Vì sao lại có giá vàng

Theo nhiều chuyên gia, giá vàng trong nước đã có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên, mức chênh lệch này thường không quá 10% nếu quy đổi theo tỷ giá ngân hàng.

Lấy ví dụ thời điểm cuối tháng 7-2020, khi giá vàng thế giới biến động mạnh, mỗi lượng vàng SJC cao hơn giá vàng thế giới từ 1 triệu đến 2,5 triệu đồng một lượng.

Đến tháng 8-2020, thời điểm giá vàng trong nước đạt đỉnh, mức vênh giữa hai thị trường cũng chỉ lên tới 4 triệu đến 4,5 triệu đồng một lượng.

Vì sao lại có giá vàng
Vì sao lại có giá vàng
Vì sao lại có giá vàng
Vì sao lại có giá vàng
Vì sao lại có giá vàng
Người dân mua, bán vàng tại cửa hàng. Ảnh minh họa: TTXVN.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao hơn từ 15 đến 18% so với thế giới, mức chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Giới đầu tư còn tỏ ra bất ngờ trước sự tăng giá “không kiểm soát” của vàng miếng SJC khi nhu cầu trong nước giảm, người mua vàng ít, thậm chí thị trường vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 khiến các tiệm vàng phải đóng cửa dài ngày.

Ngay trong tuần trước, khi giá vàng SJC vượt ngưỡng 62 triệu đồng/ lượng, gần với đỉnh cũ đã lập được, không khí mua bán vàng tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội vẫn diễn ra vô cùng ảm đạm. Thời điểm này, giá vàng SJC đạt mức cao hơn tới 10 - 11 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới-mức chênh lệch kỷ lục.

Lý giải cho việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nguyên nhân đến từ việc Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ năm 2012.

Theo nghị định này, vàng miếng do Nhà nước độc quyền sản xuất; Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được Chính phủ giao cho tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng. Từ thời điểm thực hiện nghị định này, các giấy phép được cấp để sản xuất vàng miếng, cả giấy phép được cấp cho công ty SJC đã không còn hiệu lực.

Tuy nhiên do vàng miếng SJC là thương hiệu có uy tín, chất lượng, chiếm tới 95% thị trường vàng miếng, đồng thời để tiết kiệm chi phí sản xuất và tránh xáo trộn cho hoạt động kinh doanh sản xuất vàng, Ngân hàng Nhà nước đã chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Điều này khiến giá vàng miếng SJC luôn có giá trị hơn các loại vàng khác. Trong các giao dịch vàng, người dân cũng có tâm lý ưa chuộng giao dịch bằng vàng miếng SJC hơn các loại vàng khác.

Nghị định số 24 cũng quy định chỉ có Nhà nước mới được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Điều 14 nghị định nêu rõ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Từ những lý do này đã đẩy giá vàng trong nước, đặc biệt là giá vàng miếng SJCluôn cao hơn giá vàng thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới càng lớn sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi nhiều nhất do họ không dám bỏ tiền đầu tư vàng vào thời điểm này. Vì vậy, rất cần có giải pháp để làm cho giá vàng trong nước liên thông, tiệm cận với quốc tế.

HẢI YẾN

Tháng 2 năm 2020, giá vàng miếng SJC ở Việt Nam cao hơn giá vàng thế giới khoảng hai triệu đồng/lượng. Một năm sau, mức chênh lệch này là tám triệu đồng và đến giữa tháng 5 năm 2022, vàng SJC đắt hơn vàng thế giới gần 19 triệu đồng/lượng.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, giá xăng và giá vàng trong nước thường phụ thuộc vào giá của thế giới. Mức chênh lệch quá lớn hiện nay là do những quy định của Nhà nước về kinh doanh đã lỗi thời. Cũng có người cho rằng, gần 10 năm nay Việt Nam không nhập khẩu vàng dẫn đến nguồn cung khan hiếm. Cung không đủ cầu dẫn đến giá vàng SJC tăng cao chót vót.

Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả thuộc Bộ Tài Chính, Việt Nam không sản xuất được vàng cho nên giá vàng trong nước phải phụ thuộc giá vàng thế giới. Trước kia người ta cho giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh nhau khoảng 500 ngàn. Đến thời kỳ ông Bình làm Thống đốc thì giá chênh lệch cao lắm là hai triệu đồng một lượng. Thời gian gần đây, có những lúc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 19 triệu một lượng. Ông nêu những lý do dẫn đến giá vàng SJC quá chênh lệch với RFA sáng 16 tháng 5 năm 2022:

“Thứ nhất, Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng ban hành năm 1012, cách đây mười năm. Thời kỳ đó ở Việt Nam vàng hóa rất mạnh. Mọi thứ mua bán, trao đổi đều dựa trên cơ sở giá vàng. Để chống tình trạng vàng hóa có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác như buôn lậu hay mất ổn định chính sách tiền tệ, chính việc không muốn cho người dân có vàng hay không muốn người dân kinh doanh vàng nên điều kiện kinh doanh vàng rất chặt chẽ, Nhà nước buộc phải ra Nghị định 24. Những cái đó không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Lý do thứ hai cũng cực kỳ quan trọng. Với Nghị định 24 như vậy, Nhà nước quy định Việt Nam chỉ có một thương hiệu vàng duy nhất. Đó là SJC. Ở các nước không bao giờ họ làm như vậy. Các nước họ căn cứ vào tuổi vàng để quy định thương hiệu vàng. Có rất nhiều thương hiệu vàng. Việt Nam chỉ có một. Chỉ có Nhà nước mới công nhận loại vàng thương hiệu SJC. Chính vì vậy nó làm cung cầu mất cân đối và giá vàng quá chênh lệch so với giá vàng thế giới.”  

Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành năm 2012. Theo đó, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. Cũng theo Nghị định này, chỉ Ngân hàng Nhà nước mới có thẩm quyền xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo một số điều khoản quy định. 

Vì sao lại có giá vàng
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP.

Thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã chọn SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia. Việt Nam chỉ có một thương hiệu vàng miếng duy nhất là SJC. Các loại vàng nhẫn, vàng trang sức do các doanh nghiệp tự sản xuất.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Nghị định 24 đã góp phần chống vàng hóa nền kinh tế thời điểm đó. Bây giờ những quy định này không còn phù hợp khi chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước cao kỷ lục. Báo Dân Trí dẫn lời Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: “Trong điều hành thực tế, chúng ta phải có điều chỉnh để thị trường vàng trong nước liên thông với thế giới, thể hiện ở việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng sao cho hợp lý. Hơn nữa, chúng ta đã chấp nhận nền kinh tế thị trường thì phải xây dựng một thị trường vàng theo những thông lệ quốc tế”.

Giá vàng thế giới hôm 16 tháng 5 năm 2022, là khoảng 50,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 18 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng thấp hơn giá vàng trang sức trên 4 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu quan điểm của bà với RFA vào sáng 16 tháng 5:

“Có vẻ như ở Việt Nam người ta lo lạm phát ở Việt Nam. Trong điều kiện họ lo về lạm phát gia tăng, lo đồng tiền Việt Nam mất giá thì họ phải tìm cách để giữ giá trị tài sản tốt hơn bằng vàng. Mặt khác, sự phục hồi kinh tế sau COVID-19 cũng vẫn khó khăn.

Ngoài chuyện COVID ra thì ảnh hưởng bởi cuộc chiến Ukraine cũng làm ảnh hưởng kinh tế Việt Nam nhiều mặt. Xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước cũng vẫn còn khó và thị trường chưa có nhu cầu cao. Do đó, họ phải tìm cách khác để giữ đồng tiền. Thực sự xưa nay ở Việt Nam cũng có thói quen trữ vàng hoặc đồng ngoại tệ để yên tâm hơn.

Trong khi đồng đô la cũng đang biến động thì tôi nghĩ họ giữ vàng là xu hướng về mặt tâm lý rõ ở Việt Nam. Giá vàng cao thì cũng có thể có lợi cho một số người kinh doanh vàng. Thời gian vừa qua, giá vàng chênh lệch quá cao mà tôi cũng chỉ theo dõi trên kênh chính thức của báo chí, hay trên mạng tin tức về kinh tế. Tôi thấy chưa có lý giải nào hợp lý vì sao tình trạng tại Việt Nam lại như vậy.”

Cũng theo bà Phạm Chi lan, khi chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế tăng cao, những người đầu cơ thường mua đô la để mang lậu vàng vào, áp lực mất giá lên tiền đồng ngày một lớn hơn. Giá vàng tăng cao cũng khiến hoạt động gửi tiền không còn hấp dẫn, người gửi tiền sẽ chuyển sang giữ vàng khiến áp lực lạm phát tăng cao, giá các loại hàng hóa khác cũng lên theo.

Thống kê của Hội đồng vàng Thế giới (World Gold Council) vào giữa tháng hai vừa qua cho thấy, Việt Nam là nước có thị trường vàng miếng lớn nhất Đông Nam Á vào năm ngoái và nằm trong số 10 thị trường lớn nhất thế giới về mặt hàng này trên toàn cầu.   

Người Việt Nam thường có thói quen dự trữ vàng. Khi tiền đồng liên tiếp mất giá, người dân coi vàng là công cụ cất giữ, đầu tư an toàn cùng với đồng đô la Mỹ. Thống kê từ Ngân hàng Phát triển châu Á cho thấy, người Việt Nam nắm giữ vàng tính trên mỗi đồng đô la thu nhập nhiều hơn bất kỳ người dân nước nào trên thế giới.