Vì sao không bị giật điện

Dòng điện xoay chiều (AC) thay đổi hướng thường xuyên; nó là dòng điện thường được cung cấp bởi công ty phân phối điện tại Mỹ và châu Âu. Dòng điện một chiều (DC) theo cùng một hướng hằng định; nó là dòng điện do pin cung cấp. Máy khử rung tim và máy chuyển nhịp tim thường dùng dòng điện DC. Làm thế nào AC ảnh hưởng đến cơ thể phụ thuộc phần lớn vào tần số. AC tần số thấp (từ 50 đến 60 Hz) được sử dụng trong các hộ gia đình ở Mỹ (60 Hz) và Châu Âu (50 Hz). Vì AC tần số thấp gây ra sự co cơ kéo dài (tetany), có thể gây co quắp bàn tay vào nguồn điện và kéo dài thời gian tiếp xúc, nó có thể nguy hiểm hơn AC tần số cao và nguy hiểm hơn gấp 3 đến 5 lần so với DC cùng điện thế và cường độ dòng điện. Tiếp xúc với DC có thể gây ra co giật một lần, thường đánh bật người tiếp xúc ra khỏi nguồn điện.

Đối với cả AC và DC, điện thế (V) và cường độ dòng điện càng cao, càng nhiều tổn thương do điện sau đó (trong cùng thời gian phơi nhiễm). Dòng điện gia dụng ở Mỹ là 110 V (đầu ra tiêu chuẩn) đến 220 V (dùng cho các thiết bị gia dụng lớn, ví dụ: tủ lạnh, máy sấy). Điện thế dòng cao (> 500 V) có xu hướng gây ra bỏng Bỏng sâu, và điện thế dòng thấp (110 đến 220 V) có xu hướng gây ra cơn co giật cơ và co quắp với nguồn dòng điện. Cường độ dòng điện tối đa có thể gây ra co quắp các cơ duỗi của cánh tay khi co lại cho phép thả tay ra khỏi nguồn điện nên còn được gọi là dòng đánh bật. Dòng đánh bật thay đổi theo trọng lượng và khối lượng cơ. Đối với một người đàn ông trung bình 70-kg, dòng đánh bật là khoảng 75 mA cho DC và khoảng 15 mA cho AC.

Điện áp xoay chiều 60 Hz AC đi qua lồng ngực thậm chí một phần giây có thể gây ra rung thất Rung thất (VF) ở tốc độ dòng điện thấp từ 60 đến 100 mA; cho DC, thì cần khoảng 300 đến 500 mA. Nếu dòng điện có đường dẫn trực tiếp tới tim (ví dụ, thông qua catheter tim hoặc điện cực của máy tạo nhịp tim), < 1 mA (AC hoặc DC) có thể gây rung tâm thất.

Tổn thương tổ chức do phơi nhiễm điện chủ yếu do chuyển đổi năng lượng điện thành nhiệt, dẫn đến tổn thương nhiệt. Lượng năng lượng nhiệt tán xạ bằng Ampe2× điện trở × thời gian; do đó, đối với bất kỳ dòng và thời gian nhất định nào, các tổ chức có điện trở cao nhất có xu hướng chịu nhiều tổn thương nhất. Điện trở của cơ thể (đo bằng Ohms/cm2) được tạo ra chủ yếu bởi da, bởi vì tất cả các mô bên trong (trừ xương) có điện trở không đáng kể. Độ dày da và độ khô tăng điện trở; da khô, sừng hóa tốt, còn nguyên vẹn có điện trở trung bình 20.000 đến 30.000 ohms/cm2. Đối với lòng bàn tay hoặc bàn chân, điện trở có thể từ 2 đến 3 triệu ohms/cm2; Ngược lại, da ẩm, da mỏng có điện trở khoảng 500 ohms/cm2. Điện trở đối với da bị thủng (ví dụ: vết cắt, mài mòn, chọc kim) hoặc màng niêm mạc ẩm (ví dụ: miệng, trực tràng, âm đạo) có thể thấp đến 200-300 ohms/cm2.

Nếu điện trở của da cao, nhiều năng lượng điện có thể bị tiêu tan ở da, dẫn đến da bị bỏng nhưng tổn thương nội tạng ít hơn. Nếu điện trở của da thấp, da bị bỏng ít hơn hoặc không bị bỏng, và năng lượng điện được truyền đến các cấu trúc bên trong. Do đó, sự vắng mặt của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán sự vắng mặt của tổn thương điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

  • Việc không có các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán được việc không có tổn thương do điện, và mức độ nghiêm trọng của các vết bỏng bên ngoài không tiên đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện.

Tổn thương các tổ chức bên trong phụ thuộc vào điện trở của chúng cũng như cường độ dòng điện (dòng điện trên mỗi đơn vị diện tích, năng lượng tập trung khi dòng điện đi qua một khu vực nhỏ hơn). Ví dụ, khi năng lượng điện đi trong cánh tay (chủ yếu là qua các mô có điện trở thấp, ví dụ như cơ, mạch, dây thần kinh), mật độ dòng chảy tăng tại các khớp bởi vì một tỷ lệ đáng kể diện tích cắt ngang của khớp bao gồm các mô có điện trở cao hơn ví dụ, xương, gân), làm giảm diện tích mô có điện trở thấp; do đó, tổn thương cho các mô có điện trở thấp có xu hướng nghiêm trọng nhất ở khớp.

Con đường của dòng điện đi qua cơ thể xác định cấu trúc nào bị tổn thương. Bởi vì dòng điện xoay chiều liên tục đảo ngược hướng, nên thuật ngữ thường không được sử dụng "nhập vào" và "thoát ra" là không phù hợp; "Nguồn" và "tiếp đất" chính xác hơn. Bàn tay là điểm nguồn phổ biến nhất, tiếp theo là đầu. Chân là điểm tiếp đất phổ biến nhất. Dòng điện di chuyển giữa hai cánh tay hoặc giữa cánh tay và bàn chân nhiều khả năng đi qua tim, có thể gây ra loạn nhịp Tổng quan về rối loạn nhịp tim . Dòng điện này có xu hướng nguy hiểm hơn so với dòng điện di chuyển từ chân này sang chân kia. Dòng điện qua não có thể gây tổn thương thần kinh trung ương.

Tin anh Huỳnh Văn Hùng (ngụ ấp Ô Rô, xã Định Bình, thành phố Cà Mau) tử nạn ở tuổi 44 làm người dân trong xóm bàng hoàng, sửng sốt. Bởi lẽ, anh Hùng "điện" chết không phải do bệnh tật hay tai nạn xe cộ mà là do điện giật. 

Nổi tiếng với biệt danh "người điện", không bị điện giật cho dù có tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện, anh Hùng càng nổi tiếng hơn khi chương trình "Chuyện lạ Việt Nam" của VTV3 thực hiện chương trình về khả năng kỳ lạ của anh.

Hai mươi năm trước, anh Hùng phát hiện mình không bị giật điện khi đang mắc điện ở đám cưới nhà hàng xóm. Khả năng này của anh được nhiều người biết khi có người "cá" anh 1 lít rượu đế nếu anh dám cho tay vào điện. Đó là lần đầu tiên anh "biểu diễn" trước mọi người khả năng siêu phàm của mình.

Được nhận vào làm ở xưởng cơ khí tại thị xã Cà Mau, anh cũng kiêm luôn việc sửa chữa điện tại đây, với cách sửa điện độc nhất vô nhị là dùng tay trần tiếp xúc với các mối điện mà không cần phải ngắt nguồn điện. Làm được một thời gian, lương công nhân không đủ nuôi sống vợ con, anh đành xin nghỉ.

Về nhà, tuy không mở tiệm sửa chữa nhưng anh Hùng thường xuyên được bà con lối xóm gần xa mời sửa chữa các thiết bị điện. Những lần như vậy, anh Hùng cũng làm với cách quen thuộc: không cần phải ngắt nguồn, sửa được ai bồi dưỡng bao nhiêu thì cho, anh cũng chẳng ra giá thù lao.

Chị Tô Mỹ Dung, hàng xóm xuýt xoa: Có lần nhà một người ở Cái Ngang bị đứt đường dẫn từ cột điện vào nhà, trong lúc mấy anh thợ điện ở Tắc Vân phải bó tay, anh Hùng đã leo lên cột điện để nối lại đường dây trong cái lắc đầu của mấy anh kỹ sư đứng phía dưới. Cũng lần khác, khi người ta đưa xáng cạp vào nạo vét kinh Cái Ngang, anh đã theo đoàn xáng nửa tháng trời để leo lên cột điện cắt và nối các đường điện dẫn qua kinh, nửa tháng anh chẳng đem về  cho vợ con được đồng nào. Sau lần đó, hàng xóm lại đặt thêm cho "người điện" biệt danh mới là "người công cộng"...

Cuộc sống của "người điện" có lẽ sẽ yên ả trôi qua nếu không có một biến cố xảy ra: vợ anh bị giựt hụi, nợ gần 200 triệu đồng. Hai vợ chồng đành ở đậu nhà người thân tận ở Tây Ninh. Và đến ngày 7.9 vừa qua, khi thấy đường bơm nước bị hư, anh Hùng xông xáo gỡ moteur ra để sửa và gắn đường ống mới, công việc cuối cùng là nối 2 mấu điện lại để vận hành.

Bỗng mọi người giật mình khi nghe anh hô "cúp cầu dao" rồi ngã bất tỉnh. Mọi người ngắt cầu dao và lật đật chở anh đi bệnh xá nhưng sau 20 phút cấp cứu, các y bác sĩ ở đây đành lắc đầu.

Trong căn nhà cột kê, vách lá nằm cạnh cầu Việt, thuộc ấp Ô Rô, xã Định Bình, một người phụ nữ ngồi thất thần, trả lời từng tiếng một những câu hỏi han của mọi người.

Đó là chị Quách Hồng Lê (40 tuổi), vợ của anh Huỳnh Văn Hùng. Đưa tay quệåt nước mắt chảy dài, chị nhớ như in lời của anh: "Nhớ mấy đứa nhỏ quá mà không dám về thăm. Chuyến đi này chắc phải bỏ thân nơi xứ người quá em". Kể đến hình ảnh anh Hùng "điện" nửa đêm ngồi gục đầu hút thuốc, chị lại nấc lên.

Sau cái chết của anh Hùng, nhiều người cố lý giải nhiều cách khác nhau: có người bảo anh bị "tổ trát", sinh nghề tử nghiệp, có người bảo tại lúc này anh ăn chay nên bị mất sức, không chịu nổi...

Không có lời giải cho khả năng của anh Hùng, cũng không có lời giải cho cái chết bất ngờ và thương tâm của người được mệnh danh là "người điện" này. Cũng như sau cái chết của anh, vợ và 4 con của anh cũng không có lời giải nào cho cuộc mưu sinh trước mắt.

Theo Thanh Niên

Video liên quan

Chủ đề