Việt nam có bao nhiêu khu kinh tế quốc phòng năm 2024

Nước ta có trên 4.500 km đường biên giới trên bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Tại những khu vực này, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, nhân dân miền núi, biên giới tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất khó khăn, tỉ lệ đói nghèo phổ biến là trên 25%, có nơi tới 90%; tình hình tôn giáo, dân tộc diễn biến phức tạp.

Để giải quyết những khó khăn trên, căn cứ vào kết quả đạt được của Binh đoàn 15 và Bộ đội Biên phòng trên mặt trận xoá đói giảm nghèo, tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Quốc phòng xây dựng các vùng kinh tế mới, đỡ đầu, đón nhận khoảng 100.000 hộ dân đến lập nghiệp ở những vùng đất còn hoang hoá, biên giới, hải đảo. Đó chính là khởi đầu để Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng các Khu kinh tế - quốc phòng trên địa bàn cả nước.

Giai đoạn 2010 - 2020, các Khu kinh tế - quốc phòng đã xây dựng mới được trên 1.300 điểm dân cư tập trung, đồng thời hỗ trợ ổn định đời sống cho hơn 98.000 hộ dân

Hoạt động xây dựng các Khu kinh tế - quốc phòng đã được đưa vào Luật Quốc phòng và các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc qua các thời kỳ.

Mục tiêu xây dựng các Khu kinh tế - quốc phòng nhằm "Phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kết hợp bảo đảm quốc phòng an ninh ở địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo trên cơ sở bố trí lại dân cư theo quy hoạch của sản xuất và mục tiêu lâu dài của quốc phòng, an ninh, hình thành các cụm làng xã biên giới, tạo vành đai biên giới, biển, đảo trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc".

Đến nay, Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4 Đề án quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng (thông qua các Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 31/3/2000, số 43/2002/QĐ-TTg, ngày 21/03/2002, số 1391/QĐ-TTg ngày 09/8/2010, số 49/QĐ-TTg ngày 24/6/2020), Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; Nghị định số 22/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 về Khu kinh tế - quốc phòng; Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách trong xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.

Phát huy những kết quả đã đạt được trong xây dựng các Khu kinh tế - quốc phòng giai đoạn 1999-2010, trên cơ sở chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ; thực hiện Nghị định số 44 và Quyết định số 1391, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển toàn diện các Khu kinh tế - quốc phòng, đi vào thực chất, chiều sâu, ổn định, bền vững.

Đến hết năm 2020, Bộ Quốc phòng đã triển khai lực lượng xây dựng 28 Khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, đặc biệt khó khăn từ biên giới phía Bắc đến Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các Khu kinh tế - quốc phòng đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều mặt, góp phần tạo nên diện mạo, thế và lực mới cả về chính trị, kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh trên vùng đất biên cương của Tổ quốc. Cụ thể:

Thứ nhất, việc xây dựng, củng cố, phát huy hiệu quả hệ thống các Khu kinh tế - quốc phòng ở những địa bàn chiến lược về quốc phòng đã tạo nên thế và lực mới trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Giai đoạn 2010 - 2020 đã xây dựng mới được trên 1.300 điểm dân cư tập trung, đồng thời hỗ trợ ổn định đời sống cho hơn 98.000 hộ dân. Các cụm, điểm dân cư được xây dựng đã khắc phục cơ bản tình trạng một số xã “trắng dân”, trống dân chưa thành lập được đơn vị hành chính. Cơ cấu dân cư dọc biên giới được điều chỉnh; chính quyền cơ sở được củng cố; người dân yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế, trở thành nguồn lực quan trọng trong tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, giữ gìn ổn định chính trị trên địa bàn; từ đó tạo nên thế trận QPAN ngày càng vững chắc.

Thứ hai, tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với tổ chức lại dân cư, giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định đời sống.

Tại các Khu KTQP trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung như Binh đoàn 15, Binh đoàn 16, Công ty Cà phê 15 đã tổ chức cho nhân dân trồng cao su, cà phê, điều cao sản, cây nguyên liệu giấy…; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 24.000 hộ gia đình đồng bào sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên. Tại các Khu KTQP không có điều kiện trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung đã giúp dân thông qua việc tổ chức nhiều mô hình sản xuất; làm dịch vụ 2 đầu; hỗ trợ giống, vốn và chuyển giao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi cho các hộ dân.

Thứ ba, làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Bằng các hoạt động thiết thực, triệt để thực hiện “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào), cán bộ, chiến sĩ các Đoàn KTQP đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân định canh, định cư, giữ đất, giữ làng, bảo vệ đường biên mốc giới, kịp thời phát hiện, phối hợp với bộ đội và chính quyền phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào, cuộc vận động do các cấp phát động; đấu tranh với các loại tội phạm, loại bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, dụ dỗ lôi kéo của các thế lực phản động…

Thứ tư, làm tốt công tác tham mưu, giúp địa phương xây dựng chính quyền cơ sở và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững mạnh.

Hoạt động của đội ngũ Trí thức trẻ tình nguyện tại các Khu KTQP đã phát huy được vai trò xung kích của tuổi trẻ; cùng cán bộ, chiến sỹ các Đoàn KTQP tham gia phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng chính quyền cơ sở vùng dự án vững mạnh. Sự phối hợp giữa các lực lượng quân sự - biên phòng - công an trên địa bàn được duy trì thường xuyên, nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực; góp phần xây dựng KVPT tỉnh, huyện nơi các Đoàn KTQP đứng chân vững mạnh; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển

Việt Nam có bao nhiêu khu vực kinh tế?

Danh sách khu kinh tế Việt Nam Đến thời điểm tháng 9 năm 2020, Việt Nam có 18 khu trong quy hoạch nói trên đều đã được chính thức thành lập là khu kinh tế hoặc được hưởng quy chế ưu đãi như khu kinh tế.

Đoàn kinh tế Quốc phòng là gì?

Đoàn kinh tế - quốc phòng là đơn vị quân đội, do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định về tổ chức, biên chế của Đoàn kinh tế - quốc phòng, đảm bảo phù hợp với tổ chức, biên chế của Quân đội.

Đoàn kinh tế Quốc phòng 92 ở đâu?

(ĐCSVN) - Đoàn Kinh tế Quốc phòng 92 (Đoàn 92) được thành lập ngày 24/5/1999 có nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng A So, huyện A Lưới ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khu vực kinh tế là gì?

Như vậy, khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Chủ đề