Vì sao cấm kết hôn trong phẩm vì 3 đời sinh học

Những câu hỏi liên quan

Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau?

Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là

A. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau

B. Thế hệ sau kém phát triển dần

C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

D. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ

Luật Hôn nhân và gia đình cấm không cho người có họ hàng gần (trong vòng 3 đời) kết hôn với nhau vì khi kết hôn giữa những người có họ hàng gần thì đời con có tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn có hại biểu hiện ra kiểu hình. Con cái thường bị dị tật. quái thai,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về những đặc điểm di truyền nào?

Xem đáp án » 24/03/2020 1,965

Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn và quần thể động vật giao phối gần sẽ thay đổi như thế nào qua các thế hệ?

Xem đáp án » 24/03/2020 1,885

Giả sử ta có một quần thể cây đậu Hà Lan gồm toàn cây dị hợp tử Aa. Xác định thành phần kiểu gen (tỉ lệ các kiểu gen AA: Aa: aa) của quần thể qua các thế hệ tự thụ phấn bằng cách điền tiếp các số liệu vào bảng 16 dưới đây:

Xem đáp án » 24/03/2020 1,772

Hãy chọn phương án trả lời đúng: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?

    a) 0,10       b) 0,20       c) 0,30       d) 0,40

Xem đáp án » 24/03/2020 610

Tại sao các nhà chọn giống thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc duy trì các dòng thuần chủng?

Xem đáp án » 24/03/2020 556

Quần thể là gì?

Xem đáp án » 24/03/2020 261

Với mong muốn giải đáp ngay lập tức các vướng mắc về kết hôn cho người Việt Nam và người nước ngoài, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn luật kết hôn. Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi thông qua Tổng đài 19006588.

Sau một quá trình tìm hiểu và đã tìm được một nửa của cuộc đời mình, các cặp đôi lựa chọn tiến tới việc kết hôn để có thể cùng nhau chung sống hạnh phúc.

Tuy nhiên việc kết hôn phải đảm bảo các quy định của pháp luật thì mới được công nhận và bảo vệ.

Một trong số đó là quy định về trường hợp cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời.

Vì sao lại có quy định này?

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến quy định cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, Luật Quang Huy xin cung cấp đến bạn các thông tin qua bài viết sau đây.



Theo khoản 18 Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra, gồm có:

  • Đời thứ nhất là cha mẹ.
  • Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
  • Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì. Thế nào là kết hôn trong phạm vi 3 đời

Như vậy, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là việc những người nêu trên cùng xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.

Ví dụ như trường hợp hai người là con chú, con bác kết hôn với nhau.

Việc kết hôn cận huyết này đều bị pháp luật và xã hội ngăn cấm.

Bài viết liên quan được xem nhiều nhất:

2. Cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời

Một trong những điều kiện kết hôn là việc không được vi phạm các trường hợp cấm kết hôn.

Tại khoản 2 điều 5 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp cấm kết hôn, trong đó điểm d quy định như sau:

d, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, việc những người có họ trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Rõ ràng, việc vi phạm điều cấm khi kết hôn thuộc trường hợp bị coi là kết hôn trái pháp luật và có thể bị hủy khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, khi vi phạm quy định này, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính.

Căn cứ theo khoản 35 điều 1 nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:

Việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

3. Vì sao cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?

Bất kỳ một quy định cấm nào của pháp luật cũng xuất phát từ việc hậu quả của hành vi đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con người và xã hội.

Bên cạnh nguyên nhân từ phong tục tập quán của dân tộc ta và yếu tố đạo đức, tại sao pháp luật lại cấm việc kết hôn trong phạm vi 3 đời?

Cùng tham khảo các lý do dưới đây.

3.1 Con sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao

Về mặt y học, những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ cận huyết thống, có họ trong phạm vi 3 đời dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe.

Trong cơ thể mỗi người có khoảng 500 – 600 nghìn gene, trong số đó tồn tại cả những gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.

Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao.

Trái lại, việc kết hôn cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Do đó, những cặp vợ chồng khỏe mạnh kết hôn trong phạm vi ba đời có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như bệnh tan máu bẩm sinh, da vẩy cá, bạch tạng, mù màu, lùn, đần độn…

3.2 Ảnh hưởng đến chất lượng dân số

Đối với xã hội, hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, gây suy giảm giống nòi.

Nếu pháp luật không có quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì thế hệ trẻ tương lai có nguy cơ mắc các bệnh về dị tật cao hơn, chất lượng dân số đi xuống.

Đặc biệt, ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa ít được tiếp cận đến các thông tin, nguồn nhân lực ở các vùng này sẽ ngày càng khan hiếm, đứng trước nguy cơ suy thoái giống nòi.

3.3 Tăng áp lực và chi phí xã hội

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, việc trẻ sinh ra từ cuộc hôn nhân cận huyết sẽ làm tăng áp lực và chi phí của xã hội.

Ngoài việc nguồn nhân lực không được đảm bảo, nhà nước, người dân còn phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh.

Chúng ta sẽ phải bỏ thời gian, chi phí để điều trị, chăm sóc cho trẻ em bị các bệnh di truyền, bệnh tật quả thực là một gánh nặng rất lớn đối với xã hội.

Như vậy, có thể thấy hệ lụy mà việc kết hôn trong phạm vi ba đời đem đến là rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình mà còn cả toàn xã hội.

Do đó việc pháp luật cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.

Mỗi công dân cần phải tuân thủ đúng theo quy định này của luật Hôn nhân và gia đình để có thể có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn, hạnh phúc nhất.


  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời mà chúng tôi cung cấp đến bạn.

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ đề