Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi

Từ xa xưa ông bà ta đã có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Răng, tóc luôn là thứ quý giá qua đó thể hiện tính cách của một con người.  Răng là bộ phận trên cơ thể người, quan trọng không thiếu được nhưng không phải ai cũng hiểu về cấu tạo của răng như thế nào? Và có phải tất cả các răng đều cấu tạo như nhau không? Những thông tin dưới đây do nha khoa da lat chia sẻ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề thú vị này.

Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Cấu tạo răng

Sự phát triển của răng.

Răng là phần đầu tiên trong hệ tiêu hóa có một cấu trúc đặc biệt, cứng nhất cơ thể thường có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, mọc lên từ các lỗ huyệt răng của xương hàm. Có nhiệm vụ cắt xé nghiền thức ăn khi nhai, cần phải bảo vệ để duy trì tuổi thọ cho răng.

Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Trình tự mọc răng của trẻ

Khi bào thai ở tuần thứ 6 đã có dấu hiệu sơ khai của răng và cứ tiếp tục phát triển nhưng không rõ rệt. Khoảng 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng xuất hiện trước hết là sự nhú lên của răng cửa dưới, sau khi răng cửa xuất hiện các răng tiếp theo bắt đầu mọc. Trẻ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa vào khoảng 30 tháng tuổi, đến khoảng 6 tuổi các răng sữa dần lung lay và thay vào đó là các răng vĩnh viễn hoàn tất quá trình này khi 12 tuổi. Mỗi răng sẽ có thời gian thay răng khác nhau không theo quy luật như ban đầu. Một người trưởng thành số răng vĩnh viễn dao động từ 28 – 32 chiếc tùy thuộc vào số lượng răng khôn ở mỗi người.

Răng có cấu tạo như thế nào?

Đi từ trên xuống dưới mỗi răng gồm có:

  • Thân răng: là phần nhô vào ổ miệng trên nướu, phần mà mắt có thể nhìn thấy, được phủ bởi lớp men răng. Chính hình thể của phần thân răng quyết định đến chức năng của răng.
  • Chân răng: là phần trong huyệt răng, cắm sâu bên trong xương hàm và được bao phủ bởi chất xương răng, giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Phần chân răng thường dài hơn thân răng.
  • Cổ răng: là phần nối liền thân răng với chân răng.
Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Cấu tạo của răng

Đi từ ngoài vào trong, răng được bao phủ bởi nhiều lớp:

  • Men răng là lớp ngoài cùng bao bọc thân răng tạo nên độ cứng chắc khỏe cho thân răng. Trong men răng chứa một lượng muối vô cơ lớn, ngoài ra còn có các khoáng chất như Canxi, Flourua, Kali, nước và một lượng nhỏ chất hữu cơ, … Men răng có màu trong mờ, cứng, tia X không đi xuyên qua được, tuy vậy theo thời gian nếu răng không được vệ sinh đúng cách cũng rất dễ bị sâu răng và rạng nứt do chịu lực theo chiều đứng dọc của răng. Men răng phân bố trên cả hai mặt của răng nhưng tập trung ở mặt nhai nhiều hơn.
  • Ngà răng nằm ở phía trong và mềm hơn, không giòn và dễ vỡ như men răng, có tính đàn hồi cao, xốp và thấm. Men răng có màu trong suốt nên màu của răng do ngà răng quyết định, chiếm phần lớn khối lượng trong thân răng. Thành phần chủ yếu là chất keo collagen, nằm phía trong tăng tính bảo vệ cho tủy răng. Trên bề mặt ngà răng có dây thần kinh, độ cứng ít hơn nên ngà răng rất dễ bị a-xít phá hủy làm răng có cảm giác ê buốt khó chịu, nhạy cảm với cách kích thích nhiệt hay hóa chất.
  • Tủy răng là lớp trong cùng cấu trúc mềm, chứa mạch máu và dây thần kinh, liên hệ các dây thần kinh khác đến nuôi dưỡng và chi phối hoạt động cơ học của răng. Trong mỗi tủy răng có buồng thân răng và ống chân răng, các dây thần kinh và mạch máu chui vào các buồng tủy và qua các lỗ này. Tủy răng biệt hóa các tế bào ngoại vi hình thành tế bào ngà, đảm bảo sự trao đổi chuyển hóa, bảo vệ và quyết định phần lớn cảm giác của răng.

Đặc điểm của từng nhóm răng?

Mỗi nhóm răng khác nhau có đặc điểm và chức năng khác nhau. Các răng trước gồm có răng cửa và răng nanh, các răng sau gồm có răng tiền cối và răng cối:

Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Nhóm răng
  • Răng cửa (răng số 1 và số 2) dùng để cắn thức ăn, có mặt lưỡi hình tứ diện, mặt lưỡi đôi khi có gờ dọc ở 2 bên bờ giống dạng chiếc xẻng, mỗi hàm có 2 chiếc răng cửa chia làm răng ngoài và răng trong.
  • Răng nanh (răng số 3) gồm có 4 răng dài chỉ có một núm, mũ răng dày sắc nhọn, thân răng dài, dùng để xé thức ăn.
  • Răng tiền cối còn gọi là răng hai núm, dùng để nghiền thức ăn.
  • Răng cối, thân răng có 3 núm. Chân răng cối nằm sát trên xoang hàm nên khi nhiễm trùng răng dễ gây nên tình trạng viêm xoang hàm. Răng cối hàm trên có 3 chân răng trong khi răng cối hàm dưới chỉ có 2 chân răng. Khoảng 18-25 tuổi, răng khôn sẽ mọc để hoàn chỉnh sự mọc răng, răng mọc lệch sẽ gây đau thậm chí làm hỏng răng bên cạnh. Tùy vào cơ địa từng người mà thời gian mọc răng khôn có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, mọc không đầy đủ, một số trường hợp không bao giờ phát triển răng khôn lên đến 25%.

Nâng đỡ răng nhờ vào đâu?

Răng hoạt động chắc khỏe nhờ phần chân răng được cố định vững vàng, mỗi răng đều được dính chặt vào các hốc trên xương hàm, ngoài ra còn dựa vào các dây chằng nha chu quanh răng liên kết răng với xương hàm. Nướu răng thắt chặt phần cổ răng vùng chuyển tiếp giữa thân răng và chân răng vào xương hàm giúp bảo vệ xương, chân răng tạo bề mặt trơn quanh răng.

Tóm lại răng miệng hết sức gần gũi với chúng ta nhưng cấu tạo không hề đơn giản tí nào nhé. Hi vọng những thông tin mà Nha Khoa Đà Lạt cung cấp trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về răng miệng. Hãy chăm sóc và bảo vệ răng miệng của bạn, người thân bên cạnh bạn nhé! Hãy liên hệ nếu bạn có thắc mắc liên quan đến răng miệng, chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn kịp thời. Nha Khoa Đà Lạt – trung tâm nha khoa hàng đầu tại Đà Lạt mang lại hàm răng trắng sáng, nụ cười rạng ngời.

Xem thêm: Tại sao răng bạn bị sâu? Tại sao bạn bị đau răng?

Răng là một trong những bộ phận quan trọng hàng đầu, đóng vai trò lớn đối với vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bộ phận này có cấu tạo như thế nào, chức năng ra sao? Bài viết hôm nay, mời bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết cấu tạo và thành phần hoá học của răng là gì nhé!

Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Cấu tạo và thành phần hóa học của răng bao gồm những gì, đặc điểm ra sao?

Men răng

Về tổng thể, mỗi chiếc răng sẽ có 3 phần là: thân răng, chân răng và đường cổ răng. Trong đó, phần thân răng được bao bọc bởi men răng cứng chắc và khỏe mạnh, làm nhiệm vụ bảo vệ răng khi tiếp xúc với các tác động từ bên ngoài.

Có thể nói, men răng có nguồn gốc từ ngoại bì, là bộ phận cứng nhất so với bất kỳ chất nào có trong cơ thể. Bởi, chúng là một tổ chức chứa nhiều tỷ lệ muối vô cơ và các khoáng chất như: Canxi và Flour. Men răng thường có màu trắng sữa, ngà ngà chứ không trắng sáng, bóng bẩy.

Về thành phần hóa học: Trong men răng, người ta tìm thấy được đến 96% thành phần vô cơ, trong đó Hydroxyapatite chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Còn lại là muối Cacbonat, Clorua, Florua, Sunfat Na và K. Thành phần hữu cơ chỉ chiếm 1% trên men răng mà chủ yếu là Axit Amin Histidine, Lysin Arginin. Cuối cùng, 3% còn lại của men răng là nước, chúng khiến men răng trong suốt, ngấm vôi tốt và giúp bạn thấy được phần ngà răng khi nhìn từ bên ngoài vào.

Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Men răng có cấu tạo từ ngoại bình tính chất cứng, giòn và cản được tia X

Ngà răng

Ngà răng là bộ phận nằm ở phía trong, được che chắn vào bảo vệ bởi lớp men răng đã nói ở trên. Ngà răng thường có màu vàng nhạt và là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu trên thân răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng sẽ không lộ ra ngoài và luôn được bao phủ bởi men răng. Ngà răng làm nhiệm vụ bảo vệ tủy răng, đặc tính ít rắn và chun giãn hơn men răng, không giòn và dễ vỡ như men.

Khi men răng bị ảnh hưởng, bào mòn, ngà răng sẽ lộ ra ngoài và rất dễ nhạy cảm với thức ăn, các chất nóng lạnh.

Thành phần hóa học của ngà răng có đến 30% là chất hữu cơ và nước trong đó chủ yếu là chất keo Collagen.

Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Ngà răng có tính đàn hồi, xốp, thấm nước với chức năng bảo vệ tủy bên trong răng

Các thực phẩm ảnh hưởng đến cấu tạo, thành phần hóa học và gây ố vàng

Các cấu tạo, thành phần hoá học của răng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ bị ảnh hưởng ố vàng hoặc hư hại theo thời gian. Cụ thể, dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên tránh, hạn chế:

  • Các loại hoa quả sấy khô như nho khô, mận, mơ khô có tính chất dễ bám dính vào răng cũng như kẽ răng. Điều này kích hoạt vi khuẩn trong miệng và làm xói mòn men răng.
Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Nên ăn hoa quả tươi thay vì hoa quả sấy khô sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
  • Các nhóm thực phẩm chứa nhiều Axit cũng là yếu tố gây hư hại răng, miệng.
  • Các thực phẩm nhiều đường bột như: Kẹo, bánh mì, Pizza, khoai tây chiên,…
  • Các loại dược phẩm kháng sinh, thuốc viên dạng nhai dễ bám vào kẽ răng, chân răng gây ố vàng.
  • Nước uống có ga cũng là loại thực phẩm cần hạn chế nếu bạn không muốn men răng bị ăn mòn.
  • Rượu, bia, thuốc lá sẽ khiến răng bị ố vàng, xấu xí, mất thẩm mỹ, thậm chí gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vì sao ngà răng lại xốp và đàn hồi
Ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp cấu tạo của răng bền chắc, khỏe mạnh hơn

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn các vấn đề về cấu tạo răng và thành phần hóa học của răng. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích và cần thiết. Đừng thơ ơ với vấn đề răng miệng, bởi bảo vệ sức khỏe răng miệng chính là bảo vệ sức khỏe chung cho cuộc sống của bạn.

Liên hệ ngay cho Nha Khoa Art Dentist qua Hotline: 0983.222.696 khi bạn có nhu cầu được chăm sóc về răng miệng bạn nhé!