Vì sao đài loan tách khỏi trung quốc

Đài Loan cách bờ biển đại lục gần 100 hải lý (Ảnh cắt từ Google Earth)

Hồi đầu năm nay, Thời báo Hoàn Cầu, phụ san của Nhân dân Nhật Báo (Trung Quốc đại lục) phát đi thông điệp: “Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc chiến tiềm tàng bằng việc tập trận, các lực lượng ly khai Đài Loan và thế lực nước ngoài đừng nên tính toán sai lầm”.

Từ lâu Bắc Kinh chấp nhận sự tồn tại của Đài Loan với tư cách là “một quốc gia hai chế độ”. Chính sách này được coi là thành công trên lĩnh vực kinh tế, xã hội khi hòn đảo này trở thành nền kinh tế tư bản phát triển nhất thế giới, một trung tâm công nghệ cao tại châu Á.

Đường hướng tư bản dần thay đổi tư duy của lãnh đạo Đài Loan từ Tưởng Giới Thạch, đến người đương nhiệm, nữ chính trị gia Thái Anh Văn đã lái chính sách về phía Mỹ và phương Tây.

Người Mỹ không giấu giếm ý đồ “bảo vệ Đài Loan”, lôi kéo hòn đảo này về phía mình. Cùng với việc can thiệp vào Tân Cương, Tây Tạng, đây là cách mà Washington làm nhiễu nhương Trung Quốc, phân tán sức mạnh cường quốc châu Á.

Ông Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan nói rằng: “Thống nhất là điều không thể tránh khỏi trong lịch sử phát triển vĩ đại của đất nước Trung Quốc”. Vì vậy, về mặt chính trị, Trung Nam Hải buộc phải giữ Đài Loan như là một phần lãnh thổ không thể tách biệt.

Về mặt địa lý, Đài Loan trở nên đặc biệt quan trọng với Trung Quốc trên con đường “Nam tiến”. Trung Quốc tuy rộng lớn, nhưng họ dường như mắc phải “lời nguyền địa lý” tứ bề thọ địch.

Ông Tập Cận Bình đang mắc phải "lời nguyền địa lý"

Từ bờ Đông nhìn về bán đảo Triều Tiên là mấy vạn quân Mỹ túc trực, cùng khí tài hiện đại thông qua Hiệp ước gìn giữ hòa bình với Seoul trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.

Cách bờ biển tỉnh Phúc Kiến chưa đầy 100 hải lý là đảo Đài Loan ngày đêm đòi ly khai, thi thoảng tàu chiến Mỹ xuyên qua eo biển này, gây cho Bắc Kinh cảm giác bất an!

Từ Đài Loan xuôi xuống phía Nam Biển Đông gần 2.000km là một Philippines với chính sách ngoại giao “mưa nắng thất thường”, song về cơ bản không thể nào thân thiết với Trung Quốc.

Trên đất liền, phía Bắc là khu tự trị Nội Mông - một vùng lãnh thổ có dân số tương đương nước Úc, GDP bằng Phần Lan, vốn có lịch sử bất ổn, thỉnh thoảng đòi ly khai khỏi đại lục.

Về hướng Tây là khu tự trị Tân Cương, với đa số người Hồi giáo, ở đây nổi lên chủ nghĩa khủng bố theo hơi hướng Trung Đông. Việc Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan mang đến mối lo cho Trung Quốc nếu như phong trào Hồi giáo ly khai, phiến quân theo đó bùng dậy.

Toàn bộ vòng cung lãnh thổ Trung Quốc từ Bắc sang Tây không được trấn giữ bởi người Hán, lại là nơi đầu nguồn của các con sông lớn, nắm giữ nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng, “long mạch” của đất nước.

Lịch sử Trung Quốc trải qua 83 triều đại phong kiến, hàng nghìn cuộc chiến tranh lớn nhỏ chủ yếu là xung đột giữa các tộc người, trong đó nổi lên hiện tượng là các tộc người phía Bắc, Tây luôn chực chờ cơ hội vượt qua Vạn lý trường thành tiến về phía Đông tranh giành đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời nào cũng “đau đầu” vì câu chuyện trị quốc, giải quyết mâu thuẫn nội bộ, cách tốt nhất mà họ chọn là mở đường tiến về phía Nam, độc chiếm Biển Đông, thâu tóm Đông Nam Á, ra Thái Bình Dương.

Nếu Đài Loan ly khai, nghĩa là quân Mỹ và đồng minh càng đến sách nách lãnh thổ đại lục, con đường “Nam tiến” coi như bị phong tỏa. Từ cơ sở này cho thấy việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan là sớm hay muộn mà thôi.

Năm 2014, Tổng thống V. Putin lấy Crimea (một phần lãnh thổ Ukraina) cũng vì lý do tương tự, Kiev lộ rõ ý đồ ngả về NATO, lấy được Crimea là làm chủ Biển Đen, bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Nga ở bờ Đông, ngăn chặn từ xa âm mưu của Mỹ và đồng minh.

Dĩ nhiên, Đài Loan không phải là Crimea! Liệu rằng, ông Tập Cận Bình sẽ sử dụng vũ lực ồ ạt đè bẹp Đài Loan hay sử dụng “bàn tay sắt bọc nhung” mà không tốn viên đạn nào như V. Putin?

Đánh giá của bạn:

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh thống nhất hoàn toàn đất nước Trung Quốc là nhiệm vụ lịch sử, còn Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phản đối

Ngày 1/1, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết, nước này sẽ không chấp nhận mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đề xuất nhằm thống nhất hòn đảo này. Bà nói rằng, thỏa thuận như vậy đã thất bại ở Hong Kong.

Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời của mình và sẽ dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Đài Loan thì nói họ là một quốc gia độc lập, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.

Bà Thái, người sẽ tái tranh cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11/1 tới, cũng tuyên bố trong một bài phát biểu năm mới rằng, để bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, chính phủ của bà sẽ xây dựng một cơ chế để bảo vệ tự do và nền dân chủ, khi Bắc Kinh tăng áp lực.

Đài Loan: Hàn Quốc Du và Thái Anh Văn tranh chức tổng thống

Chỉ 3% người Đài Loan muốn 'về với Trung Quốc'

Nỗi sợ hãi với sự cai trị của Trung Quốc đã trở thành một yếu tố chính trong chiến dịch tranh cử của bà Thái, và ngày càng được củng cố bởi cáccuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đã diễn ra trong nhiều tháng qua.

Bà Thái nhấn mạnh rằng, người dân Hong Kong đã cho thấy rằng, mô hình "một quốc gia, hai chế độ" chắc chắn không khả thi.

Chụp lại hình ảnh,

Ít người ở Đài Loan nói họ ủng hộ thống nhất với đại lục

Tình hình Hong Kong ngày càng xấu đi. Và niềm tin vào mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đã bị suy giảm bởi sự lạm quyền của chính quyền - bà Thái nói.

Hong Kong đã bị ảnh hưởng bởi nhiều tháng biểu tình chống chính phủ, do phẫn nộ lan rộng trước những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát Hong Kong, bất chấp những lời hứa duy trì sự tự trị của hòn đảo nguyên là thuộc địa cũ này của Anh.

'Cuộc chiến chỉnh sửa' của TQ và Đài Loan trên Wikipedia

'Chúa của chúng tôi là Trung Quốc'

TQ tập trận trong lúc Thái Anh Văn ở Mỹ

Huawei bị công kích do coi Đài Loan là nước độc lập

Hôm 31/12, Quốc hội Đài Loan cũng đã thông qua một đạo luật chống xâm nhập, nhằm chống lại các ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc, khiến căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh gia tăng.

Bà Thái khẳng định rằng, luật này sẽ bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và giao thương sẽ không bị ảnh hưởng giữa bối cảnh có những lo ngại rằng luật mới có thể gây tổn hại tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng bà Thái và Đảng Dân Tiến của bà đang thúc đẩy việc hòn đảo này có nền độc lập chính thức. Bắc Kinh đe doạ sẽ có chiến tranh nếu bất kỳ động thái nào như vậy diễn ra.

Bà Thái nhắc lại rằng bà sẽ không đơn phương thay đổi hiện trạng với Trung Quốc.

Video liên quan

Chủ đề