Vì sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác thiếu nhi

(TG) -Nhận thức được vai trò to lớn của gia đình, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm chăm lo, xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam ấm no, tự do, phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bởi vì gia đình có no ấm, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ thì mới có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước.

Vì sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác thiếu nhi
Dù xã hội hiện đại, cái Tết truyền thống, Tết sum vầy của gia đình Việt vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và hiện đại. (Ảnh minh họa)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo và đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Người khẳng địnhBác khuyên toàn dân phải luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng học tập, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, thực hiện tốt chức năng của gia đình, giáo dục của nhà trường và xã hội, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, ra sức xây dựng và kiến thiết nước nhà.

Nhận thức được vai trò to lớn của gia đình, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm chăm lo, xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam ấm no, tự do, phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bởi vì gia đình có no ấm, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ thì mới có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày 28/6/2000, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Ngày 04/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về “Ngày Gia đình Việt Nam” chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Qua 20 năm thực hiện, Ngày Gia đình Việt Nam đã thực sự trở thành một sinh hoạt văn hóa chính trị cộng đồng sâu rộng, lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục, động viên cao đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tôn vinh những giá trị truyền thống. Qua đó, tạo cơ hội cho các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; nhắc nhở mọi người dân cố gắng xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, không những biết yêu thương, giữ gìn và có trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình mà còn thể hiện trách nhiệm đối với tương lai của đất nước.

Ngày 24/6/2021, Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới. Ban Bí thư khẳng định, xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định để chăm lo xây dựng, phát triển và bảo vệ gia đình Việt Nam như: Ngày 29/3/2017, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về “”;Chỉ thị số 08/CT-TTg, ngày 04/02/2020 của Chính phủ về “”; Quyết định số 2215/QĐ-TTg, ngày 24/12/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về ; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2020;…

Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam” của Đảng ta đã xác định: Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

Trên cơ sở xác định nhân dân và chủ thể cao nhất của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm từ năm 2021-2030, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân”(1). Bảo đảm “Tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân” …. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”(2). Đảng ta luôn xác định “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ… Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(3)… “Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”(4).

Đồng thời, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định “Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”(5); “tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ thống giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức con người với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng … Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam”(6); “có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa thật sự trong sạch, lành mạnh, cải thiện điều kiện thụ hưởng văn hóa của nhân dân. Phát huy ý thức tự giác của toàn dân xây dựng và thực hiện các chế tài, quy định, quy ước xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hóa. Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp. Khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng”(7). Đồng thời “gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội, quan tâm lĩnh vực công tác xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”(8).

Mặt khác, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra các chiến lược an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo các dân tộc, vùng miền, tôn giáo, … quan tâm chăm lo, xây dựng, phát triển toàn diện, công bằng trên cơ sở xác định “Nhận thức đầy đủ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội. Tăng cường quản lý phát triển xã hội và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người”(9); “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”(10); “đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội”(11);“triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ cơ bản. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, triển khai có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc”(12); “bảo đảm toàn dân đều được quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe”(13). Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết xác định “Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội ở nước sở tại”(14).

Điều đó có thể thấy, gia đình Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng, phát triển toàn diện và được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật, chỉ thị, nghị định, quy định, … chặt chẽ, đảm bảo công bằng, nghiêm minh.

Theo số liệu khoa học trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN.

Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008… Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn.

Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết”.

Tổng Bí thư khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Đó là một chế độ có nền dân chủ ưu việt “Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam”. Tổng Bí thư nhấn mạnh “xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây”.

Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, gia đình Việt Nam luôn phát triển song hành, lớn mạnh, giàu đẹp cùng sự phát triển của đất nước với những giá trị đạo đức tạo nên bản sắc văn hóa riêng có của gia đình, văn hóa Việt Nam. Tuy kinh qua nhiều thế hệ, bước phát triển, cấu trúc gia đình đã có sự thay đổi nhưng những giá trị cốt lõi, cao quý của mỗi gia đình Việt Nam như lòng yêu nước, cố kết cộng đồng, thủy chung, sống có nghĩa, có tình, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, cần cù, thông minh, sáng tạo, kiên cường,… vẫn luôn được giữ vững, trở thành giá trị thiêng liêng, là “thành trì” kiên cố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt với tinh thần: “Mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch”, “mỗi người dân là một chiến sỹ chống dịch”, cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19 đã trở thành sức mạnh to lớn giúp Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19, là niềm tự hào, hình mẫu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vì sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác thiếu nhi

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, đã kêu gọi “Mỗi người dân hãy là một “pháo đài” phòng, chống dịch”.

Đó là những minh chứng sắc bén bẽ gãy mọi luận điệu xuyên tạc về sự phát triển của quyền con người, gia đình Việt Nam, pháp luật Việt Nam về sự phát triển và công bằng của xã hội. Qua hơn 35 năm đổi mới “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và úy tín quốc tế như ngày nay”(15), vị thế của gia đình và mỗi người dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng nâng cao. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam hãy phát huy hết quyền, nghĩa vụ của công dân, chung tay xây dựng gia đình ấm no, phồn vinh, hạnh phúc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đưa giá trị và con người Việt Nam ngày càng phát triển, vươn cao./.

Đại úy Lâm Hoàng Ân

Sư đoàn 5, Quân khu 7.

------------------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, năm 2021, trang 215, 216.

(2), (3) Tài liệu đã dẫn, trang 173.

(4) Tài liệu đã dẫn, trang 177.

(5) Tài liệu đã dẫn, trang 165, 166.

(6) Tài liệu đã dẫn, trang 143.

(7) Tài liệu đã dẫn, trang 144.

(8) Tài liệu đã dẫn, trang 148.

(9) Tài liệu đã dẫn, trang 147, 148.

(10) Tài liệu đã dẫn, trang 170.

(11) Tài liệu đã dẫn, trang 172.

(12) Tài liệu đã dẫn, trang 150.

(13) Tài liệu đã dẫn, trang 151.

(14) Tài liệu đã dẫn, trang 171.

(15) Tài liệu đã dẫn, trang 25.