Vì sao hôn nhân phải đổ vỡ

Trong xã hội ngày nay, những cuộc chia tay ở tuổi trung niên dần phổ biến hơn so với các thế hệ trước. Susan L. Brown, giám đốc Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình tại Đại học Bowling Green State ở Ohio, Mỹ nhận xét: "Những người lớn tuổi ngày nay ít có khả năng sẵn sàng tiếp tục cuộc sốn hôn nhân rỗng tuếch. Hôn nhân trong thời đại này hướng đến hạnh phúc cá nhân nhiều hơn so với các thập kỷ trước. Lứa tuổi trung niên đặt kỳ vọng rất cao vào những điều tạo nên thành công trong hôn nhân".

Vậy thủ phạm chính dẫn đến ly hôn ở lứa tuổi tóc đã hoa râm là gì?

Sự không chung thủy

Bà Brown, nhà sáng lập và vận hành website chuyên về ly hôn ở tuổi trung niên (Midlife Divorce Recovery), cho rằng một trong những lý do lớn nhất dẫn đến ly hôn hoa râm là sự không chung thủy. Đây là lựa chọn của một trong hai đối tác khi phát hiện nửa kia phụ bạc mình, khiến họ không còn ý định níu kéo dù vì bất cứ lý do nào. Brown cho rằng việc ly hôn giúp cho cuộc sống của mình trở nên độc lập hơn và có nhiều điều tích cực hơn, ví dụ như sự vui vẻ, những những mục đích mới...

Vấn đề tiền bạc

Trong cuộc khảo sát "Căng thẳng ở Mỹ" năm 2020 do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ thực hiện, 64% người trưởng thành cho biết tiền bạc là nguồn căng thẳng đáng kể trong cuộc sống của họ. Mỗi người có một cách quản lý tiền bạc khác nhau nên dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Karen Covy, luật sư ly hôn ở Chicago, cho biết không phải lúc nào vấn đề tiền nong giữa vợ chồng cũng bao gồm việc có bao nhiêu tiền. Đó còn là quan điểm tiền có ý nghĩa thế nào với vợ/chồng, những quan điểm đó có mâu thuẫn nhau hay không? Ví dụ, đối với người thích tiêu tiền, tiền bạc tương đương với tự do; trong khi đối với người tiết kiệm, tiền đại diện cho sự an toàn. Người hay tiêu tiền coi những người tiết kiệm là keo kiệt, trong khi những người tiết kiệm có thể coi những người hay tiêu tiền là lãng phí. Một xung đột phổ biến khác là một người ở nhà làm nội trợ, người kia kiếm tiền cho gia đình, cuối cùng giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn căng thẳng về quan điểm tài chính. Sau nhiều năm, khi mâu thuẫn tích tụ bùng nổ, hai phía khó tránh sự đổ vỡ.

Thiếu giao tiếp

Nghiên cứu hành vi của các cặp vợ chồng do Viện Gottman thực hiện chỉ ra có bốn phong cách giao tiếp gây ra sự kết thúc của một mối quan hệ, đó là chỉ trích, khinh thường, phòng thủ và "ném đá". Trong mối quan hệ vợ chồng, khi một trong những lối ứng xử này xuất hiện, giữa hai người hình thành sự xa cách và tâm lý không tin cậy, dần là nguyên nhân dẫn đến chia tay.

Tổ ấm trống rỗng

Mùa hè năm 2019, khi hai con gái đã lớn, anh Dan Tricarico - người Mỹ, 57 tuổi, nhận ra rằng vợ chồng anh đã thực sự không còn cần đến nhau nữa. Anh nhận thấy trong mối quan hệ, khi hai người di chuyển theo những hướng khác nhau và có những ưu tiên khác nhau, giữa họ dần không còn điểm chung nào. Đó là lúc tổ ấm, thứ hai người cùng vun đắp trở nên trống rỗng và mất đi mọi giá trị cảm xúc.

Khi một trong hai người không còn tìm thấy sự ấm áp trong ngôi nhà từng xây đắp sau nhiều năm, xu hướng rời đi đó sẽ hình thành. Đây có thể là khởi đầu cho việc một trong hai phía tìm một tình yêu mới, khiến hôn nhân tan vỡ.

Các vấn đề không được giải quyết trong quá khứ

Những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm tồn đọng suốt nhiều năm không được giải thích có thể giống như một đám lửa âm ỉ, một lúc nào đó sẽ bùng phát, cháy dữ dội và làm tan vỡ hôn nhân.

Bernadette Murphy, 58 tuổi, một phụ nữ Mỹ đã thông báo ly hôn năm 2021, sau nhiều năm sống với chồng. Cô nói bạn bè rất sốc khi vợ chồng cô tuyên bố ly hôn. Tuy nhiên, chỉ cô và chồng biết lý do tại sao họ đi đến lựa chọn này sau nhiều lần nung nấu ý định. Cô nhận xét giữa hai người có sự khác biệt về quan điểm sống và luôn không hợp nhau, dẫn đến rất nhiều vấn đề không được giải quyết trong quá khứ.

Theo các nhà tâm lý học, những vấn đề không được giải quyết trong suốt thời gian chung sống có thể gây ra sự ức chế tâm lý, tổn thương cảm xúc, khiến hạnh phúc hiện tại bị đe dọa. Trong khi đó, tuổi trung niên là khoảng thời gian mỗi người tạm biệt một giai đoạn của cuộc đời, đồng thời chào đón một giai đoạn khác. Do đó, việc thừa nhận, giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết giúp giải phóng bản thân mỗi người khỏi những ràng buộc, kìm hãm họ khỏi sự thoải mái trọn vẹn.

Thùy Linh (Theo AARP)

    Đang tải...

  • {{title}}

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo- Alfred Adler từng nói: "Hôn nhân và tình yêu đích thực là sự hợp tác". Dù là vợ chồng hay những người yêu nhau, khi mối quan hệ của họ sắp tan vỡ, thực sự sẽ có những cảnh báo.

Với những người không thể vượt qua được tâm lý ngờ vực của việc sống chung, thì hôn nhân chắc chắn sẽ như một thực tế đáng sợ. Ảnh: pinterest.

Không còn mục tiêu chung

Khi mối quan hệ giữa hai người nồng ấm nhất, "anh" và "em" sẽ trở thành "chúng ta". Khi đã nói "chúng ta" thì cả hai đều có mục tiêu chung cho tương lai, chẳng hạn như mua nhà, xe hơi và sinh đẻ con cái.

Vì mục tiêu này, sự hợp tác giữa hai người trở nên thiết thực nhưng cũng rất dễ chịu. Họ hỗ trợ nhau hoàn hảo nhất trong khả năng của mình, còn khi không đủ khả năng sẽ làm mọi cách bù đắp thiếu sót cho nhau. Với hai người cùng mục tiêu, giữa họ luôn có trạng thái giao tiếp tốt. Tình yêu đã gắn kết hai người, nhưng chính sự cố gắng không ngừng mới làm nên thành công cho hôn nhân.

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng là do mục tiêu sống của hai người không giống nhau. Những gì bạn muốn nhưng bạn đời cố gắng chống lại hay những gì nửa kia tha thiết lại là thứ bạn muốn vứt bỏ... Chính suy nghĩ trái ngược đã tạo ra khoảng cách ngày càng lớn trong mối quan hệ vợ chồng.

Không còn chủ đề chung

Một cặp đôi khi yêu luôn có nhiều lời muốn nói. Gọi điện và nhắn tin dường như là những việc quan trọng nhất trong ngày, dù có thể 90% các chủ đề đều vô nghĩa. Nhưng những điều này lại chứa đựng yêu thương.

Chu Sinh Hào là dịch giả nổi tiếng người Trung Quốc được mệnh danh "Người viết nhiều lời yêu thương nhất". Những bức thư ông viết cho vợ luôn mở đầu bằng câu: "Thức dậy và yêu em thật nhiều". Cuối thư, dịch giả này không quên khẳng định: "Anh yêu em, anh nhớ em". Có thể với nhiều cặp vợ chồng, việc viết thư như thế này quá cầu kỳ, nhưng họ có thể trao cho nhau tình yêu bằng ánh mắt hay trò chuyện thường xuyên để hâm nóng tình cảm.

Tình yêu rạn nứt khi cả hai đều có cảm giác thờ ơ với đối phương bởi không biết nói với nhau chuyện gì. Hai người không còn chủ đề, dù rất cố gắng và kiên nhẫn nhưng nhiều lúc một trong hai phát hiện họ đang nói chuyện một mình. Nhiều cặp vợ chồng đã không thể cùng nhau đi đến đích vì không biết lắng nghe và thấu hiểu. Xung đột chắc chắn sẽ xảy ra trong hôn nhân, nhưng với sự giao tiếp đúng mực và thường xuyên, mọi vấn đề đều có thể giải quyết.

Dù là vợ chồng hay những người yêu nhau, khi mối quan hệ của họ có hồi kết, thực sự sẽ có những cảnh báo. Ảnh: aboluowang.

Không còn câu hỏi nào nữa

"Em ở đâu và khi nào về nhà?". Nếu có người hỏi về nơi ở hay suy nghĩ của bạn, điều đó có nghĩa người đó vẫn quan tâm và cố duy trì quan hệ tình cảm. Một khi đã mất hứng thú về nửa kia, bạn không muốn quan tâm đến đối phương và tiếp tục xây dựng mối quan hệ này nữa.

Chúng ta thường hỏi han bạn đời về tình trạng của họ, không cần phải quá thường xuyên nhưng cũng không thể thiếu. Một khi không còn muốn nghe chia sẻ của nhau, cũng giống việc cả hai đang muốn tìm đến những điều mới mẻ hơn.

Khi hai người không còn câu hỏi chung, ngay cả khi bạn đang nói chuyện trước mặt, đối phương cũng không muốn nghe bởi họ không muốn tham gia vào cuộc sống, cũng như không còn hứng thú đến bất kì việc gì của bạn nữa.

Không còn ngủ chung giường

Lúc yêu, hai người không thấy mệt mỏi khi nhìn thấy nhau và mong được gần gũi nhau mỗi ngày. Yêu một người thực sự hay không, cơ thể bạn sẽ chẳng thể nói dối.

Nếu ngay cả nhìn đối phương cũng khiến bạn chán nản, ngán ngẩm thì đừng nói đến việc ngủ chung giường. Nếu một trong hai người khăng khăng ngủ một mình, mặc kệ bạn đời thì mối quan hệ đã xuống đến mức "đóng băng". Có câu vợ chồng cãi nhau ở đầu giường, làm hòa cuối giường. Chỉ cần cả hai không ngủ riêng, mâu thuẫn sẽ được giải quyết.

Còn khi ngủ riêng, không biết đến bao giờ vợ chồng mới làm hòa với nhau. Thế nên vợ chồng muốn hôn nhân hạnh phúc, tuyệt đối đừng ngủ riêng sau khi đã cãi nhau. Khi giao tiếp thể xác không còn, bạn sẽ cảm thấy người kia ngày càng xa mình, bởi vậy sẽ chẳng có thêm "sức đề kháng" để duy trì mối quan hệ này nữa.

Vy Trang (Theo aboluowang)

Video liên quan

Chủ đề