết trong tranh, xem hình ảnh và ghép lại tranh hay sudoku,... Kỹ năng ghi nhớ sẽ rất có ích cho quá trình học tập của bé sau này. Bé có khả năng ghi nhớ thông tin nhanh, nhiều. Ngoài ra, bé còn có thể phân biệt hay nhận biết những người, vật, sự việc đã từng tiếp xúc trong thời gian ngắn. Điều này rất có ích trong cuộc sống.

Kích thích tư duy trừu tượng, tưởng tượng, sáng tạo

Trò chơi trí tuệ thường được thiết kế với hình thù, màu sắc đa dạng, kích thích tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Ví dụ với trò chơi tưởng tượng hình khối: ba mẹ thử thách con nhắm mắt và yêu cầu tưởng tượng ra một hình nào đó như hình tròn, hình vuông, tam giác,... rồi vẽ lên giấy. Nếu kết quả bé vẽ ra càng đúng thì tức là khả năng tập trung, quan sát của bé càng cao. Tư duy trừu tượng, tưởng tượng, sáng tạo cũng sẽ giúp bé giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách mới mẻ, hay ho.

Trò chơi trí tuệ giúp bé có tư duy sáng tạo, giàu trí tưởng tượng

Rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội

Thông qua các trò chơi, trẻ gần gũi, giao tiếp cởi mở cùng với mọi người. Bé tự tin thể hiện khả năng của bản thân thông qua những lần thách đấu, giải mã trò chơi cùng người chơi với mình. Điều này cũng sẽ giúp bé dễ hòa đồng, làm quen với mọi người ở môi trường mới.

Phát triển tư duy toán học và khả năng ngôn ngữ

Bé sẽ trở nên nhạy bén, nhanh nhạy hơn với những con số, con chữ qua trò chơi trí tuệ. Ví dụ như trò chơi cờ vua, sudoku, rubik,... Khi chơi những trò này, trẻ không chỉ nhanh nhạy với con số mà còn rèn luyện trí thông minh logic, kiên nhẫn và tập trung. Hay trò chơi ghép chữ (Srabble) với nhiệm vụ cho người chơi là nhặt bất kì một miếng gỗ và ghép thành từ có nghĩa sẽ giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ của mình. Tư duy toán học và khả năng ngôn ngữ là hai kỹ năng giúp não trái của bé phát triển và nhanh nhạy hơn, bé thông minh hơn khi học các môn tự nhiên và xã hội.

Tạo hứng thú cho trẻ khám phá

Vì trò chơi trí tuệ có tính năng giúp bé phát triển tư duy nên chúng không phải là trò chơi tĩnh, mặc định một quy tắc chơi. Ngược lại, các loại đồ chơi này tạo cho bé cơ hội sử dụng linh động, tưởng tượng và khám phá thêm nhiều cách chơi khác nhau. Từ đó bé sẽ không còn cảm thấy nhàm chán với trò chơi mà luôn cảm thấy hứng thú khi khám phá những điều thú vị từ những trò chơi trí tuệ đó.

Thông qua hoạt động học mà chơi, đặc biệt với những trò chơi trí tuệ, trẻ có thể tự tin thể hiện hết khả năng của mình và phát triển não bộ ngày càng toàn diện. Vì vậy, khi bước vào độ tuổi mầm non, bắt đầu có khả năng nhận biết, ba mẹ hãy cho bé chơi trò chơi trí tuệ nhiều hơn nhé.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘI và TP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Những trò chơi như xếp hình, vẽ theo tưởng tượng  hay tự làm những đồ dùng từ thùng carton cũ rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ

Xếp hình phát triển tư duy toán học

Không trò chơi nào có thể dạy con bạn về toán học tốt hơn các trò chơi về kích cỡ và hình khối. Một cách thật đơn giản để giới thiệu cho trẻ về khái niệm kích cỡ và hình khối là phân loại đồ vật. Trò xếp hình là một ví dụ, cách chơi khá đơn giản, cha mẹ hãy bày những hình khối gỗ theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại rồi dạy bé phân biệt khối nào lớn hơn, giải thích cho bé biết lý do tại sao và đặt câu hỏi xem bé đã nhận biết được hay chưa. Khi bé phân biệt được kích cỡ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé sắp xếp hình khối theo từng hình dạng (hình vuông, hình tròn hay hình tam giác …)  giúp trẻ nhận biết hình ảnh một cách tốt hơn. Mỗi ngày vừa chơi cha mẹ lại dạy cho trẻ một ít. Cứ như thế, trẻ sẽ có những khái niệm cơ bản về toán học từ lúc nào không hay.

Ví dụ về giáo dục trí tuệ cho trẻ

Xếp hình là một trong những trò chơi phát triển trí tuệ tốt nhất cho trẻ

Sáng tạo với thùng carton

Ngoài những trò chơi phát triển tư duy toán học cho trẻ, cha mẹ hãy cho bé chơi những trò kích thích khả năng sáng tạo. Những trò chơi với thùng carton cũng là một gợi ý hay. Lấy ví dụ cha mẹ có thể dạy bé làm robot carton bằng cách chuẩn bị hai hộp bìa cứng, một cho cơ thể của bé và một cái nhỏ hơn cho đầu bé. Khoét lỗ với hộp ở đầu để bé có thể quan sát và thở được. Với hộp phía dưới, hãy khoét lỗ để bé có thể đi lại và thò tay ra ngoài. Với thùng carton cha mẹ cũng có thể dạy trẻ làm một căn nhà bằng carton và trang trí nhà bằng giấy thủ công và màu nước.

Ví dụ về giáo dục trí tuệ cho trẻ

Cha mẹ nên chơi cùng bé để bé cảm nhận được sự yêu thương

Vẽ trên giấy những điều trẻ nghĩ

Trẻ thường thích vẽ những gì chúng thấy và suy nghĩ, về gia đình, cha mẹ, ông bà hay cảnh vật, thậm chí là những hình ảnh nguệch ngoạc. Khi vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như cảm nhận về thế giới. Tuy nhiên đối với trẻ mới chơi trò vẽ tranh, cha mẹ chỉ nên cho con làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần. Không nên cho bé làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt. Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.

Chơi trò chơi tư duy

Chơi cờ, giải ô chữ, câu đố… đều có tác dụng kích thích não bộ hoạt động và rèn luyện để thực hiện các bài tập về tinh thần. Các trò chơi thông dụng như  Sudoku, xếp hình  có thể giúp trẻ cảm thấy vui trong khi vẫn thúc đẩy tư duy trẻ phát triển. Hãy luôn chuẩn bị trong nhà những bài tập cho trí não như thế và thử thách con hoặc cùng con giải quyết.

Kể chuyện với nhạc nền

Các bé đều thích nghe cha mẹ kể chuyện. Bạn có thể kích thích trí tuệ của con và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của bé bằng cách ghi âm chính giọng nói của mình hay sưu tập một đĩa CD về kể chuyện theo nhạc. Ban đầu, cha mẹ hãy tìm những câu chuyên đơn giản lồng với nhạc không lời. Cha mẹ không cần kể câu chuyện chính xác, có thể thêm thắt một chút, thay đổi nhân vật chính (bằng tên của bé). Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con tự sáng tác thêm các tình tiết nếu bé thích. Không chỉ bé thích thú, chính cha mẹ sẽ bất ngờ vì âm nhạc sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho câu chuyện của mình.

Từ những trò chơi vui vẻ, kiến thức và tư duy sẽ có môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển giúp bé thông minh hơn. Học qua trò chơi là môi trường giáo dục dễ tiếp thu nhất dành cho các bé.