Vì sao ruôt hoat đông tôt vao buôi sáng

Sau khi thưởng thức một bữa tối ngon miệng, bạn có thể cảm thấy mắc đi vệ sinh ngay. Điều này không có nghĩa là dạ dày của bạn có năng suất làm việc cao đến nỗi tiêu hóa thức ăn xong ngay sau khi bạn dừng ăn!

Trái lại, điều này cho thấy rằng dường như hệ tiêu hóa của bạn chưa phát triển hoàn toàn. Thực tế, tình trạng đi vệ sinh ngay sau khi ăn là phản xạ thường thấy ở trẻ sơ sinh. Đối với một số người, phản xạ này không hề mất đi dù cho họ đã trưởng thành.

Dù rằng việc đi vệ sinh ngay sau khi dùng bữa không phải là một thói quen tốt, tuy nhiên nếu bạn thường dùng bữa tại nhà hoặc nơi dùng bữa gần nhà vệ sinh, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Vì sự lo lắng còn có thể thúc đẩy bạn muốn đi vệ sinh nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn cần phải hiểu rằng lượng phân bạn bài tiết sau khi ăn không phải là những thực phẩm bạn vừa ăn vào, đó chỉ là thức ăn bạn đã tiêu thụ từ trước. Vì thế, cơ thể bạn vẫn có đủ thời gian để hấp thu dưỡng chất từ mỗi bữa ăn. Vấn đề duy nhất ở đây bạn cần lưu ý đó là nếu bạn đi vệ sinh ra phân lỏng, nổi trên nước và có mùi nặng, điều này có nghĩa là cơ thể bạn không hấp thu tốt chất béo. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp chuyên gia khoa dạ dày, đường ruột để được tư vấn và chẩn đoán.

4. Đi vệ sinh sau khi uống cà phê

Nếu bạn là người nghiện uống cà phê, bạn có từng nhận thấy rằng bạn có thói quen đi vệ sinh sau khi uống một tách cà phê? Thực tế, điều này là hoàn toàn có thực. Nguyên nhân là trong cà phê có chứa caffeine, một chất có khả năng kích thích đường ruột.

Khi caffeine được hấp thu vào dạ dày và chuyển đến đường ruột sẽ khiến phân trong đường ruột tích tụ lại và dần kết rắn, dẫn đến cảm giác muốn đi vệ sinh sau đó. Vì thế, đối với những người thường dùng cà phê sáng và đi vệ sinh sau đó, điều này là hoàn toàn bình thường. Do đó, bạn đừng nên lo lắng nếu như thường phải đi vệ sinh sau khi dùng một tách cà phê vào bữa sáng nhé!

Cơ thể con người là một sự phối hợp kỳ diệu, nhịp nhàng của chuỗi các hệ thống cơ quan bên trong. Những cơ quan này thực hiện một số nhiệm vụ nhất định tại một thời điểm xác định.

Tương tự như việc bạn ấn định thời gian cụ thể để đọc sách, làm việc, vui chơi và ngủ, cơ thể bạn thậm chí còn có một kế hoạch tỉ mỉ hơn cho từng cơ quan hoạt động và nghỉ ngơi.  

Đó là lý do tại sao, khi chúng ta không có lối sống lành mạnh, không sắp xếp các hoạt động thường ngày theo giờ giấc phù hợp, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe và dễ mắc phải nhiều loại bệnh. Dưới đây là đồng hồ hoạt động và đào thải của các cơ quan. Cùng tham khảo và bắt đầu xây dựng thói quen sống lành mạnh nhé! 

Cơ thể bạn luôn có một kế hoạch tỉ mỉ hơn cho từng cơ quan hoạt động và nghỉ ngơi

Bạn có đang gặp phải những vấn đề này? 

Bạn có bao giờ cảm thấy uể oải, lờ đờ cả người luôn mệt mỏi, không có năng lượng không? Hoặc bạn thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn, chán ăn, buồn ngủ? Đôi khi lại cảm thấy đau trong cơ thể, chuột rút cơ, đau đầu và co giật nhẹ.

Những vấn đề này có thể là do các cơ quan trong cơ thể không có khả năng phục hồi những “tổn thương” bạn phải trải qua trong cả ngày dài mà không được nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn tiếp tục để bản thân mệt mỏi mà không chăm sóc cơ thể, những triệu chứng nhỏ này có thể chuyển thành các vấn đề y tế nghiêm trọng. 

Cơ thể có một lịch trình nghiêm ngặt để tự chăm sóc và tự phục hồi được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong ngày và đêm. Nếu bạn biết rõ về những khung thời gian này, bạn sẽ hạn chế các hoạt động trong ngày khiến các cơ quan đó rơi vào tình trạng căng thẳng khi chúng thực sự cần nghỉ ngơi hoặc làm việc. 

Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan trong cơ thể 

Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan

Mười hai cơ quan chính trong cơ thể chúng ta sử dụng hai giờ mỗi ngày để tự phục hồi và sẵn sàng cho một ngày làm việc tiếp theo. Cụ thể: 

Phổi: 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng 

Phổi được “thả lỏng” từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng để tống chất độc ra ngoài. Đôi khi, đây là lý do khiến bạn bị ho vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Phổi cố gắng tống các chất thải ra ngoài thông qua ho. 

Đại tràng: 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng 

Đây là thời điểm ruột già thải các chất cặn bã ra ngoài. Do vậy, bạn cần cung cấp một lượng nước thích hợp cho ruột hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, không nên uống caffeine vào khung giờ này vì sẽ hấp thụ nước từ ruột kết làm thay đổi hoạt động của cơ quan này. 

Dạ dày: 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng 

Vào khung giờ này, dạ dày sẽ tiến hành co bóp. Do vậy, đây là khoảng thời gian tốt nhất để bạn ăn sáng, khiến cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và cải thiện khả năng tập trung. Bạn có thể bắt đầu với một bữa ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, sau đó là nước trái cây. Ngoài ra, bạn nên cố gắng ăn sáng đúng giờ, vì cơ thể đã trải qua 8 tiếng không nạp thức ăn. 

Lá lách: 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng 

Đây là thời gian lá lách được làm sạch và hoạt động. Bộ phận này thông thường giữ vai trò giúp hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại dị ứng và nhiễm trùng. Nếu lá lách không ở trong tình trạng tốt, bạn có thể bị ốm thường xuyên vì không thể chống lại các cuộc xâm lược vi mô vào cơ thể. 

Tim: 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều 

Đây là thời gian để tim phục hồi và làm sạch các mảng bám, cholesterol và chất bẩn đã tiếp nhận hàng ngày. Đây là giai đoạn tim hoạt động tích cực nhất trong cả ngày và theo nghiên cứu, 70% các cơn đau tim xảy ra trong những giờ này. Với lối sống không lành mạnh, tim sẽ phải gắng sức trong quá trình phục hồi dẫn đến đau tim.  

Ruột non: 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều 

Đây là thời gian để ruột non hoạt động trong quá trình tiêu hóa. Nếu đây là thời điểm bạn cảm thấy đầy hơi, ợ hơi hoặc ợ chua thì có thể là do sự bất tiện của ruột non trong quá trình tiêu hóa. Bạn cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để đường ruột có thể tiêu hóa đầy đủ. 

Thận & bàng quang: 3 giờ chiều đến 7 giờ tối 

Hệ thống tiết niệu hoạt động vào những giờ này, giúp làm sạch máu và giữ cho hệ thống hoạt động. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và nên ngủ một giấc ngắn.

Ngoài ra, trong những giờ này, nên hạn chế nạp vào bụng đồ ăn vặt hoặc đồ uống có ga, vì có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động đào thải của thận và bàng quang.  

Tuyến tụy: 7 giờ tối đến 9 giờ tối 

Tuyến tụy và thận hoạt động song song với nhau. Sau khi thực hiện xong công việc của mình, thận sẽ chỉ đạo tuyến tụy bắt đầu làm việc, tiến hành biến carbohydrate thành đường. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khung giờ này, có lẽ là do cơ thể muốn nghỉ ngơi để tuyến tụy làm việc hiệu quả. 

Gan và túi mật: 11 giờ tối đến 3 giờ sáng 

Đây là thời gian gan và túi mật xử lý chất thải. Nếu bạn cảm thấy khó chịu trong những giờ này, hãy hiểu rằng gan đang gặp cản trở trong quá trình làm việc. Những cản trở này có thể phát sinh từ quá trình ăn uống và sinh hoạt trước đó.  

Lắng nghe nhịp đập của đồng hồ cơ thể 

Khi hiểu rõ về cơ thể, bạn sẽ có thể chăm sóc một cách tốt hơn. Vì vậy, hãy bắt đầu quan tâm đến “chiếc đồng hồ” của cơ thể và duy trì một thói quen đi đôi với cơ thể của bạn. 

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 
  • Ăn đúng giờ 
  • Hạn chế đồ uống có cồn 
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên 
  • Không thức khuya 
  • Thức dậy vào buổi sáng đúng giờ 

Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường nếu có. Đây chính là biện pháp cần thiết giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình một cách chi tiết và tầm soát bệnh từ sớm.  

Tham khảo ngay gói khám sức khỏe tổng quát tại eDoctor tại đây nhé!

Nguồn: articlecube.com

Skip to content

Đại tiện 1 lần vào mỗi sáng là một thói quen tốt, giúp cơ thể đào thải những chất cặn bã trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn hay bị đau bụng tiêu chảy buổi sáng, thậm chí đi ngoài tới 4,5 lần thì lại là một dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Đau bụng tiêu chảy buổi sáng là dấu hiệu báo hiệu bệnh gì?

Tiêu chảy vào buổi sáng có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt). Những người bị hội chứng ruột kích thích, đại tràng khá nhạy cảm nên sau khi ăn nhu động ruột tăng lên gấp 3 lần so với người bình thường. Điều này khiến thời gian di chuyển phân trong lòng ruột ngắn lại. Phân chưa được hấp thu hết nước và chất dinh dưỡng đã bị co bóp tống ra ngoài ngay nên thường ở dạng lỏng, khó thành khuôn. Tình trạng này thường gặp sau khi ăn sáng, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, bụng đầy hơi, đại tiện có cảm giác chưa hết phân, đau bụng tiêu chảy buổi sáng.

Nhiều người bệnh bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo, môi trường sống ô nhiễm… Khi các tác nhân này vào cơ thể sẽ giải phóng độc tố và làm tổn thương niêm mạc ruột, khiến cho việc vận chuyển, tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn, đồng thời gây đau bụng và dễ bị đi ngoài sau khi ăn.

Người bệnh có thể đi ngoài bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp các triệu chứng chỉ xuất hiện vào buổi sáng, đặc biệt là khi cơ thể phản ứng với thực phẩm ăn vào đêm trước.

Tiêu chảy đi ngoài vào buổi sáng có thể do bệnh viêm ruột gây nên. Các triệu chứng của bệnh viêm ruột rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác. Do đó, bạn hãy lưu ý những dấu hiệu như: hay bị đau bụng tiêu chảy vào buổi sáng, đau bụng, cân nặng giảm sút, mệt mỏi kèm chán ăn.

Chất cồn trong bia rượu có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh ở ruột, cản trở quá trình hấp thu nước ở ruột. Mặt khác, đồ nhắm khi uống rượu bia phần lớn là chất đạm, ít xơ nên lượng acid acetic, acid lactic được tạo ra trong ruột khá nhiều. Vì vậy, nếu bạn uống rượu bia vào buổi tối có thể dẫn đến tiêu chảy vào sáng hôm sau.

Khi mang thai, phụ nữ cũng hay bị đau bụng tiêu chảy buổi sáng

Tiêu chảy có thể là một phản ứng với việc thay đổi nồng độ hormone thai kỳ. Khi mang thai, nồng độ hormone HCG và estrogen sẽ gia tăng, gây ra chứng ốm nghén và có thể dẫn đến tiêu chảy vào buổi sáng.

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, tinh thần bị kích động cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, đại tràng, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Chất điện giải gồm: magie, photphat, natri, kali… có chức năng kiểm soát cách thức màng tế bào hoạt động và truyền tín hiệu điện khiến cơ bắp co lại. Khi nồng độ các chất này quá cao hoặc quá thấp trong cơ thể, có thể dẫn đến rối loạn điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi và kiệt sức. Các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, táo bón và chuột rút liên quan đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

Chế độ ăn uống “vô tội vạ”, thường xuyên sử dụng dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, ăn quá no vào buổi tối… cũng gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng… Nếu để lâu ngày có thể gây suy nhược cơ thể dẫn đến chán ăn, bỏ bữa và suy dinh dưỡng.

Một vài nguyên nhân có thể gây tiêu chảy vào buổi sáng như: thay đổi nhịp sinh học vào buổi sáng, hoạt động thể dục thể thao cường độ cao, ăn bữa sáng ngay sau khi thức dậy có thể làm phản xạ tống phân tăng lên và dễ gây ra tiêu chảy.

Ngoài ra, tiêu chảy buổi sáng thường gặp ở những người không dung nạp lactose sau khi uống sữa và người bị hấp thụ kém fructose sau khi uống nước ép trái cây.

  • Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của tiêu chảy chính là thói quen đại tiện bất ngờ thay đổi. Người bệnh có cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp, thường là đi ngoài phân lỏng, lẫn nước. Cũng có khi là táo lỏng xen kẽ tức là đi ngoài phân lỏng rồi chuyển sang phân rắn, lặp lại nhiều lần và đi ngoài không hết phân.
  • Khó chịu vùng bụng, xuất hiện những cơn đau quặn hoặc âm ỉ quanh rốn. Sau khi đi đại tiện xong thì tình trạng đau thuyên giảm.

Những triệu chứng này tái đi tái lại hằng ngày, thậm chí hằng năm. Trong trường hợp tiêu chảy liên tục vào buổi sáng, phân có đờm mủ lẫn máu tươi, sụt cân nhanh, mệt mỏi thì bạn cần hết sức cảnh giác bởi đây có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng.

Triệu chứng nhận biết đau bụng tiêu chảy buổi sáng là gì?

Khi có hiện tượng thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy buổi sáng nghi ngờ dấu hiệu bệnh, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra xác định nguyên nhân chính xác xem có phải là do bệnh lý nào gây ra không.

Với những trường hợp bị tiêu chảy buổi sáng do thay đổi thói quen hoặc chế độ sinh hoạt không khoa học, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng này:

  • Không sử dụng những thực phẩm có tính kích thích đường ruột, chẳng hạn như rượu bia, cà phê, thuốc lá, những thực phẩm quá chua cay, nóng, thực phẩm khó tiêu…
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng nước cơ thể cần. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ bị mất nước dẫn tới rối loạn nước – điện giải.
  • Nên kiểm soát lượng chất xơ mà cơ thể tiêu thụ do khi bổ sung quá nhiều chất xơ có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy nặng lên.
  • Những thực phẩm gây kích ứng đường ruột cũng cần cắt giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn, bao gồm: đồ uống có ga, bia rượu, thức ăn cay, thực phẩm chứa gluten, thực phẩm có chứa fructose hoặc lactose…
  • Phát hiện và loại bỏ thực phẩm gây dị ứng: Có rất nhiều loại thực phẩm tồn động nguy cơ gây nên chứng dị ứng như: các loại hải sản, các đồ ăn lạ… Một số người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, không thể tiêu hóa những thực ăn này thì cần chú ý và loại bỏ chúng khỏi thực đơn hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Ưu tiên các thực phẩm giúp nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa như ăn nhiều rau xanh (cải bắp, mướp đắng, cải bẹ…), trái cây, vừng đen, khoai lang, lòng đỏ trứng gà, dưa chuột… Ngoài ra, bạn cần hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn nhanh. Nên ăn đúng bữa, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Vận động nhẹ nhàng hoặc tập thể dục thể thao hàng ngày. Duy trì tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng và căng thẳng quá mức ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa khiến niêm mạc ruột non co bóp không đều và máu huyết sẽ kém lưu thông.
  • Bổ sung lợi khuẩn probiotic: Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn có hại. Từ đó, giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện những rối loạn tiêu hóa bao gồm cả tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, táo bón…; giảm thiểu tiêu chảy do sử dụng kháng sinh hay bất dung nạp lactose. Bạn có thể bổ sung probiotic cho cơ thể từ sữa chua hoặc các loại men vi sinh.

Trong đó, sản phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn tối ưu và an toàn, tiện lợi hơn cả là men vi sinh. Đây là một dạng chế phẩm sinh học giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đồng thời kích thích tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo dòng men vi sinh từ Kim chi của Hàn Quốc, có thành phần là lợi khuẩn probiotics và chất xơ hòa tan prebiotics. Mang nguyên liệu đến từ tự nhiên rất an toàn khi sử dụng, loại men vi sinh này nhận được phản hồi tốt từ đa số người dùng bởi những công dụng tuyệt vời của nó. Với công nghệ bào chế bao kép Lab2pro, giúp bảo vệ các lợi khuẩn để chúng thuận lợi tiến vào trong đường ruột và phát huy tác dụng có lợi cho hệ tiêu hóa ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Sản phẩm này được Bộ Y tế cấp phép nên bạn có thể yên tâm sử dụng hàng ngày để cải thiện tiêu hóa, giảm tiêu chảy hiệu quả. Chi tiết về sản phẩm xem tại đây.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng tiêu chảy buổi sáng, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình điều trị và phòng tránh bệnh tiêu chảy để bảo vệ sức khỏe.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan:

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email :

Video liên quan

Chủ đề