Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 4 Luyện tập tả người

Tập làm văn - Cấu tạo của bài văn tả cảnh

I - Nhận xét

1. Đọc bài Hoàng hôn trên sông Hương (Tiếng Việt 5, tập một, trang 11), tìm và ghi lại các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn và xác định nội dung của từng phần. (Chú ý : phần thân bài có thể gồm 2-3 đoạn.)

Phân đoạn

a) Mở bài (từ……… đến)

b) Thân bài (từ……… đến)

c) Kết bài (…………)

Nội dung

………………  

………………  


2. Nêu nhận xét:

a) Thứ tự miêu tả trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?

Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa: ……………… 

Bài Hoàng hôn trên sông Hương:……………… 

b) Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

II - Luyện tập

Đọc bài Nắng trưa (Tiếng Việt 5, tập một, trang 12), nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn. (Chú ý: phần thân bài có thể gồm 3 - 4 đoạn).

Phân đoạn

a) Mở bài (từ……… đến)

b) Thân bài (từ……… đến)

c) Kết bài (…………)

Nội dung

………………  

……………… 

Trả lời :

I - Nhận xét

1.

Phân đoạn

a) Mở bài  (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).

b) Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).

c) Kết bài (phần còn lại).

Nội dung

- Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.

- Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

+ Thân bài : chia làm hai đoạn.

Đoạn 1: từ "Mùa thu ... hai hàng cây" sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

- Sự thức dậy của Huế.

2. 

a)

Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.

- Tả cảnh màu vàng khác nhau của cảnh vật

- Tả thời tiết, con người.

Bài Hoàng hôn trên sông Hương:

- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn buông xuống.

- Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.

b) Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Bài văn tả cảnh gồm 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

+ Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

II - Luyện tập 

Phân đoạn

a) Mở bài (từ Nắng cứ đến xuống mặt đất).

b) Thân bài (từ Buổi trưa đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong).

+ Chia làm 4 đoạn :

● Đoạn 1: Buổi trưa ...... bốc lên mãi

● Đoạn 2. Tiếng gì xa vắng ...... khép lại.

● Đoạn 3.Con gà nào ...... lặng im.

● Đoạn 4.  Ấy thế mà chưa xong).

c)  Kết bài (câu cuối)

Nội dung

-    Nhận xét về nắng trưa.

-    Cảnh vật trong nắng trưa.

+ Đoạn 1 : Hơi đất trong nắng trưa bốc lên dữ dội.

+ Đoạn 2 : Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.

+ Đoạn 3: Cây cối và con vật trong nắng trưa.

+ Đoạn 4: Hình ảnh mẹ trong nắng trưa

- Cảm nghĩ về mẹ: tình cảm thương yêu mẹ.

Giaibaitap.me

Câu 2 trang 4, 5  VBT Tiếng Việt lớp 5: Viết hai đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho một trong bốn đề văn dưới đây :

a) Tả một người thân trong gia đình em.

b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Đề:………

Đoạn mở bài trực tiếp :

………………………

………………………

Đoạn mở bài gián tiếp :

………………………

……………………… 

Phương pháp giải:

Đối với một bài văn miêu tả, có hai kiểu mở bài là:

- Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả.

- Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.

Trả lời:

- Đoạn mở bài trực tiếp :

Đề a :  Trong nhà em yêu nhất là chị Hai em.

Đề b : Trong số những người bạn của mình, em chơi thân nhất là bạn Lệ.

Đề c : Mỗi người đều thích một hoặc vài ca sĩ khác nhau, riêng em rất thích ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi quận 10.

Đề d : Em rất thích xem hài, nhất là các chương trình “Gặp nhau cuối tuần” có cô Hồng Vân biểu diễn.

- Đoạn mở bài gián tiếp :

Đề a : Tan học, vừa xếp hàng xong em liền chạy ngay ra cổng. Ngày nào cũng vậy, em biết chị Hai đang đứng chờ em ngoài đó. Lần nào ra đến nơi em cũng đã thấy chị, với nụ cười hiền từ chị hỏi han tình hình học tập trong ngày của em rồi chị hai ra về.

Đề b : Có một người bạn thân hiểu mình và cùng chơi, cùng học thật là thích ! Em và Lệ vẫn thường bảo nhau như thế, vì em và bạn ấy chơi với nhau rất thân. Nhà hai đứa ở gần, lại học chung một lớp, ngồi chung một tổ, không còn gì bằng !

Đề c : Nhà em ai cũng yêu âm nhạc. Ba bảo vì âm nhạc có tác dụng kết nối tình bè bạn. Ba và mẹ đều thích nghe nhạc hòa tấu, anh hai thích nghe nhạc nước ngoài, còn em, em rất thích cô ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như. Nhìn bạn ấy biểu diễn trên sân khấu em cảm thấy bạn ấy rất nhập tâm, bạn hát bằng cả trái tim.

Đề d: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Ba em vẫn thường nói vui như thế mỗi khi đưa cả nhà đi xem hài kịch. Ba rất thích danh hài Bảo Quốc, còn em và mẹ thích cô Hồng Vân. Em thường bảo : “Xem cô Hồng Vân biểu diễn vừa duyên dáng vừa được cười thoải mái”. Nghe em nói, mẹ mỉm cười đồng ý.

Qua lời giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 4, 5 - Tập làm văn hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu hướng dẫn các em học sinh làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 5 hơn.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 4 Luyện tập tả người

Bài 1: Đọc hai đoạn mở đầu bài văn tả người (bài 1, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 12) và cho biết cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng sau :

Trả lời:

Đoạn mở bài Cách mở bài
a Mở bài trực tiếp: giới thiệu một cách trực tiếp người định tả.
b Mở bài gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả.

Bài 2: Viết hai đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho một trong bốn đề văn dưới đây :

Trả lời:

- Đoạn mở bài trực tiếp :

Đề a : Trong nhà em yêu nhất là chị Hai em.

Đề b : Trong số những người bạn của mình, em chơi thân nhất là bạn Lệ.

Đề c : Mỗi người đều thích một hoặc vài ca sĩ khác nhau, riêng em rất thích ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi quận 10.

Đề d : Em rất thích xem hài, nhất là các chương trình “Gặp nhau cuối tuần” có cô Hồng Vân biểu diễn.

- Đoạn mở bài gián tiếp :

Đề a : Tan học, vừa xếp hàng xong em liền chạy ngay ra cổng. Ngày nào cũng vậy, em biết chị Hai đang đứng chờ em ngoài đó. Lần nào ra đến nơi em cũng đã thấy chị, với nụ cười hiền từ chị hỏi han tình hình học tập trong ngày của em rồi chị hai ra về.

Đề b : Có một người bạn thân hiểu mình và cùng chơi, cùng học thật là thích ! Em và Lệ vẫn thường bảo nhau như thế, vì em và bạn ấy chơi với nhau rất thân. Nhà hai đứa ở gần, lại học chung một lớp, ngồi chung một tổ, không còn gì bằng !

Đề c : Nhà em ai cũng yêu âm nhạc. Ba bảo vì âm nhạc có tác dụng kết nối tình bè bạn. Ba và mẹ đều thích nghe nhạc hòa tấu, anh hai thích nghe nhạc nước ngoài, còn em, em rất thích cô ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như. Nhìn bạn ấy biểu diễn trên sân khấu em cảm thấy bạn ấy rất nhập tâm, bạn hát bằng cả trái tim.

Đề d: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Ba em vẫn thường nói vui như thế mỗi khi đưa cả nhà đi xem hài kịch. Ba rất thích danh hài Bảo Quốc, còn em và mẹ thích cô Hồng Vân. Em thường bảo : “Xem cô Hồng Vân biểu diễn vừa duyên dáng vừa được cười thoải mái”. Nghe em nói, mẹ mỉm cười đồng ý.