Vì sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan

Câu trả lời chính xác nhất:

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó. Đặc tính của tư duy con người là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; xong tri thức mà con người đạt được luôn luôn có hạn. Quá trình tìm hiểu về quan hệ giữa con người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định, trong đó có sự hòa quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, trí thức và niềm tin..

Khác với thế giới quan quan thần thoại và tôn giáo, thế giới quan triết học dựa vào trí thức, là sự diễn tả từ quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù đóng vai trò những nấc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Vì ý nghĩa đó, triết học được xem là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó.

Để hiểu rõ hơn về Triết học mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé


Mục lục nội dung

1. Khái niệm về triết học

2. Đối tượng nghiên cứu của triết học

3. Đối tượng nghiên cứu của triết học trong từng thời kì

1. Khái niệm về triết học

Triết họclà bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản củacon người,thế giới quanvà vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối vớichân lý,sự tồn tại,kiến thức,giá trị,quy luật,ý thức, vàngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những mônkhoa họckhác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Trongtiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếngHy Lạp cổ đạiφιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêuđối với sựthông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn vớinhà tư tưởngHy LạpPythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.


2. Đối tượng nghiên cứu của triết học

- Triết học thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học.

- Triết học thời Trung cổ được gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của các giáo điều Kinh Thánh.

- Triết học thời Phục hưng và Cận đại được gọi là siêu hình học với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.

Sự ra đời của Triết học Mác bị tác động bởi những điều kiện kinh tế xã hội ta tìm hiểu ở những mục dưới đây.

- Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến. Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt hơn. Bất công xã hội tăng, đối kháng xã hội thêm sâu sắc. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong xã hội.

- Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp. Giai cấp vô sản xuất hiện với tư cách là một lực lượng chính trị - xã hội với sứ mệnh tiên phong, đã ý thức được những lợi ích cơ bản của mình và tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản.

>>> Xem thêm: Đối tượng nghiên cứu của triết học là


3. Đối tượng nghiên cứu của triết học trong từng thời kì

- Thứ nhất: Ngay từ khi mới ra đời

Triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng.

Thời kỳ này triết học đã đạt được nhiều thành tự rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.

- Thứ hai: Thời kì trung cổ

Nền triết học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi trường chật hẹp của đêm trường trung cổ.

- Thứ ba: Vào thế kỷ XV – XVI

Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập.

- Thứ tư: Thế kỷ XVII – XVIII

Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Heghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó, tự coi triết học của mình là hệ thống phổ biến của sự nhận thức. Trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học.

- Thứ năm: Đầu thế kỉ XIX

Chấm dứt hoàn toàn về quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mác xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Triết học. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

Vũ Gia Hiền

08:17 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Mười, 2006

Để tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì? Nó bắt đầu từ đâu và có kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó? Con người là gì, nó được sinh ra như thế nào, quan hệ của nó với bên ngoài ra sao? Nó có thể biết gì và làm gì với thế giới đó? Vì sao có người tốt kẻ xấu? Cuộc sống của con người có ý nghĩa gì, chết là còn hay hết, nếu hết thì sao và nếu còn thì ở đâu?...Những câu hỏi như vậy luôn được đặt ra ở mức độ khác nhau đối với con người từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay và cả mai sau. Như vậy, sự khách quancũng mang trongnó sự tồn tại thích nghi giữa tự nhiên, xãhội, không gian và thời gian.

Đặc tính của tư duy con người là muốn biết tận cùng, hoàn toàn đầy đủ, nhưng tri thức mà con người và cả loài người có được luôn luôn có hạn, trong khi thế giới thì vô hạn. Phải chăng đó là mấu chất của sự tranh luận mãi mà không đi đến nhất quán, buộc con người phải tin vào một cái gì đó, vật chất hay tinh thần?

Quá trình tìm tòi giải đáp những câu hỏi như trên đã hình thành ở con người -những quan niệm nhất định, trong đó những yếu tố về đức tin, niềm vui, cảm xúc, trí tuệ, tri thức...hòa quyện với nhau trong một khối thống nhất. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song, tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành niềm tin của con người qua sự thể nghiệm lâu dài trong cuộc sống của nó. Sự hình thành đức tin là do mơ ước về một cội nguồn, còn sự hình thành lý tưởng là trình độ phát triển cao của trí tuệ nhìn nhận về thế giới quan.

Toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân.'và cuộc sống (sống và chết) của con người và loài người hợp thành thế giới quan của một con người, một cộng đồng người trong mỗi thời đại nhất định. Như vậy, thế giới quan bao hàm nguồn gốc con người, mối quan hệ của con người, tức là nhân sinh quan và toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người, loài người sinh ra con người.

Tin vào nguồn gốc phát sinh ra con người từ đức tin là phương pháp cảm nhận thế giới rất đặc trưng của logic hệ thống đơn giản, có từ "tư duy nguyên thủy", đó là hình thái biểu hiện một cách tập trung và khái quát thế giới quan của hệ thống logic tình cảm, có từ khi con người xuất hiện. Trong những câu chuyện xưa kia viết lại về nguồn gốc loài người chứa đựng những yếu tố tri thức và xúc cảm, logic và lý trí sơ khai, hiện thực và mơ ước, cái có thật và văn chương... hòa quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan bằng hệ thống ngôn ngữ dân gian cho cả một cộng đồng người, một dân tộc:

Trí tuệ của con người ngày càng tiến bộ cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp của hoạt động thực tiễn, tính tích cực của tư duy con người đạt bước chuyển biến mang tính cách mạng khoa học nhờ xuất hiện các công cụ thực nghiệm nối dài tầm với của giác quan vào nhận thức thế giới. Con người bước đầu có ý thức về mình như một thực thể tách khỏi tự nhiên, tư duy con người hướng sự "phản tư" (tiếng Hy Lạp: reflxio nghĩa là suy ngẫm, đánh giá) vào chính hoạt động của bản thân mình, từ đó một phương thức mới của tư duy để nhận thức thế giới được hình thành - tư duy triết học. Khác với thần học, huyền thoại, văn chương, triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng xây dựng khái niệm, hệ thống các phạm trù, tiên đề. Các quy luật, hệ thống mô hình vận động của triết học đóng vai trò như những bậc thang giá trị trong quá trình nhận thức thế giới. Trong thần học, yếu tố đức tin là biểu tượng đóng vai trò chủ đạo; còn trong triết học thì tư duy, lý luận là yếu tố chủ đạo. Với ý nghĩa như vậy, triết học được xem như là nhà phẫu thuật trong quá trình khám phá thế giới, là học thuyết về sự khám phá đó, là thế giới quan. Đương nhiên, thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người và xã hội loài người, song, bản thân nó phải chấp nhận một tiên đề là sự "khoanh vùng" của tư duy là một giới hạn khoa học để xác định con người và vũ trụ. Tri thức do các khoa học cụ thể đưa lại là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới theo tri thức triết học. Với những phương thức tư duy đặc thù của mình, triết học tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới theo một tiên đề hay như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ của nó với thế giới chung quanh cũng như thế giới chung quanh với con người và con người với con người.

Như vậy, triết học là nhận thức có tính hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Có nghĩa là, triết họe là thế giới quan và nhân sinh quan của con người khi xem xét thế giới và loài người trong mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, giữa con người với con người trong tự nhiên và xã hội.

Nguồn:Triết học từ góc độ biện chứng duy vật, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

LinkedInPinterestCập nhật lúc:07:52 CH @ 07/09/2008