Vitamin cơ thể hấp thụ dưới dạng gì

Sắt đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, thiếu hụt sắt sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng điển hình là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Hãy cùng tìm hiểu cơ thể hấp thu sắt như thế nào và cách hấp thụ sắt tốt nhất từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung để việc bổ sung sắt trở nên hiệu quả và an toàn.

Sắt có thể được bổ sung bằng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Thức ăn có thể cung cấp 10mg đến 15mg sắt mỗi ngày nhưng cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 5% đến 15% lượng sắt có trong thực phẩm. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao hoặc gặp phải bệnh lý gây ra do thiếu sắt cần sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Những người bị thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai có thể hấp thụ 20% đến 30% lượng sắt có trong thức ăn.

Sắt có thể được dùng dưới dạng viên nang, viên nén, viên nhai và ống thuốc lỏng, với hàm lượng phổ biến nhất là 325 mg ở dạng sắt sulfat, ngoài ra còn có các dạng hóa học là gluconate và fumarate. Sắt có trong thực phẩm là sắt ở dạng Fe3+ heme hoặc non-heme, còn sắt tồn tại trong cơ thể dưới dạng sắt hydroxit hoặc được liên kết với các protein.

Sắt được hấp thụ bắt đầu từ dạ dày rồi đi qua hành tá tràng và kết thúc tại ruột non. Cơ thể không hấp thu Fe3+ và chỉ có thể hấp thu được F2+, nên HCl (axit clohidric) và vitamin C (axit ascorbic) có nhiệm vụ khử Fe3+ thành Fe2+ để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Sau đó, pepsin trong dạ dày sẽ giúp tách các phân tử sắt ra khỏi các hợp chất hữu cơ để sắt kết hợp với đường và axit amin.

Sắt được kiểm soát hấp thụ bởi hai yếu tố là nhu cầu sắt vận chuyển và sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu thiếu máu thiếu sắt, phần lớn sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột, vào máu và đi về tĩnh mạch cửa. Nếu thừa sắt, lượng sắt được hấp thụ vào niêm mạc ruột sẽ giảm xuống. Sắt thừa kết hợp với apoferritin tạo ra ferritin trong bào tương của tế bào niêm mạc ruột. Cuối cùng ferritin sẽ được đào thải vào lòng ruột cùng các biểu mô ruột bong ra.

Sắt có thể được bổ sung bằng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày

Thông thường, cách hấp thụ sắt tốt nhất là dùng khi bụng đói, điều này ít gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số người, uống bổ sung sắt có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp này, người dùng có thể cần bổ sung sắt cùng với một lượng nhỏ thức ăn để hạn chế những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa.

Bên cạnh việc uống sắt xa bữa ăn, người sử dụng không nên uống sữa, canxi và thuốc kháng axit cùng lúc với thuốc bổ sung sắt. Nghĩa là bạn nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm này trước khi uống sắt để hấp thụ sắt tốt nhất.

Ngoài ra, để hấp thụ sắt tốt nhất không nên đồng thời uống sắt với ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, rau sống và cám; thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine.

Ngược lại, bổ sung đồng thời vitamin C hoặc uống nước cam khi nạp sắt cho cơ thể sẽ cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt tốt nhất.

Bổ sung đồng thời vitamin C hoặc uống nước cam khi nạp sắt cho cơ thể sẽ cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt tốt nhất

Tương tác thuốc có thể thay đổi hoạt động, tác dụng và hiệu quả hoặc thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Một số sản phẩm có thể tương tác với sắt dẫn tới ức chế sự hấp thu sắt và làm giảm hoạt tính của thuốc bao gồm: Các thuốc kháng sinh nhóm quinolon và tetracyclin; các thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, lanzoprazol; các thuốc kháng acid trong thành phần có hydroxyd nhôm Al(OH)3, hydroxyd magie Mg(OH)2, thuốc ảnh hưởng tới hoóc-môn tuyến giáp như levothyroxine; các glycoside tim như Digoxin; các thuốc cao huyết áp như Methyldopa.

Vì vậy để tránh tương tác thuốc và việc hấp thu sắt tốt nhất, người dùng cần uống cách xa các thuốc này với thời điểm uống sắt tối thiểu ít nhất 2 giờ.

Để tránh tương tác thuốc và việc hấp thu sắt tốt nhất, người dùng cần uống cách xa các thuốc này với thời điểm uống sắt tối thiểu ít nhất 2 giờ

Khi bổ sung sắt, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phân có màu đen. Dấu hiệu này là bình thường khi uống sắt và không có nguy hại gì. Tuy nhiên, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Phân có màu đen và trạng thái như nhựa đường
  • Trong phân có vệt đỏ
  • Chuột rút, đau nhói hoặc đau bụng xảy ra

Người sử dụng thuốc bổ sung sắt dễ bị gặp phải các tác dụng phụ phổ biến như táo bón và tiêu chảy, ở liều cao hơn có thể dẫn tới buồn nôn và nôn. Nếu cảm thấy phiền toái với những vấn đề trên, hãy nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc làm mềm phân như docusate natri (Colace) để hạn chế táo bón, hoặc thay đổi liều lượng sắt hoặc dạng hợp chất chứa sắt để tránh cảm giác buồn nôn và nôn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Bên cạnh đó, sắt dạng lỏng có thể làm ố răng. Nếu thấy răng bị ố, hãy thử đánh răng với baking soda hoặc peroxide. Một cách xử lý khác là dùng ống hút để uống thuốc để hạn chế sắt dạng lỏng tiếp xúc với răng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: medlineplus.gov, webmd.com, hemochromatosishelp.com

XEM THÊM:

Vitamin và khoáng chất là những chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Vitamin và khoáng chất cho người trưởng thành, trẻ em hay người già đều rất quan trọng.

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Chức năng của vitamin trong cơ thể:

  • Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
  • Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
  • Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
  • Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:

Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Vitamin A: Giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Vitamin C: Làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

Vitamin D: Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng...

Vitamin E: Liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.

Vitamin K: Là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.

Vitamin D cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương

Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin:

  • Thành phần thức ăn không đầy đủ.
  • Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.
  • Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.
  • Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể.
  • Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,...

Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể:

  • Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy.
  • Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.
  • Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

Sắt cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu

Đối với sức khỏe, khoáng chất có vai trò quan trọng tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.

Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng. Vai trò của một số khoáng chất quan trọng sử dụng phổ biến:

Magie: Cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.

Selen: Là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.

Sắt: Cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.

Kẽm: Kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.

Clorua: Là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.

Kali: Cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.

Natri: Kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.

Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Hiện nay, do thay đổi các phương thức chế biến, thay đổi các thói quen ăn uống sinh hoạt cũng như các cách nuôi trồng thực phẩm mà lượng vitamin khoáng chất được đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi theo. Dù là yếu tố vi lượng nhưng khi cơ thể có hiện tượng thừa hay thiếu vitamin khoáng chất đều gây những ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể đảm bảo cho sức khỏe phát triển tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Phòng dịch COVID-19: Lạm dụng vitamin C có gây hại?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm Virus Corona

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề