Ví dụ về nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

Trong đời sông hàng ngày, việc sử dụng các từ “tên thương mại”, “nhãn hiệu” và “thương hiệu” rất phổ biến. Trong nhiều trường hợp các danh từ này được sử dụng thay thế nhau để cùng chỉ một khái niệm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu những thuật ngữ này dưới góc độ pháp lý chúng ta sẽ thấy sự khác nhau đặc thù:

– Tên thương mại: Tên thương mại được định nghĩa trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi bổ sung 2009 và 2019) như sau:“Tên thương mại là tên gọi chung của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. 

Tên thương mại phải là tập hợp các chữ cái, có thể có cả chữ số, phải phát âm được, bao gồm hai thành thần: phần mô tả và phần phân biệt. Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa, có thể để mô tả loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại, phần phân biệt y như tên gọi là thành phần để phân biệt tên thương mại.

Ví dụ như tên thương mại: Công ty TNHH Kinh đô và Công ty TNHH Hải Hà cùng kinh doanh trong sản phẩm bánh kẹo và cùng kinh doanh ở khu vực là địa bàn tp Hà Nội. Hai tên thương mại này có cùng phần mô tả nhưng khác phần phân biệt vì vậy vẫn có thể phân biệt các tổ chức kinh doanh. 

Căn cứ xác lập của tên thương mại là thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh và không yêu cầu đăng ký. 

– Nhãn hiệu: Nhãn hiệu được định nghĩa bởi pháp luật Việt Nam tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009 và 2019) như sau: “Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.” Định nghĩa này trùng với định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về nhãn hiệu. 

Nhãn hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, chỉ được bảo hộ khi đăng ký bảo hộ theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền. Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu với các nhóm sản phẩm khác nhau, hoặc theo từng thời kỳ kinh doanh.

Ví dụ các nhãn hiệu của các dòng sản phẩm của Honda về xe máy Wave bao gồm: Wave, Wave RX, Wave SX… đều thuộc chủ sở hữu là hãng Honda. Doanh nghiệp khi đăng ký nhiều nhãn hiệu nhằm bảo hộ các ý tưởng nhằm phân biệt giữa các nhãn hiệu khác nhau và độ bao phủ cho thương hiệu của mình được rộng hơn.

Như vậy, khác với tên thương mại, nhãn hiệu có được sử dụng để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau, còn tên thương mại được sử dụng để phân biệt các chủ thể kinh doanh khác nhau trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. 

– Thương hiệu: Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Việt Nam không đưa ra định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Vingroup là một thương hiệu nhưng bao gồm nhiều nhãn hiệu khác nhau: Vinhomes, Vinmec, Vincom retail,….

Như vậy, thương hiệu là một khái niệm còn chưa được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định cũng như không được bảo hộ ở pháp luật Việt Nam. Ngược lại, nhãn hiệu và tên thương mại là các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Thương hiệu là khái niệm chỉ toàn bộ sự cảm nhận, nhận biết của người tiêu dùng về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu có thể bao gồm cả tên thương mại và nhãn hiệu (trong trường hợp doanh nghiệp có đăng ký bảo hộ cho tên thương mại và nhãn hiệu của mình). 

Một ví dụ có thể được tham khảo trong việc phân biệt Nhãn hiệu (trademarks) và thương hiệu (Brands) cụ thể là Apple. Apple là một thương hiệu nổi tiếng, được đánh giá là thương hiệu có giá trị cao nhất năm 2020 với giá trị 241 tỷ đô bởi Forbes. Tuy nhiên, Công ty Apple đăng kỹ nhiều nhãn hiệu cho mối sản phẩm, dịch vụ của họ: AirPlay Logo™,Apple Books™, AppleVision™,… Apple còn rất cẩn thẩn khi công khai list nhãn hiệu đã được bảo hộ của họ trên trang web của hãng.

Bài viết đã cung cấp một góc nhìn khái quát về sự khác biệt giữa ba khái niệm: tên thương mại, nhãn hiệu và thương hiệu. Qua đó, cung cấp một cái nhìn tổng quát giúp người đọc phân biệt ba khái niệm này. 

Nhãn hiệu và thương hiệu có gì khác nhau? Các mối liên hệ giữa nhãn hiệu và thương hiệu? Làm sao để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu giống nhãn hiệu, nhãn hiệu khác thương hiệu….hay cả hai là một. Việc đăng ký như thế nào?

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry… Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuấtThương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những “vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân”.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp Doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của Doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Theo định nghĩa trên có thể thấy một số khác biệt của nhãn hiệu và thương hiệu như sau:

Đầu tiên là trên phương diện pháp lý, hiện tại chỉ có thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là được người dùng công nhận

Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng…

Xét ở khía cạnh vật chất, nhìn vào tên gọi, logo thì khó phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

Tuy nhiên, nhãn hiệu (trademark) là một khái niệm pháp lý, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Trong khi đó, thương hiệu (brand) là không phải là một khái niệm pháp lý mà là khái niệm thương mại.

Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tạo nên hình ảnh của một doanh nghiệp và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp, truyền thông, quảng cáo hay marketing.

Trên thực tế, tồn tại những khẩu hiệu như “Xây dựng thương hiệu”, “Quảng bá thương hiệu” là nói đến giải pháp tổng thể để tạo dựng thương hiệu trên thị trường, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

Tại Việt Nam, chỉ có nhãn hiệu được quy định bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

Bài viết liên quan