Vì sao bé ngủ hay nghiến răng

Căng thẳng, thường xuyên lo lắng hoặc sai lệch khớp cắn là những nguyên nhân khiến các bé nghiến răng vào ban đêm.

Nghiến răng xảy ra khi chúng ta ấn hàm trên hoặc hàm dưới và làm di chuyển các răng vào nhau. Theo Hệ thống Y tế Trẻ em Nemours (Mỹ), ước tính cứ 10 trẻ thì có 2 đến 3 trẻ nghiến răng. Nghiến răng thường xảy ra nhất khi trẻ ngủ và trong một số trường hợp có thể xảy ra vào ban ngày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ em nam có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng hơn bé gái. Dưới đây là những nguyên nhân nghiến răng phổ biến ở trẻ.

Căng thẳng

Căng thẳng dường như có mối liên hệ chặt chẽ với chứng nghiến răng khi ngủ. Một nghiên cứu về trẻ mới biết đi cho thấy, những bé phải đối mặt với những sự kiện căng thẳng có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng khi ngủ. Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, chứng nghiến răng có thể là một cách đối phó với căng thẳng như làm bài tập về nhà, làm việc nhà và đạt điểm cao.

Cảm giác lo lắng

Những đứa trẻ tự nhiên hay bồn chồn, lo lắng nhiều hơn về việc học tốt ở trường có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng hơn. Theo các nhà khoa học, triệu chứng có thể tiến triển theo thời gian khi trẻ phát triển, những đứa trẻ mới biết đi thường có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng khi ngủ ở trường tiểu học.

Sai lệch khớp cắn

Khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch nhau hoặc không thẳng hàng sẽ dẫn đến việc khó khép hai hàm răng ăn khớp với nhau. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau làm trẻ nghiến răng khi ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sai lệch khớp cắn và nghiến răng có một mối quan hệ mật thiết. Khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này.

Vì sao bé ngủ hay nghiến răng

Bé nghiến răng do nhiều nguyên nhân như cảm xúc tiêu cực hoặc có cảm giác lo lắng. Ảnh: Freepik

Mối nguy hiểm và cách chữa nghiến răng ở trẻ

Trong hầu hết các trường hợp, nghiến răng không nguy hiểm. Theo Verywell Family, nghiến răng xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi và có xu hướng biến mất khi chúng trưởng thành. Tuy nhiên, nghiến răng có thể làm tăng nguy cơ khiến răng bé bị gãy, tụt nướu hoặc mắc rối loạn khớp thái dương hàm và gián đoạn giấc ngủ vì những âm thanh phát ra khi nghiến.

Theo Theo Quỹ giấc ngủ quốc gia Mỹ, chứng nghiến răng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ. Các cha mẹ có thể cải thiện giấc ngủ của trẻ bằng cách đảm bảo phòng của trẻ tối và yên tĩnh, hạn chế thời gian trẻ dành cho thiết bị điện tử và cung cấp cho trẻ một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ít đường.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể xây dựng cho trẻ các hoạt động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ được như: dùng bữa ăn nhẹ bổ dưỡng trước khi đi ngủ, đánh răng, tắm nước ấm, trò chuyện cùng bé,... Để làm dịu răng và hàm bị đau, hãy chườm lạnh hoặc chườm nóng và khuyến khích con uống nước, tránh thức ăn cứng và kẹo cao su.

Huyền My (Theo Sleep Foundation, Healthline, Verywell Family)

Vì sao bé ngủ hay nghiến răng

Máng bảo vệ đặc biệt vào ban đêm. Ảnh: drmichaelbruno.com

   Nghiến răng là thuật ngữ y khoa miêu tả cắn chặt răng hoặc siết chặt hai hàm. Nghiến răng thường xảy ra trong giấc ngủ sâu hoặc trong khi bị căng thẳng. Các chuyên gia nói trong số 10 đứa trẻ sẽ có 2 hoặc 3 trẻ bị nghiến hoặc cắn chặt răng, nhưng hầu hết khi lớn lên sẽ không còn bị nữa.

Những nguyên nhân gây nghiến răng

   Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, không ai biết lý do tại sao bệnh nghiến răng xảy ra. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể nghiến vì răng trên và răng dưới khớp không đúng. Những trẻ khác lại nghiến như là một phản ứng với sự đau đớn. Chẳng hạn như bị đau tai hay mọc răng. Phản ứng nghiến răng của trẻ có thể như là một cách để giúp giảm đau. Giống như việc chúng ta có thể xoa bóp lên một cơ bắp đang đau. Nhiều trường hợp nằm ngoài những nguyên nhân khá phổ biến trên.

   Căng thẳng (stress) hay giận dữ có thể là nguyên nhân. Ví dụ, một đứa trẻ có thể lo lắng về bài kiểm tra ở trường hoặc một sự thay đổi thói quen (có em hay một giáo viên mới). Thậm chí tranh cãi với cha mẹ, anh, chị, em ruột cũng có thể gây ra căng thẳng để dẫn đến nghiến răng hoặc siết chặt hàm.

   Một số những đứa trẻ quá hiếu động cũng bị nghiến răng. Và đôi khi, trẻ em với bệnh lý y khoa khác (chẳng hạn như bại não) hoặc đang uống một số thuốc có thể phát triển bệnh này.

Tác hại của nghiến răng

   Nhiều trường hợp của bệnh nghiến răng không bị phát hiện, không có tác dụng phụ. Trong khi những trường hợp khác lại gây đau đầu hoặc đau tai. Thông thường, nó lại gây khó chịu hơn với các thành viên trong gia đình vì tiếng ồn.

   Trong một số trường hợp, nghiến và siết chặt ban đêm có thể làm mòn răng, làm răng vỡ, nhạy cảm với nhiệt độ tăng lên, gây ra đau mặt nghiêm trọng và các vấn đề hàm. Chẳng hạn như hội chứng khớp thái dương hàm (TemporoMandibular Joint - TMJ). Hầu hết ở các trẻ em nghiến răng, thường không có vấn đề TMJ trừ khi việc nghiến răng của trẻ trở thành mãn tính.

Chẩn đoán nghiến răng

   Rất nhiều đứa trẻ nghiến răng nhưng không biết, vì vậy thường là anh chị em ruột hoặc cha mẹ phát hiện.

Một số dấu hiệu để xác định:

- Tiếng nghiến khi con bạn đang ngủ.

- Than đau hàm hoặc mặt vào buổi sáng.

- Đau khi nhai.

Nếu bạn nghĩ rằng con mình nghiến răng, hãy liên hệ các nha sĩ. Họ sẽ kiểm tra men răng có bị vỡ không, có bị mòn, bị nứt bất thường không, và kiểm tra với hơi hoặc nước phun trên răng để xem độ nhạy cảm bất thường.

Nếu có tổn thương, nha sĩ có thể hỏi con bạn một số câu hỏi, chẳng hạn như:

- Con cảm thấy thế nào trước khi đi ngủ?

- Con có lo lắng về bất cứ điều gì ở nhà hay trường học?

- Con tức giận với một ai đó?

- Con làm gì trước khi đi ngủ?

Việc khám sẽ giúp nha sĩ xác định xem liệu nghiến răng được gây ra bởi giải phẫu học (răng bị lệch) hoặc tâm lý (căng thẳng) hay các yếu tố ảnh hưởng khác và đưa ra một kế hoạch điều trị hiệu quả.

Điều trị nghiến răng

   Hầu hết trẻ em ngưng nghiến răng khi lớn lên. Nhưng phụ huynh cần kết hợp theo dõi và khám răng định kỳ để có thể nắm rõ vấn đề cho đến khi chúng không còn nữa.

   Trong trường hợp nghiến và siết chặt làm cho khuôn mặt của một đứa trẻ bị ảnh hưởng và đau quai hàm hay đau răng. Nha sĩ có thể cho ngậm khay/máng bảo vệ đặc biệt vào ban đêm. Khay được đúc dựa trên chính hàm răng của trẻ. Tương tự như khay bảo vệ răng các cầu thủ bóng đá sử dụng. Dù ngậm khay/máng bảo vệ cần phải có thời gian làm quen, nhưng thường đem kết quả tích cực nhanh chóng.

Giúp đỡ trẻ có thói quen nghiến răng

   Cho dù nguyên nhân là sinh lý hay tâm lý, có thể kiểm soát bệnh nghiến răng của trẻ bằng cách thư giãn trước khi đi ngủ. Ví dụ: tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen, nghe một vài phút nhạc nhẹ nhàng, hoặc đọc một cuốn sách.

   Đối với bệnh nghiến răng gây ra bởi sự căng thẳng, hãy hỏi về những gì sẽ làm ảnh hưởng con của bạn và tìm cách giúp đỡ. Ví dụ, một đứa trẻ đang lo lắng về việc xa nhà trong một chuyến đi cắm trại lần đầu tiên. Các bé có thể cần được bảo đảm rằng cha hoặc mẹ sẽ được ở gần đó nếu bất cứ điều gì xảy ra.

   Nếu vấn đề phức tạp hơn, như di chuyển đến thị trấn mới. Thảo luận các mối quan tâm của con và cố gắng giảm bớt bất kỳ lo sợ. Nếu bạn cần sự quan tâm hơn, có thể nói chuyện với bác sĩ.

   Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc giảm căng thẳng đơn giản không thể ngăn chặn bệnh nghiến răng. Nếu con bạn khó ngủ hoặc có cư xử khác thường, bác sĩ có thể đề nghị đánh giá thêm. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân của sự căng thẳng, từ đó sẽ có cách điều trị thích hợp.

   Nghiến răng thời thơ ấu thường sẽ ngưng ở tuổi vị thành niên. Hầu hết trẻ em ngừng nghiến khi không còn răng sữa. Tuy nhiên, vài trẻ em tiếp tục đến tuổi vị thành niên. Trong trường hợp nghiến răng do căng thẳng, nghiến răng sẽ mất đi khi căng thẳng không còn nữa.

Phòng ngừa nghiến răng

   Một số bệnh nghiến răng là phản ứng tự nhiên của đứa trẻ trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Cho nên hầu hết không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiến răng do căng thẳng thì có thể tránh được. Bằng cách nói chuyện với trẻ em thường xuyên về những cảm xúc của trẻ và giúp trẻ giải quyết các vấn đề căng thẳng. Nên đưa con bạn đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị khi phát hiện trẻ bị bệnh nghiến răng.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Trẻ ngủ nghiến răng thường có liên quan đến dinh dưỡng kém, thiếu canxi và magiê, những chất này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.

2. Cho trẻ sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm

Đây là một dụng cụ được đặt bên trong miệng để ngăn không cho hai hàm răng chạm vào nhau. Bạn có thể cho trẻ sử dụng trước khi đi ngủ và gỡ ra vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến nha sĩ.

3. Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ

Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, một loại hormone giúp giảm đau tự nhiên. Khi cơ thể không còn căng thẳng, thói quen nghiến răng cũng sẽ giảm.

Chứng nghiến răng ở trẻ thường kéo dài bao lâu?

Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen nghiến răng khi lớn và khi răng vĩnh viễn mọc. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ lớn cũng mắc phải tình trạng này. Điều này có thể là do lo lắng và trẻ sẽ bỏ được nếu lo lắng được gỡ bỏ. Cũng có khi bố mẹ chỉ phát hiện được tình trạng nghiến răng khi trẻ đã bị các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy cơ bị gì?

Một số vấn đề có thể xảy ra nếu trẻ nghiến răng khi ngủ trong thời gian dài như:

  • Tủy răng bị lồi ra
  • Tình trạng sâu răng ở trẻ em sẽ trở nên tồi tệ hơn do răng bị mài mòn liên tục
  • Gãy xương ở vùng hàm
  • Nghiến răng có thể khiến răng bị mất đi lớp men, do đó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ
  • Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
  • Răng có thể bị hư hại do phải chịu áp lực liên tục từ việc nghiến răng.

Nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp trên mà thói quen nghiến răng của trẻ vẫn còn, hãy đưa trẻ đến nha sĩ khám. Nghiến răng sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nếu bé cưng gặp phải tình trạng này.