Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì

Bạn cần một số nguyên liệu cho món ăn sắp chế biến. Bạn tìm thấy nó và luôn để ý xem hạn sử dụng của từng loại thực phẩm ra sao? Bạn đột nhiên tò mò về những dòng chữ/ ký hiệu bên cạnh các con số về ngày/ tháng/ năm mà không hiểu liệu nó có ý nghĩa gì không? Vai trò của nó thế nào trong việc quy định hạn sử dụng của thực phẩm? Nếu chưa có nhiều thông tin, bài viết dưới đây của Hoteljob.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Vai trò của ký hiệu Hạn sử dụng in trên bao bì sản phẩm

Bất kỳ đầu bếp hay người tiêu dùng nào khi sử dụng thực phẩm đều lưu ý đến hạn sử dụng (HSD) – mốc thời gian cụ thể hiển thị trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, kèm theo những con số về ngày/ tháng/ năm thì tồn tại không ít những ký hiệu chữ như “use by day”, “best before”, “expiry date”, “EXP”… quy định chi tiết hơn về thời hạn sử dụng từng loại thực phẩm chuyên biệt nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất. Sử dụng những thực phẩm quá hạn sử dụng tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người, gây ngộ độc hoặc ẩn chứa mầm bệnh, nhất là những thực phẩm đã bị bốc mùi, ẩm mốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia và đầu bếp nổi tiếng cho rằng, quan niệm sử dụng thực phẩm quá HSD gây mất an toàn cho sức khỏe không thực sự đúng hoàn toàn; bởi những thông số này thực tế không liên quan đến rủi ro thực phẩm bị nhiễm độc hay các loại bệnh truyền qua thực phẩm và chúng vẫn có thể sử dụng được một thời gian nhất định tiếp đó nếu biết bảo quản đúng cách. Mặt khác, những NSX và HSD này chỉ để nói về “độ tươi” của thực phẩm, được các nhà sản xuất áp dụng nhằm nói rõ sản phẩm đó đảm bảo tươi ngon nhất trong khoảng thời gian nào; đồng thời đảm bảo họ không bị liên đới trách nhiệm nếu người dùng sử dụng hàng hết hạn và để lại hậu quả.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì
Những thực phẩm quá HSD bị bốc mùi, ẩm mốc gây hại cho sức khỏe người dùng

Ví dụ: một thực phẩm có ngày hết hạn là 20 thì không bao giờ nó bị hỏng ngay trong ngày 21 – hoặc trứng có thể dùng được từ 3-5 tuần sau khi mua nhưng hạn dùng của chúng luôn được khuyến cáo sớm hơn nhiều…

Thực tế là vậy, nhưng làm ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng ngày phải chế biến và phục vụ hàng trăm, nghìn thực khách; nhà hàng nói chung và các đầu bếp nói riêng cần đặc biệt lưu ý đến HSD để đảm bảo thực phẩm luôn đạt độ tươi ngon nhất – cho ra món ăn chuẩn vị và đẹp mắt nhất – đồng thời, hạn chế tối đa những sự cố, hậu quả không mong muốn gây hại đến sức khỏe người dùng cũng như thương hiệu, uy tín của nhà hàng. Một trong những lưu ý cần thiết nhất về HSD là đọc - hiểu ý nghĩa những ký hiệu chữ bên cạnh các con số hiển thị ngày/ tháng/ năm.

Đọc - hiểu ý nghĩa những ký hiệu hạn sử dụng của thực phẩm

Như đã trình bày ở phần trên, “use by date”, “best before”, “expiry day”, “EXP”… là những ký hiệu về HSD in trên bao bì sản phẩm thường gặp nhất. Vậy ý nghĩa của chúng là gì?

Cụm từ “use by date - UB” thường được in trên bao bì của các loại thực phẩm tươi sống, có HSD ngắn và dễ hư hỏng như rau quả, sữa, cá hay thịt, pho mát mềm… Cụ thể, UB chỉ thời hạn sử dụng an toàn của thực phẩm hơn là chất lượng của nó, con số in trên bao bì đựng thực phẩm kèm thêm dòng chữ use by date khuyến cáo bạn không nên sử dụng (chế biến, ăn hay uống) các loại thực phẩm này kể từ sau ngày được ghi trên đó. Nếu cố gắng sử dụng những thực phẩm đã quá ngày UB thì nguy cơ cao người dùng bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bán những sản phẩm quá hạn UB cũng thuộc nhóm hành vi phạm pháp. Do đó, tốt nhất các đầu bếp vẫn nên vứt bỏ những sản phẩm đã qua mất ngày UB để đảm bảo an toàn sức khỏe cho thực khách và thương hiệu, uy tín của bản thân và nhà hàng.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì
Use by date khuyến cáo người dùng chỉ sử dụng thực phẩm đến ngày được in trên bao bì

Cụm từ “best before”/ “best before date – BB” thường được in trên bao bì các sản phẩm có thể bảo quản được lâu hơn như đồ hộp, đồ uống lạnh, thức ăn khô như bánh quy, ngũ cốc, trứng, sữa chua, nước sốt… nhằm ám chỉ đến cả chất lượng của thực phẩm hơn là độ an toàn của nó. Cụ thể, các loại thực phẩm sẽ có chất lượng sử dụng tốt nhất khi được dùng trước ngày ghi trên bao bì có kèm ký hiệu này – BB. Nếu cố gắng sử dụng sau ngày BB, thậm chí, thực phẩm vẫn có thể an toàn nếu chưa bị bốc mùi hay ẩm mốc nhưng sẽ không giữ được chất lượng về hương vị chuẩn vốn có hoặc không còn mềm, mịn như thời gian sử dụng khuyến cáo và dĩ nhiên, vẫn có khả năng gây ngộ độc, nhất là trứng nếu vẫn sử dụng sau ngày quy định quá lâu.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì
Best before date chỉ thực phẩm sẽ vẫn đạt chất lượng tốt nhất nếu sử dụng trước hoặc đến ngày in trên bao bì

Cụm từ “sell by”, “sell by date” hay “display intil” được sử dụng nhằm mục đích quản lý thời hạn bày bán/ trưng bày các mặt hàng cụ thể tại quầy của các cửa hàng, siêu thị… Những cụm từ này không hẳn chỉ ngày hết hạn vì có không ít thực phẩm vẫn có thể sử dụng được sau ngày ghi trên bao bì, tương tự như BB và tất nhiên, thực phẩm sẽ không đạt chất lượng tốt nhất sau ngày in.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì
Sell by date quy định thời hạn bày bán các mặt hàng thực phẩm tại quầy

Cụm từ “expiry date” hay “EXP” thường dùng cho những mặt hàng là các thực phẩm chức năng, đồ hộp, bánh quy đóng hộp… ám chỉ ngày được in trên bao bì sản phẩm chính là ngày mà sản phẩm đó thực sự hết hạn, tức không còn bất kỳ chất dinh dưỡng nào nữa, và dĩ nhiên, độ an toàn khi sử dụng cũng không đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia luôn khuyến cáo không nên sử dụng bất kỳ mặt hàng nào quá HSD in trên bao bì.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì
EXP chỉ HSD của thực phẩm

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hoteljob.vn sẽ hữu ích với những đầu bếp mới vào nghề hay cả người tiêu dùng muốn hiểu thêm nhiều thông tin về sản phẩm, nhất là HSD để luôn đảm bảo cả chất lượng và độ an toàn của thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người dùng.

​Ms. Smile

Nhìn ký hiệu trên thẻ bảo hiểm y tế, người dân có thể biết ngành nghề, mức hưởng bảo hiểm y tế, bệnh viện đăng ký điều trị...
Theo Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế (BHYT) và Thanh toán đa tuyến khu vực phía bắc (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), người dân có thể tra cứu được thông tin về ngành nghề làm việc, mức hưởng BHYT, nơi sinh sống và nơi đăng ký điều trị... trên thẻ BHYT.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì

Ký hiệu trên thẻ BHYT thể hiện ngành nghề và quyền lợi được hưởng.

Theo đó, người dân hoàn toàn có thể tra cứu thông tin về giá trị sử dụng thẻ BHYT của mình trên hệ thống thông tin giám định BHYT (tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx ) Kết quả khi nhập đủ các thông tin về mã thẻ, họ tên, ngày/năm sinh và mã xác thực sẽ cho người dân thông số về thời hạn sử dụng thẻ, thời gian cấp thẻ và các quyền lợi chủ thẻ BHYT được hưởng khi khám chữa bệnh (KCB). Tại hệ thống này các cơ sở KCB cũng biết được thông tin về được đối tượng đến khám có tiếp tục được cấp thẻ mới hay không để tiếp tục thanh toán chi phí KCB BHYT đối với trường hợp thẻ BHYT còn giá trị sử dụng hoặc không thanh toán đối với những trường hợp hệ thống báo thẻ BHYT hết giá trị sử dụng.

"Do đó, nếu trường hợp thời điểm đầu năm 2018, người bệnh chưa nhận được thẻ mới thì thông qua mã số thẻ của năm trước (năm 2017) cơ sở KCB sẽ biết được bệnh nhân này có được hưởng BHYT hay không. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh không bị gián đoạn khi đã đóng BHYT nhưng lại chưa nhận được thẻ mới", đại diện Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía bắc cho biết.

Hiện mức hưởng của người tham gia đã được mã hóa ở ký hiệu in trên thẻ BHYT. Theo đó mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự, được chia thành 4 ô. Trong đó, 2 ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia BHYT. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.


Ký hiệu trên thẻ thể hiện quyền lợi được quỹ BHYT chi trả tại ô thứ 2 (Mã Quyền Lợi) : được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.

  • a) Ký hiệu bằng số 1: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CC, TE.
  • b) Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.
  • c) Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: HT, TC, CN.
  • d) Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: DN, HX, CH, NN, TK, HC, XK, TB, NO, CT, XB, TN, CS, XN, MS, HD, TQ, TA, TY, HG, LS, PV, HS, SV, GB, GD.
  • đ) Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là QN, CA, CY.

Đối với 2 ký tự đầu : được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.

a) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
- DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. - HX: Người lao động làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. - CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác. - NN: Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác. - TK: Người lao động làm việc trong các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. - HC: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

- XK: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;


b) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
- HT: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; - TB: Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; - NO: Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; - CT: Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; - XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; - TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

- CS: Công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc;


c) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
- QN: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ; học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội; - CA: Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách Nhà nước; - CY: Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại các tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương; - XN: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước; - MS: Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước; - CC: Người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - CK: Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về người có công với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã CC; - CB: Cựu chiến binh theo quy định pháp luật về cựu chiến binh; - KC: Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trừ các đối tượng được cấp mã CC, CK và CB; - HD: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; - TE: Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa đến kỳ nhập học; - BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật; - HN: Người thuộc hộ gia đình nghèo; - DT: Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; - DK: Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - XD: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; - TS: Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; - TC: Thân nhân của người có công với cách mạng, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, trừ các đối tượng được cấp mã TS; - TQ: Thân nhân của đối tượng được cấp mã QN; - TA: Thân nhân của đối tượng được cấp mã CA; - TY: Thân nhân của đối tượng được cấp mã CY; - HG: Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật; - LS: Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam;

- PV: Người phục vụ người có công với cách mạng, bao gồm: người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ở gia đình; người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình.


d) Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- CN: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; - HS: Học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; - SV: Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- GB: Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật;


đ) Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
- GD: Người tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d nêu trên.

Viết tắt ký hiệu c bb là thuốc gì

Điểm đáng chú ý trên thẻ BHYT có dòng chữ "Thời điểm đủ 05 năm liên tục: từ ngày….": Quyền lợi này được tính theo năm dương lịch, khi gộp tất cả các đợt khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến, thông tuyến, cấp cứu mà chi phí tiền cùng chi trả của người bệnh vượt vượt quá 6 tháng lương tối thiểu. Cụ thể, nếu người bệnh điều trị năm 2018 đã  đồng chi trả trong 1 hoặc nhiều đợt điều trị số tiền là 8.340.000đồng (1.390.000 đồng x 6 tháng lương cơ sở)  người bệnh tổng hợp chứng từ đã thanh toán gởi cơ quan BHXH tỉnh để được xác nhận và cấp Giấy miễn cùng chi trả trong năm. Khi có Giấy miễn cùng chi trả trong năm thì các đợt điều trị kế tiếp của năm 2018, bệnh nhân sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định.