Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

Tổ chức nhân sự 06/10/2020 06:03

(Chinhphu.vn) – Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, Vĩnh Phúc, Thái Bình vừa trao các quyết định về công tác cán bộ.

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM


1. Vị trí của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước Việt Nam

Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1960 bằng một đạo luật là Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.


Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một hệ thống độc lập và được được tổ chức ở 3 cấp, gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).

- Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 691 Viện kiểm sát cấp huyện tại 691 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).


Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Viện kiểm sát quân sự, gồm:

- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

- Viện kiểm sát quân sự cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn...

- Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực.


Toàn bộ hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Một người chỉ được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 2 nhiệm kỳ.


Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước, chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.


Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.


Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.


Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.


2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Viện kiểm sát kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.


Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.


Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.


Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.


3. Các chức danh tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

Trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên.
 

- Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
 

- Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm.
 

- Kiểm tra viên: giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại và những việc khác theo quy định của pháp luật; trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; thi hành các bản án: trong công tác xét khiếu tố và một số nhiệm vụ pháp lý khác do Viện trưởng phân công. Giúp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra hồ sơ, hoặc trực tiếp kiểm tra các vụ án thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.
 

TẬP THỂ LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai
    
Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai
    
Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai
    
Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

     Phó viện trưởng     Phó viện trưởng     Phó viện trưởng     Phó viện trưởng           Trần Phước Tới      Nguyễn Thị Thủy      Lê Hữu Thể         Trần Công Phàn       Khiêm                          

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai
    
Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai
 

   Phó viện trưởng      Phó viện trưởng   

   Bùi Mạnh Cường    Nguyễn Hải Phong

  • - Sơ đồ cơ cấu tổ chức
  • - Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
 

Được biết Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan ở trung ương. Cho tôi hỏi là biên chế các chức danh ở cơ quan này có khác gì so với địa phương không? Cụ thể chức danh Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế nào?

Căn cứ Điều 42 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

"Điều 42. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các cục, vụ, viện và tương đương;
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác."

Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện theo quy định trên.

Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

"Điều 64. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm."

Theo đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 8. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân
1. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện."

Theo đó, chức danh Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

Như vậy, biên chế các chức danh của Viện kiểm sát ở trung ương tương tự như ở địa phương, trừ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 43 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:

"Điều 43. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch công tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng.
4. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định."

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai

Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể đặt câu hỏi tại đây.