Vì sao chủ nghĩa mác ra đời

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu chung về C.Mác
  • 2. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác - bước ngoặt cách mạng trong lý luận của nhà nước và pháp luật:
  • 2.1 Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác:
  • 2.2 Sự phát triển của chủ nghĩa Mác
  • 3. Thiết lập các nguyên lý nhận thức duy vật về Nhà nước và pháp luật
  • 3.1 Các tác phẩm và nội dung các tư tưởng hình thành từ năm 1842 -1843:
  • 3.2 Các tác phẩm hình thành từ cuối 1844

NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giới thiệu chung về C.Mác

Các Mác (Karl Marx) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein thuộc Trier là một thành phố cổ của Đức, thời Trung cổ. Ông đã cùng với Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.

2. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác - bước ngoặt cách mạng trong lý luận của nhà nước và pháp luật:

2.1 Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác:

Lý luận Mác về Nhà nước và pháp luật ra đời vào khoảng những năm 40 của thế kỷ 19 khi chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng ở những nước lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ (như ở NiuDilân, Anh, Pháp), đã phát triển nhanh chóng với những khủng hoảng kinh tế của nó, khi giai cấp vô sản đã trưởng thành và tiến hành đấu tranh kiên quyết chống áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và bộ máy Nhà nước tư sản. Vào thời kỳ đó, phong trào cách mạng ở Pháp đã đạt tới đỉnh cao của nó. Những cuộc đấu tranh tự phát đã chuyển sang hình thức đấu tranh giai cấp của những người vô sản. Đỉnh cao của nó là cuộc khởi nghĩa ở Liông năm 1831 và 1834.

Vào những năm bốn mươi, phong trào công nhân và sự phát triển đấu tranh giai cấp ở Đức đi theo chiều hướng riêng. Đứng trước cuộc cách mạng dân chủ là lật đổ chế độ phong kiến và các cơ quan Nhà nước, pháp luật của nó, ở Đức đã hình thành - nhiêu tổ chức công nhân. Nắm 1836 hình thành nhóm "Liên đoàn những người đấu trành cho công lỵ”, sấu khi gia nhập nhóm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cai tổ thành Liên đoàn những người cộng sản”:

Sự xuất hiện khoa học Mác về Nhà nước và pháp luật có các tiêu đề xã hội và lý luận. Chủ nghĩa Mác xuất hiện trên cơ sồ tổng kết kinh nghiêm của phong trào cách mạng thế giới. Học thuyết Mác về Nhà nước và pháp luật như là sự kế thừa những quan điểm dần chủ và cách mạng và phát triển thành tư tưởng, quan điểm chính trị.

Đối với những nhà tư tưởng vô sản công nhân thấy rõ, nếu không đấu tranh vơi Nhà hước và pháp luật tư vấn thì không thể tiêu diệt được chế độ tư bản.

2.2 Sự phát triển của chủ nghĩa Mác

C Mac và Ph.Ànggheh đã sử dụng những tư tưởng mang tính nguyên tắc về Nhà nước và pháp luật của các nhà tư tưởng trước đó, đặc biệt là những tư tưởng dân chủ, tư tưởng cộng hòa và cách mạng để hình thằnh, phát triển những quan điểm của mình. Đó lằ tư tưởng của A.Xmít, Rỉcácđô, củà eÉí.Rút xồ... những quan niệm của Hêghen vẽ Nhà nước và xã hội công dân của Xanh Xi Mông, của cầc nhà tư tưởng Pháp thời phục hưng cũng có ảnh hưởng không nhở tới tư tưởng Mác và Ănggheh.

Ph. Ăngghen viết: chủ nghĩa xã hội đương đại, về nội dung của nó, trước hết là kết quả của sự quan sát, một mặt là của các đôi' kháng giai cấp đang thống trị trong xã hội giữa những người có tài sản và những người phi tài sản, của tư bản và những người làm thuê, còn mặt khác của sự thống trị trong sản xuất. Nhưng về hình thức lý luận thì chủ nghĩa xã hội là sự tiếp tục, phát triển trước sau như một nguyên tắc vốn do các nhà phục hưng Pháp thế kỷ 18 đưa ra. Gung giống như mọi học thuyết mới, chủ nghĩa xã hội cần phải xuất phắt từ những tư tưởng đã tính kỹ trước, mặc dù cái gấc của nó nắm sâu trong các nhân tố vật chất - kinh tế. Tính kế thừa của chủ nghĩa Mác không thuần túy là sự tiếp tục giản đơn các học thuyết chính trị trước đổ, mà là sự sáng tạo cách mạng.

Sự ra đồi của lý luận Mác là bước ngoặt cách mạng của học thuyết về Nhà nước và pháp luật. Bản chất của bước ngoặt là sự nhận thức một cách duy vật biện chứng về Nhà nước và pháp luật.

Quan điểm duy vật biện chứng về Nhà nước và pháp luật là một phát minh vĩ đại, một sự kiên to lớn trong lịch sử các học thuyết chính trị pháp luật. Nhận thức đó, tạo khả năng xác định bản chất giai cấp của Nhà nước và pháp luật, lý giải quy luật suy vọng của Nhà nước và pháp luật tư san.

Những người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học nhận thấy cần phải trang bị một lý luận cách mạng cho giai cấp công nhân lãnh đạo quần'chúng nhân dân đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản. Chính vì vậy, học thuyết Mác về Nhà nước và pháp luật trở thành một tài sản vô giá của hàng triệu triệu quần chúng nhân dân lao động và trồ thành sức mạnh vật chất trong các cuộc cách mạng. Các kết luận của Mác và Ãngghen đều dựa trên cơ sở phân tích thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm của phong trào qùân chúng và sự thống nhất gỉứa lý luận chính trị và thực tiễn cách mạng.

Chủ nghĩa Mác không chỉ vạch ra những nhân tố khách quan, cơ sở của Cách mạng xã hội chủ nghĩa và con đường xóa bỏ Nhà nước và pháp luật tư sản, mà còn chỉ ra sú mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là xóa bỏ mọi Nhà nước bốc lột. Tính cách mậng của khoà học Mác về Nhà nước và pháp luật thể hiện rõ nét trong luận thuyết của Mác và Ăngghen về chuyên chính vô sản.

Quá trình hình thành lý luận Mác về Nhà nước và pháp luật diễn ra trong khoảnh khắc thời gian, nhưng có nội dung rất lớn và phong phú. Sự hình thành quan điểm duy vật biện chứng về Nhà nước và pháp luật diễn ra trong thời kỳ từ 1842-1847) và được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (từ 1842 tới 1844) là giai đoạn chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạng tới chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Giai đoạn này kết thúc năm 1844 khi dã hình thành quan điểm duy vật về Nhà nước và pháp luật bằng tác phẩm “gia đình thần thánh”.

Giai đoạn 2 từ 1845-1847 là thời kỳ soạn thảo Những nguyên lý của nhận thức duy vật biện chứng về Nhà nước và pháp luật và bắt đàu xây dựng học thuyết về chuyên chính vô sản với tác phẩm “Cương lĩnh của Đảng Cộng sản”.

3. Thiết lập các nguyên lý nhận thức duy vật về Nhà nước và pháp luật

3.1 Các tác phẩm và nội dung các tư tưởng hình thành từ năm 1842 -1843:

Từ mùa thu năm 1842 C.Mác bắt đầu công bô' các tác phẩm của mình trên báo “Sông Ranh”, đặc biệt những công trình về Nhà nước và pháp luật. Triết học Hêgen tuy có ảnh hưởng lổn tới quá trình nghiên cứu về Nhà nưóc của C.Mác, nhưng khác với Hêghen, C.Mác là người bảo vệ quần chúng nhân dân lao động. C.Mác cho rằng một hộc thuyết đúng đắn phải là học thuyết được lý giải và áp dụng phẵt triển đối với đfêu kiện cụ thể.

Trong bài “Các tranh luận về tự do báo chí” viết (thăng chạp 1842) C.Mác đã vạch tiần tính chất phản động của chế độ kiểm duyệt và pháp luật về báo chí. Quy chế kiểm duyệt chỉ về hình thức là văn bản pháp luật về hình thức, bỏi vì nó “làm chặt chẽ hơn những mắt xích mới đối với báo chí”. Những đạo luật chống tự đo báo chí, hình phạt không đối vđị hành vi, mà đối với tư duy, chúng trở thành đạo luật phản động và không có gì khác đó chỉ là những “chế tài thụ động của tình trạng vố pháp luật”. Đạo luật mà hình phạt đôi với tư duy, theo C.Mác, đó không phải là luật do “Nhà nước ban hành đốì với công dân của mình, mà đó là luật của đảng phái này chông đảng phái khác”.

Về Nhà nước tư sản trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, c.Mác vạch rõ, đó chỉ là sản phẩm của xã hội tư bản, (giai cấp tư sản coi “Nhà nước tư sản là sự thể hiện chính thức quyền lực đặc biệt của giai cấp tư sản và như là sự thừa nhận vte mặt chính trị các lợi ích đặc biệt của tư sản”.)

Nhờ có pháp luật, Nhà nước tư sản bảo vệ chế độ bất bình đẳng thực tế giữa các thành viên xã 'hội: Còn pháp quyền trong “tuyên ngôn nhân quyền và công đoàn quyền” và trong các Hiến pháp tư sản chỉ là pháp quyền hình thức về sự bình đẳng giữa các thành viên xã hội công dần, mà trong đó mâu thuẫn giữa lợi ích các cá nhân và nhóm người đã vượt qua giới hạn cho phép.

Phân tích mối liên hệ của triết học duy vật với tư .tưởng cộng sản chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, lý luận duy vật là cơ sở của chủ nghĩa cộng sản. Có nghĩạ là nhận thức duy vệt về Nhà nước và pháp luật tạo khả năng làm sáng tở bản chất và vai trò của chúng trong xã hôi, thái độ của giai cấp vô sản đối vói Nhà nước và pháp luật tư sản.

3.2 Các tác phẩm hình thành từ cuối 1844

Trong tác phẩm “tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh” (viết 9/1844 đến tháng 3/1845) Ph.Ăngghen đã chỉ ra tính tất yêu của cách mạng vô sản là xóa bộ Nhà nước và pháp luật tư sản, Đồng thời chỉ ra hạn chế của dân chủ tư sản, và coi sự bình đẳng có tính hình thức pháp lý là sự không bình đẳng trên thực tế. Ph. Ăngghen viết: mọi luật pháp tư sản có mục đích trước hết là bảo vệ những kệ có tài sản. Ông kết luậnmọi cuộc cách mạng xã hội trong tương lai đều là kết quả tất yêu của các quan hệ đang tồn tại, nó đem lại sự .cải tạo xã hội chân chính chỉ khi nào áp dụng các nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa. Theo Ph Ăngghen cách mạng xã hội chủ nghĩa tăng hiệu lực.là lối, thoát “cần thiết duy nhất” của giai cấp công nhân, nhưng cuộc cách mạng đó không đồng nhất với sự tôn sùng bạo lực. Bạo lực cách mạng chỉ là phương tiện cần thiết để chống lại bạo lực mà giai cấp tư sản áp dụng.

Tới mùa xuân năm 1845 sau khi các nguyên lý của nhận thức duy vật về Nhà nước và pháp luật đã được phác thảo, C.Mác hoàn thành các “

về Phơ bách”, Nội dung chủ yếu của “luận cương” là tư tưởng về vai trò quyết định của thực tiễn cách mạng trong đời song xã hội. Vì vậy, theo C.Mác, các nhà triết- học không chỉ cở nhiệm vụ giải thích về thế giới, mà còn có nhiệm vụ cải tạo thê' giới, thì việc phân tích Nhà nước và pháp luật có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Quan điểm ấy cho phép nghiên cứu các định chế pháp lý Nhà nước từ quan điểm duy vật biện chứng và vạch ra con đường cải tạo chúng phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề