Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích ngắn nhất

Đề văn tham khảo:

Đề 1:         Mùa xuân là Tết trồng cây,

    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

1. Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu về nội dung: “Mùa xuân…xuân”

- Yêu cầu về hình thức: văn nghị luận giải thích.

*Tìm ý:

- Tìm ý nghĩa của Bác Hồ muốn khuyên dạy qua hai dòng thơ.

- Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.

2. Lập dàn bài:

*Mở bài:

- Giới thiệu 2 câu thơ

- Khái quát nội dung câu thơ đó.

*Thân bài:

- Giải thích từng câu thơ:

+, Câu 1: “Mùa xuân là tết trồng cây”: mọi người chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng cây suốt cả mùa xuân.

+, Câu 2: Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây.

Từ xuân ở câu này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu.

- Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường.

- Khẳng định việc trồng cây xanh có rất nhiều ích lợi.

*Kết bài: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ luôn luôn trồng nhiều cây xanh.

3. Viết bài.

4. Kiểm tra và sửa chữa.

Đề 2:   Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

*Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu nội dung: “Nhiễu điều…cùng”

- Yêu cầu về hình thức: văn nghị luận giải thích.

*Tìm ý:

- Câu ca dao trên là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc.

- Nó chứa đựng một lời khuyên nghĩa tình thắm thiết.

2. Lập dàn bài:

*Mở bài: giới thiệu câu ca dao.

*Thân bài:

- Giải thích câu ca dao

+, Sự gắn bó của tình giai cấp nghĩa là đồng bào được đem so sánh với “nhiễu điều’.

+, Người trong một nước phải thương nhau cùng: lời khuyên nghĩa tình thắm thiết.

- Biểu hiện:

+, Chiến công oanh liệt: Bạch Đằng, Chi Lăng.

+, Tinh thần được thể hiện qua các việc làm cụ thể.

- Bài học được rút ra.

*Kết bài: Ýnghĩa của câu ca dao vãn còn vẹn  nguyên.

3. Viết bài.

4. Kiểm tra và sửa chữa.

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

*Tìm hiểu đề:

- Yêu cầu nội dung: Thất bại là mẹ thành công.

- Yêu cầu về hình thức: văn nghị luận giải thích.

*Tìm ý:

- Tìm nghĩa của câu

- Liên hệ thực tế.

2. Lập dàn bài:

- Mở bài:

+, Giới thiệu câu tục ngữ.

+, Khái quát nội dung câu tục ngữ.

- Thân bài:

+, Giải thích nghĩa đen: thất bại là trái ngược với thành công => “Thất bại là mẹ thành công”: thất bại là mẹ của thành công.

+, Giải thích nghĩa bóng: mỗi lần thất bại cho ta kinh nghiệm, sự từng trải để có thể tiến tới thành công mà không bị thất bại nữa.

+, bài học rút ra: không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà chỉ có những lần vấp ngã, thất bại mới làm ta đứng lên, gần thành công hơn mà thôi.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

3. Viết bài.

4. Kiểm tra và sửa chữa.

Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa lời nói trong cuộc sống.

Dàn ý:

a. Mở bài:

- Lời nói là công cụ của giao tiếp.

- Giới thiệu 2 câu nói: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua…nhau”.

b. Thân bài:

- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. Lời nói vừa lòng là những lời lẽ lịch sự, tế nhị.

- Để đạt được hệu quả giao tiếp, ta phải tùy đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.

- Muốn có khả năng lời nói đẹp cần có quá trinh rèn luyện, học tập.

- Cần tránh hiện tượng nói ngon, nói ngọt để nịnh hót.

c. Kết bài: Mỗi người cần phải biết nói lời hay, ý đẹp.

Đề 5: Em giải thích nội dung lời khuyên: Học, học nữa, học mãi.

Dàn ý:

a. Mở bài: Dẫn dắt vào lời khuyên: Học, học nữa, học mãi.

b. Thân bài:

- Giải thích: học là gì? Học nữa, học mãi là gì?

- Học ở những đâu? (học lẫn nhau, học trong sách vở, học ở trường…)

- Tác dụng của việc học?

+, Học sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều điều trong cuộc sống này.

+, Học giúp ta không bị lạc hậu.

+, Học giúp ta có thể kiếm được một việc làm tốt hơn.

- Tấm gương học tập: Bác Hồ.

- Khẳng định vai trò to lớn của việc học và học không ngừng.

c. Kết bài: Tuổi trẻ cần phải học để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân.

Giaibaitap.me

Viết bài tập làm văn số 6 – Văn lập luận giải thích

Dưới đây Dethikiemtra sẽ hướng dẫn các em làm 3 đề trong SGK đề 1,3,5 . Các em cùng tham khảo bài làm mẫu dưới đây

Đề 1.

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Bác Hồ muốn dạy gì qua hai dòng thơ, vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Bài làm

Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là mùa để trồng cây.

Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước? Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành.

Quảng cáo - Advertisements

Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.

Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.

Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm nên mùa xuân của đất nước.

Đề 3. Hãy giải thích câu tục ngữ ” Thất bại là mẹ thành công”.

Bài làm

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục đích sống. Để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng gì. Chúng ta phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là chúng ta biết đứng lên từ những lần thất bại đó. Bởi vậy chúng ta mới thấy rằng câu tục ngữ sau thật ý nghĩa “Thất bại là mẹ thành công”

Thất bại và thành công là hai cái đối lập nhau. Những kẻ thất bại sẽ không thành công và ngược lại. Tuy nhiên câu tục ngữ dường như có ý nghĩa khác. Thất bại là mẹ thành công? Liệu rằng có như thế được không?

Đúng vậy, chúng ta luôn ấp ủ những ước mơ và không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được nó. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa.

Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. CHính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách?

Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu.

Khi thất bại thì đừng nên nản lòng, vì chính nó sẽ cứu vớt cuộc đời bạn về sau. Khi chúng ta biết chấp nhận thất bại có nghĩa chúng ta đã nhận ra những sai lầm mình mắc phải, chắc chắn lần sau chúng ta sẽ không vướng phải những sai lầm đó nữa.

Rất nhiều bạn học sinh sau khi không đậu đại học năm thứ nhất đã nhanh chóng buông bỏ, chán nản, không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người dù 1 năm, 2 năm không đậu đại học nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng, rèn luyện từng ngày để đạt được kết quả mà mình mong đợi.

Còn ban, bạn có phải là người dễ dàng bỏ cuộc hay không? Đừng ngần ngại thất bại, vì tuổi trẻ mà, chúng ta có thất bại thì mới trưởng thành, chín chắn được. Những vấp ngã bạn trải qua sẽ là hành trang theo bạn đến mãi sau này.

Như vậy câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.

Đề 5. Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – Nin ” Học, học nữa, học mãi”

Bài làm

   Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở.

Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.