Vị món ăn lào như thế nào

Đã đến với tour du lịch Lào nói riêng và đất nước Lào nói chung là không thể bỏ qua văn hóa ẩm thực nơi đây…Bạn không chỉ được thưởng thức thiên nhiên tuyệt vời với không khí trong lành, thanh tịnh, những ngôi chùa mang đầy vẻ huyền bí…mà còn được đắm chìm trong hương vị hấp dẫn của nhiều món ăn.

Vị món ăn lào như thế nào
KINH NGHIỆM DU LỊCH LÀO TỰ TÚC VỚI 6 TRIỆU/ NGƯỜI

Với nền ẩm thực lâu đời cùng với văn hóa, phong tục của người dân châu Á. Ẩm thực Lào cũng có những nét tương đồng với các nước lân cận. Tuy nhiên, dưới bàn tay chế biến của người dân nơi đây, các món ăn có nét tinh tế riêng biệt. Không ít du khách đều phải ngỡ ngàng trước những món ăn tưởng chừng như rất đơn giản đó, lại có thể đem lại mùi vị, cảm giác tuyệt vời đến thế.

Mỗi món ăn Lào, tên gọi, hương vị được tạo nên từ cốt cách, quan niệm, sự gần gũi và chan chứa tình cảm của người dân nơi đây. Bạn có thể chọn món xôi, phở Lào, rêu sông, gà nướng, lạp... ở bất cứ nơi đâu tại xứ sở Triệu Voi. Hãy ăn và cảm nhận sự lan tỏa của hương vị quyện trong tình cảm mà người Lào hiền hòa và tốt bụng đã tạo nên. Để rồi khi xa đất nước này, trong lòng mỗi người lại bâng khuâng nhớ về những món ăn riêng có nơi đây.

Xôi Lào

Xôi là món ăn quan trọng hàng ngày của người Lào. Trong các bữa tiệc, bữa cơm gia đình, người Lào thường ăn xôi. Ngày nay, nhiều gia đình đã có thói quen ăn cơm nhưng không nhiều. Xôi Lào được làm từ loại nếp được trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt. Xôi Lào dẻo, thơm ngon, ấn tượng Tại Lào, rất ít loại xôi màu đen hay nhiều màu như một số nước. Người Lào thường ăn xôi với gà nướng, rau luộc và “cheo boong” – loại nước chấm thơm ngon gần giống mắm nêm ở Việt Nam. Xôi được đựng trong giỏ đan bằng tre, nên có mùi thơm hấp dẫn. Khi tới Lào, bạn có thể ăn xôi tại các quán ăn  hay nhà hàng với giá khoảng 15.000 kíp/giỏ (khoảng 30.000 đồng/giỏ)

Lạp

Khi nhắc tới ẩm thực thì không thể không nhắc đến món lạp. Đây là món ăn phổ biến tại tất cả các vùng miền của Lào và được làm với mong muốn chúc phúc may mắn của gia chủ gửi tới khách quý.           

Món lạp Lào được làm để bày tỏ sự chúc phúc may mắn tới khách Nguyên liệu làm món ăn này có thể dùng thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trộn với gan băm nhỏ và gia vị như nước cốt chanh, ớt, riềng, thính nếp. Sau khi trộn đều, món lạp sẽ ăn kèm rau sống như diếp cá, xà lách, đậu đũa… tất cả cùng hòa quyện tạo nên mùi thơm cực kỳ hấp dẫn. Vị chua của nước cốt chanh, vị cay của ớt, vị thơm của gia vị… đưa đến cho bạn một cảm nhận khó quên. Tại các nhà hàng lớn hay nhỏ ở Lào đều có bán món lạp với giá khoảng 30.000 kíp/đĩa (khoảng 60.000 đồng/đĩa).

Gà Savanakhet

Món gà nướng Savanakhet (miền Nam Lào) nức tiếng gần xa bởi mùi thơm hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải đến tận Savanakhet mới được thưởng thức mà du khách có thể tìm thấy các địa điểm bán món gà này ngay tại Viêng Chăn, LuôngPrabang và nhiều địa phương khác. Loại gà được dùng để nướng là giống gà quê thả rông nên thịt thơm, ngon, săn chắc. Gà sau khi làm sạch được kẹp vào que tre, đặt trên than hồng nướng tới lúc chín.

Gà nướng Savanakhet thơm ngon tại quán ăn trên đường từ Viêng Chăn đi LuôngPrabang Loại than dùng để nướng gà cũng được đốt từ thân cây gỗ lâu năm, đượm lửa mới đủ để làm da và thịt gà quyện trong mùi thơm. Gà Savanakhet được ăn kèm xôi trắng vo tròn vừa nắm trong bàn tay chấm cùng “cheo boong”. Hương vị thơm của gà tan chảy trong miệng cùng vị thơm, cay, chua của nước chấm sẽ khiến bạn ngây ngất khó quên Bạn có thể ăn món gà Savanakhet có giá khoảng 50.000 kíp/con (khoảng 100.000 đồng/con) tại ngã ba Seno (Savanakhet) hoặc các quán tại Viêng Chăn trên đường từ thủ đô đi Luông Prabang.

Khausoy

Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luông Prabang, nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị rất thơm ngon. Nước dùng khausoy chỉ là nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần. Sau đó, đổ nước và phở vào tô, cho khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại.   

Khausoy là món ăn đơn giản nhưng rất thơm ngon Điểm đặc biệt của món ăn là không cần đến nước xương hầm mà khi trộn khausoy tan vào nước vẫn đủ làm thực khách ấn tượng về mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt đậm đà. Thực khách có thể ăn món này tại đường dọc sông MêKong ở Luôngprabang với giá 15.000 kíp/tô (khoảng 30.000 đồng/tô).

Tóp mỡ cuộn rau sống

Đây là món ăn khá độc đáo tại Lào, tóp mỡ cuộn rau sống được làm khi đi dã ngoại hoặc đến các khu du lịch ngoài trời. Tóp mỡ được rán giòn có bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”.    

Tóp mỡ rán giòn cuộn rau sống Khi ăn vị thơm của gia vị và ngon của rau quyện cùng tóp mỡ giòn, khiến du khách có được trải nghiệm ẩm thực khá độc đáo. Giá bán của tóp mỡ rán giòn tại chợ với giá 10.000 kíp/túi (khoảng 20.000 đồng/túi)

Phở Lào

Tới Lào, du khách không khó để tìm các quán ăn bán món phở. Tuy nhiên, món phở Lào có nhiều khác biệt với món phở Việt. Đầu tiên phải kể đến hương vị phở Lào không cho quế, hồi… mà chỉ dùng nước ninh xương để khách cho gia vị tùy í. Trong tô phở luôn có 2-3 miếng tiết lợn và mọc. Rau sống ăn kèm ngoài húng quế, xà lách thì không thể thiếu được đậu đũa tươi được cắt thành khúc, để thực khách chấm cùng mắm tôm sống.    

Phở Lào đậm đà nhờ hương vị xương nguyên chất Khi ăn sự hòa trộn giữa gia vị như nước tương, tương ớt, tiêu và các loại rau cùng nước ninh xương nguyên chất đưa đến cho thực khách vị ngon thấm vào đầu lưỡi. Giá phở dao động từ 30.000 kíp – 35.000 kíp (tùy bát nhỏ, vừa và đại) (khoảng 60.000 đồng - 105.000 đồng/tô).

Nộm đu đủ

Nộm đu đủ trong tiếng Lào được gọi là Tam Maak Hung. Đu đủ được chọn là quả không xanh quá nhưng cũng không được gần chín. Sau khi đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ. Gia vị cho vào bao gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt.    

Nộm đu đủ là món ăn phổ biến tại Lào Khi ăn món đu đủ nộm, mùi thơm của gia vị cùng mắm tôm hòa cùng vị chua sẽ đưa đến cho thực khách hương vị riêng có. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn tại Lào đều có món ăn này. Trong các bữa ăn, đu đủ nộm là món ăn gần như không thiếu được. Nếu như nộm tại Việt Nam thường là nộm khô thì món nộm đu đủ Lào sau khi làm có nước để khách có thể chấm các món ăn kèm. Nộm đu đủ có thể dùng uống bia hoặc ăn cùng xôi. Giá bán nộm đu đủ khoảng 30.000 kíp/đĩa (khoảng 60.000 đồng/đĩa). Nếu mùa hè này đi Lào, bạn hãy thử thưởng thức những món ăn lạ mà ngon này nhé!

Xem thêm:

Du lịch Lào - Tất tần tật thông tin, kinh nghiệm cần lưu ý

Vị món ăn lào như thế nào

Vị món ăn lào như thế nào

Vị món ăn lào như thế nào

Vị món ăn lào như thế nào

Vị món ăn lào như thế nào

Vị món ăn lào như thế nào

Vị món ăn lào như thế nào

  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay4,755
  • Tháng hiện tại179,085
  • Tổng lượt truy cập17,055,539

Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Ngày quốc khánh: 2/12/1975

Vị trí địa lý: Lào nằm trên bán đảo Đông Dương, ở khu vực Đông Nam Á; Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông giáp Việt Nam; phía Nam giáp Campuchia; phía Tây giáp Thái Lan; phía Tây Bắc giáp Myanmar.Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp với biển.

Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh, đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mekong chảy dọc gần hết biên giới phía Tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam.

Thủ đô và thành phố lớn nhất của Lào là Vientiane, các thành phố lớn khác là Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse.

Lào cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Diện tích đất liền: 236.800km2

Dân số: Khoảng hơn 6 triệu người (năm 2009).

Dân tộc: Lào Lùm (57%), Lào Thâng ( 34%), Lào Xủng (9%)

Hành chính: Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Vientinane. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương thấp nhất là các xã.

Đơn vị tiền tệ: Kip

Tôn giáo: Phật giáo 67%, Thiên chúa giáo 1,5%, các tín ngưỡng khác 31,5%. (CIA)

Ngôn ngữ: Tiếng Lào

2. Văn hoá ẩm thực Lào

Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.

Nguyên liệu: Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng nhiều thứ món ăn thông thường. Người Lào cũng ăn những thứ thịt thú săn như nai, gà rừng, chim cút nếu có dịp kiếm được.Người Lào ăn gạo là chính. Người Lào thường xây dựng bên cạnh nhà mình một vườn rau, trên đó người ta trồng các lọai rau như hành,khoai từ, dưa chuột, đậu ván , củ cải,cần tây,xà lách,..v..v.. Nó là những thứ bổ sung cho bữa ăn hàng ngày của người Lào.

Gia vị: Các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế , ớt hầm, ớt luộc …. Cá đánh bắt được từ sông , hồ , suối được người Lào chế biến có sự pha trộn của các lọai gia vị thảo mộc. Mắm cá ( pa dek ) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm ( nám pla ) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến.

Phong cách ở bàn ăn

Không giống như Phương Tây, người Lào không ăn quanh bàn ăn cao mà người Lào ngồi xổm trên nền nhà, người Lào mang lên bàn cùng một lúc các món ăn. Quan niệm cha mẹ, là bề trên luôn ăn miếng đầu tiên để khai mạc bàn ăn, theo thứ tự tuổi tác sẽ ăn các món sau tiếp theo.

Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem là nét văn hóa rất riêng của mình, khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng dậy. Tập quán của người Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong, nếu khách không chừa lại thức ăn, người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no. chủ nhà sẽ bị mất thể diện. Người Lào rất sạch sẽ đến mức kỹ tính, họ có thói quen rửa tay không chỉ trước mà cả sau bữa ăn.

3. Các món ăn

Tép nhảy: Món này được xem là đặc sản trên đất Lào, tép sống được đánh bắt trên sông Mê Kông còn tươi được vắt chanh vào, tép sẽ bị chín tái cùng với gia vị được ăn sống kèm nước chấm.

Vị món ăn lào như thế nào

Cơm

Lúa gạo rất được trân trọng ở Lào. Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp dù rằng gạo tẻ và bún gạo (cũng rất phổ biến. Các thành viên trong gia đình ăn cơm từ một cái thố chung hoặc dùng riêng mỗi người một bát. Cơm nếp thì người ta ăn bốc bằng tay. Người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, và sau đó dùng nó như cái thìa để vét và lùa thức ăn trên đĩa vào miệng, hoặc chấm vào nước chấm.

Gạo là thứ lương thực có nhiều công dụng, dùng để làm vỏ bọc cho các loại bánh, làm khuôn cho các món tráng miệng và bánh kẹo. Cơm trộn với khoai sọ, nước cốt dừa, và ngó hoa súng để làm món điểm tâm, chẳng hạn như món Khao tom - gồm cơm trộn với chuối, gói vào lá chuối rồi đem hấp. Ở Lào, cơm nếp thường được dát lên những bức tượng Phật hoặc những bức tường của tư gia để cúng cho các vị thần cư ngụ tại đó.

Món ăn từ côn trùng

Loại thức ăn giàu đạm này được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia và Thái Lan và Lào. Người Lào cũng rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống - một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Tuy nhiên, món ăn từ côn trùng của Lào lại ít món hơn người Thái Lan và ít phổ biến hơn.

Vị món ăn lào như thế nào

Nguồn: Giáo trình Văn hóa ẩm thực