Viết đoạn văn Nghị luận về ý chí vươn lên trong học tập và công tác của thành niên ngày nay

Viết đoạn văn Nghị luận về ý chí vươn lên trong học tập và công tác của thành niên ngày nay

Suy nghĩ về ý chí vươn lên trong học tập của học sinh qua câu nói: “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn tới thành công”.

Học tập là một nhiệm vụ lâu dài và rất khó khăn. Để kiên trì học tập, đạt đến kết quả tốt đẹp, con người cần phải có ý chí kiên định, mạnh mẽ. Thiếu ý chí, khi đối diện với trở ngại, dù không có gì khó khăn, cũng rất dễ nản lòng, bỏ cuộc. Bởi thế, có người khuyên rằng: “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn tới thành công”.

* Ý chí là gì?

– Ý chí là ý thức, sự kiên định, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ nhằm đạt cho bằng được mục đích mà mình đã xác định. Người có ý chí là người luôn biết nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh, không bao giờ bỏ cuộc để đạt đến thanh công trong công việc và trong đời sống.

* Vai trò và ý nghĩa của ý chí trong học tập:

Học tập là một công việc vô cùng khó khăn. Nếu thiếu ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại, học sinh không có động lực để thực hiện tốt việc học của mình bởi ý chí cũng giống như năng lượng đối với một cỗ máy, thiếu năng lượng, cỗ máy không thể vận động tạo ra các hoạt động khác một cách hiệu quả và hữu ích.

Có ý chí mạnh mẽ, kiên cường giúp học sinh vượt qua những thử thách khó khăn để đạt được mục tiêu, mơ ước của mình. Việc học tập không bao giờ hết khó khăn. Có ý chí, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh sẵn sàng chiến thắng trở ngại. Từ đó, thêm tự tin, giàu mơ ước ở tương lai.

Có ý chí mạnh mẽ giúp học sinh tự tin trong học tập, trở nên năng động và sáng tạo. Mỗi thành công là một động lực lớn thôi thúc học sinh không ngừng cố gắng. Học sinh càng giàu ý chí càng thêm say mê trong học tập.

Có ý chí, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua khó khăn giúp học sinh tin tưởng vào việc học, tin tưởng vào bản thân và không ngừng vươn lên chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách, nhân phẩm và năng lực.

Học sinh có ý chí trong học tập không những sẽ đat được thành tích học tập tốt đẹp, kiến thức vững vàng, kĩ năng hoàn thiện mà còn được bạn bè, thầy cô yêu mến, trở thành tấm gương sáng để bạn bè noi theo.

* Những tấm gương sáng về ý chí vươn lên trong học tập:

Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi, dù nhà rất nghèo, nhờ có lòng ham học và ý chí vươn lên, ông đã vượt qua khó khăn, trở thành trạng nguyên.

Nhờ có tình yêu nước lớn lao và ý chí kiên cường, Bác Hồ đã bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Sau 30 năm, trải qua không biết bao nhiêu gian khổ, Người cũng đã tìm được con đường giải phóng dân tộc.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, sinh ra đã khuyết tật. Nhờ có ý chí vượt qua nghịch cảnh, thầy đã nỗ lực luyện viết bằng chân, trở thành thầy giáo mẫu mực, được mọi người kính trọng.

* Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập?

Trước hết, mỗi học sinh cần có ý thức rõ ràng về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc học đối với con người và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

Cần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, đúng đắn, phù hợp và tự giác, kiên trì thực hiện tốt kế hoạch ấy. Trước khó khăn, trở ngại, không bao giờ bỏ cuộc; tích cực, năng động, sáng tạo, tìm cách vươn lên.

Khiêm tốn học tập từ  bạn bè, sách vở, đời sống; xây dựng ước mơ, lý tưởng sống cao đẹp. 

* Phê phán:

Ngày nay, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý chí trong học tập. Họ lười biếng, ham chơi, xem nhẹ nhiệm vụ học tập, kết quả học tập yếu kém. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.

* Bài học nhận thức:

Không học tập thì không thể trở thành người tốt. Không có ý chí trong học tập sẽ không có thành công. Một người không có ý chí sẽ sớm bỏ cuộc, rời khỏi con đường học vấn.

Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính ở ý chí. Bởi thế, mỗi học sinh cần phải biết ra sức học tập, luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Rèn luyện ý chí trong học tập từng ngày là điều kiện đầu tiên đưa bạn đến với thành công.

  • Nghị luận: Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí

  • Sống có ước mơ
  • Sức mạnh của ý chí

Viết đoạn văn Nghị luận về ý chí vươn lên trong học tập và công tác của thành niên ngày nay

Ý chí vươn lên trong học tập và công tác – một trong những phẩm chất cần có của thanh niên ngày nay

Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.:

– Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.

– Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay?

+ Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình nên không biết chiến tranh gian khổ.

+ Một vài năm gần đây, việc giáo dục lí tưởng cho học sinh bị coi nhẹ.

+ Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên.

– Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.

– Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác (…)

– Ý nghĩa của vấn đề đặt ra. Bản thân phải có nhận thức và hành động gì.

  • Nghị luận: Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí

  • Sức mạnh của ý chí
  • Tinh thần học tập

Đề bài : Nghị luận về nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên

Bài tham khảo 1 :

Thanh niên là thế hệ tương lai, là trụ cột của đất nước mai sau. Vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước rất quan trọng. Họ cần phải được rèn luyện nhân cách và đạo đức từ khi bắt đầu ý thức được trách nhiệm đó. Bởi vậy mới có câu “Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên”.

Thanh niên là từ để chỉ thế hệ trẻ, những con người có sức khỏe, nhiệt huyết và đam mê sống, làm việc hết mình để cống hiến và dựng xây đất nước ngày càng giàu mạnh. Thanh niên chính là thế hệ học sinh, sinh viên đang được trang bị kiến thức văn hóa, xã hội ngay trên ghế nhà trường để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, và phát triển đất nước. Thanh niên cần phải xác định được hướng đi của mình để không lệch lạc, để phù hợp với yêu cầu của đất nước mai sau.

Ở lứa tuổi thanh niên, việc học luôn được đề cao lên hàng đầu. Bởi vì có học thì mới có kiến thức, có hiểu biết để góp công sức của mình vào phát triển đất nước. Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” muốn nhắn nhủ đến tất cả mọi người việc học là suốt đời, học chưa bao giờ là thừa, kiến thức chưa bao giờ là đủ. Những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải cố gắng phấn đấu không ngừng để đi tìm hiểu, bổ sung kiến thức để làm hành trang cho bản thân sau này.

“Nỗ lực học tập” chính là sự quyết tâm, kiên trì, chăm chỉ, không bỏ cuộc giữa chừng dù cho khó khăn và thử thách nhiều như thế nào. Sự nỗ lực của bản thân không phải tự dưng mà có, cần phải có quá trình rèn luyện, phấn đấu hằng ngày. Nó sẽ tạo thành một động lực để bạn sau này tự tin bước tiếp. Nếu không nỗ lực thì mọi việc chúng ta muốn làm sẽ nhanh chán, nhanh bị ngó lơ, và cuối cùng là bị quên lãng. Khi bắt đầu đặt ra mục đích của bản thân thì trước hết phải có ý chí và nghị lực để có thể làm mọi cách đạt được điều đó.

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều tấm gương ham học, nỗ lực để vượt lên chính mình. Em Nguyễn Văn Bình, thủ khoa của Đại học Vinh năm 2013 đã vươn lên hoàn cảnh khó khăn của gia đình để chạm tới  ước mơ làm giáo viên của mình. Mặc dù không được học hành nhiều nhưng Bình luôn quý trọng thời gian, quý trọng mỗi giờ dạy của cô trên lớp. Em đã tìm mọi cách để được học, khi đi làm đồng, chăn trâu, nấu cơm. Miên lúc nào có thể học được là em đều tranh thủ thời gian. Đây là một tấm gương nỗ lực không ngừng xứng đáng để mọi người noi theo và học hỏi.

Sự nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ chính là động lực để tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Những nỗ lực của hiện tại sẽ được đèn đáp vào mai sau. Đất nước chúng ta đang không ngừng đi lên, đòi hỏi thanh niên phải ý thức được điều này để không ngừng phấn đấu, cố gắng hoàn thiện bản thân mình từng ngày.

Khi nhận thức được vai trò của bản thân mình trong tương lai thì sự nỗ lực không còn là của riêng mỗi người nữa, mà nó đã được quy chiếu thành trách nhiệm. Không một ai được lười nhác, được bỏ bê, được lơ là công việc học tập của mình. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển và kiến thức đòi hỏi cũng cần được nâng cao. Thế hệ trẻ nếu không theo kịp với xu hướng của thời đại thì sẽ không thể nắm rõ được định hướng phát triển bản thân và phát triển xã hội như thế nào.

“Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên” không còn là lời khuyên, lời nhắc nhở thanh niên nữa mà đã trở thành câu khẩu hiệu, lời kêu gọi. Thanh niên cần phải tự nhắc nhở bản thân mình nỗ lực không ngừng nghỉ, khám phá thế giới xung quanh, trang bị kiến thức để sẵn sàng trở thành chủ nhân của đất nước.

Như vậy trách nhiệm, vai trò của thanh niên đối với đất nước mai sau vô cùng quan trọng nên việc nỗ lực học tập là rất cần thiết và phát huy cao hơn nữa.