Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc chắn mẹ sẽ có những lúc căng thẳng, bối rối bởi tiếng khóc không rõ nguyên nhân của con. Thậm chí trẻ có thể bị nôn trớ, ọc sữa mặc dù không ăn quá no. 

Nếu trẻ có những biểu hiện như chướng bụng, vặn mình, ưỡn lưng, quấy khóc, xì hơi nhiều… Lúc này, mẹ hãy nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị đầy hơi, và vỗ ợ hơi cho trẻ lúc này là giải pháp duy nhất giúp trẻ thoát khỏi sự khó chịu. Dưới đây là những cách bế trẻ sơ sinh ợ hơi mẹ nên tham khảo

Vì sao cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, kích thước dạ dày lúc này rất nhỏ. Bên cạnh đó, cấu tạo dạ dày nằm ngang, cơ thắt tâm vị ở dạ dày của trẻ phát triển kém nên khi nuốt phải nhiều khí sẽ dễ gây trào ngược, nôn trớ ngay cả khi đang ngủ. Điều này không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Chướng bụng đầy hơi khiến trẻ bị nôn trớ sau khi ăn

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi như:

  • Khi trẻ khóc nhiều, há miệng.

  • Bé bú sai tư thế và khớp ngậm.

  • Bé bú quá nhanh hoặc bú bình.

Khi nào cần vỗ ợ hơi cho trẻ?

Hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng đầy hơi, vì vậy mẹ nên áp dụng cách bế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật để giúp tống toàn bộ khí bị kẹt trong dạ dày ra ngoài. Nhờ vậy bé sẽ không bị nôn trớ, dễ chịu, ngủ ngon hơn.

Đối với trẻ bú bình hoàn toàn, lượng khí nuốt phải sẽ lớn hơn nhiều so với trẻ bú mẹ trực tiếp. Do đó, mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé ít nhất một lần sau khi ăn xong hoặc bất cứ khi nào trong bữa ăn nếu thấy trẻ khó chịu, quấy khóc, quay mặt đi.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Trẻ ăn sữa bình dễ bị đầy hơi sau khi ăn

Với những trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé sau khi đổi bên và tiếp tục vỗ ợ hơi lần 2 sau khi trẻ ăn xong.

Nhiều trường hợp trẻ sẽ ngủ ngay sau khi ăn nhưng mẹ vẫn cần vỗ ợ hơi trước khi đặt trẻ xuống giường vì trẻ có thể bị ọc sữa ngay trong khi ngủ rất nguy hiểm hoặc quấy khóc và không thể ngon giấc.

Cách bế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Vỗ ợ hơi là kỹ thuật dùng tay xoa lưng trẻ theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ nhẹ lưng trẻ theo hướng từ dưới lên trên. Trong quá trình vỗ ợ hơi, trẻ có thể trớ ra một chút sữa nên mẹ hãy chuẩn bị sẵn một chiếc khăn sữa lót ở vai hoặc tay, đùi để tránh bẩn quần áo.

Có rất nhiều cách bế trẻ sơ sinh ợ hơi nhưng không phải cách nào bé cũng hợp tác và cha mẹ cũng có thể thực hiện được. Cha mẹ có thể thử 3 cách bế vỗ ợ hơi cho trẻ sau đây để tìm ra cách vỗ phù hợp với em bé nhà mình nhé:

Cách bế trẻ sơ sinh ợ hơi tư thế vác

Đây là tư thế vỗ ợ hơi phổ biến nhất. Ở tư thế này, mẹ sẽ bế bé ở tư thế vác lên vai sao cho thân bè ngả và áp sát người mẹ, đầu bé dựa vào vai mẹ. Mẹ một tay đỡ mông và lưng bé, tay còn lại xoa nhẹ vùng lưng theo hình tròn, hoặc khum bàn tay lại vỗ vào lưng trẻ.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Tư thế bế vác vỗ ợ hơi được nhiều mẹ áp dụng

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh tư thế ngồi lòng

Nhiều bé không thích cách bế trẻ sơ sinh ợ hơi tư thế vác vai bởi bé chưa quen việc thay đổi độ cao. Bên cạnh đó, tư thế vác cũng được đánh giá là khó nhằn đối với những ông bố bà mẹ mới lần đầu lên chức. Bởi nếu không bế trẻ đúng cách có thể khiến cong vẹo cột sống. Lúc này, mẹ có thể đổi sang tư thế ngồi lòng rất dễ thực hiện. 

Đầu tiên, mẹ hãy chuyển bé từ tư thế nằm bú sang tư thế ngồi thẳng trên đùi hoặc hơi nghiêng về phía trước. Một tay mẹ giữ đầu vừa đỡ ngực trẻ sao cho trẻ ngồi vững và thoải mái nhất, dùng tay còn lại xoa và vỗ lưng nhẹ nhàng giúp đẩy khí thừa ra khỏi cơ thể trẻ. 

Vỗ ợ hơi cho trẻ tư thế nằm sấp

Đây cũng là một tư thế khó bởi sức nặng của trẻ. Cách thực hiện như sau, mẹ hãy để bé nằm sấp trên cánh tay của mình sao cho phần đầu được nâng cao hơn so với ngực, bụng. Tiếp theo, dùng tay vỗ nhẹ nhàng để khí thừa ra từ từ. 

Ngoài thực hiện đúng kỹ thuật bế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh trên đây, mẹ lưu ý nên làm các thao tác chậm rãi để bé không cảm thấy sợ. Đồng thời, quan sát biểu hiện của con trong suốt quá trình thực hiện, nếu trẻ tỏ ra khó chịu, quấy khóc thì hãy tạm dừng mẹ nhé.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Cách bế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh tư thế nằm sấp rất hiệu quả

Vỗ ợ hơi cho trẻ trong bao lâu?

Không có mốc thời gian chuẩn trong mỗi lần vỗ ợ hơi cho trẻ bởi điều này phụ thuộc cơ địa, lượng hơi và cách bế trẻ sơ sinh ợ hơi. Thông thường, bé chỉ cần vài phút nhưng có nhiều lúc bé cần 10-15 phút mới có thể ợ được. Nếu quá lâu, mẹ có thể đổi tư thế để bé cảm thấy thoải mái hơn. Sau khi trẻ phát ra tiếng ợ, mẹ vẫn nên vỗ thêm vài phút nhé.

Nếu trẻ không ợ, mẹ nên làm gì?

Trường hợp, dù đã thử cả 3 cách bế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh và thực hiện đúng kỹ thuật nhưng trẻ vẫn không ợ được thì mẹ có thể thử những cách khác cũng rất hiệu quả như massage bụng, tập đạp xe…

Những cách bế trẻ sơ sinh ợ hơi này mẹ nên áp dụng thường xuyên trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sau khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện hơn, trẻ có thể tự đẩy khí ra khỏi cơ thể mà không cần sự giúp đỡ của mẹ.

An An

Nguồn Tổng hợp

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là một kỹ thuật không khó, nhưng cần phải thực hiện đúng thì mới đem lại hiệu quả. Việc vỗ ợ hơi cho bé sẽ giúp trẻ ít bị nôn trớ sữa, giảm đầy bụng, khó tiêu, ngủ ngon giấc hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn phương pháp vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng cách mà bạn nên tham khảo.

Vì sao bé cần ợ hơi sau khi bú?

Ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh, hệ thống tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện. Vì vậy, khi cho trẻ uống sữa hoặc ăn bột hay ăn cháo, không khí sẽ đi vào dạ dày của bé thông qua đường miệng. Kích thước dạ dày của trẻ nhỏ còn hạn chế. Việc không khí đi vào dạ dày sẽ gây áp lực cho khoang tiêu hóa, dẫn đến tình trạng dạ dày bị căng đầy. Lúc này, bé sẽ cảm thấy khó chịu do đầy hơi, chướng khí, khó tiêu...  Điều này dẫn đến việc trẻ bị nôn trớ thức ăn, quấy khóc do khó chịu vùng bụng, ọc sữa, ngủ không ngon giấc, dễ cáu gắt,...

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Vỗ hơi cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ tiêu hóa, dạ dày không bị áp lực, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ sữa,...

Khi bé rơi vào tình trạng này, cha mẹ nên tìm cách để giúp bé ợ hơi, tống khứ không khí dư thừa trong khoang dạ dày ra ngoài. Khi không khí được đẩy bớt ra ngoài, dạ dày không còn căng đầy và áp lực, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Trẻ sẽ ăn uống ngon miệng, không còn quấy khóc khi ngủ. Để giúp bé ợ hơi sau khi bú hoặc ăn, cha mẹ nên vuốt nhẹ hoặc vỗ lưng cho bé.

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Không giống như người lớn, các cơ quan của trẻ sơ sinh còn khá non nớt. Chính vì thế, khi vỗ ợ chơi cho trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện đúng chuẩn để tránh gây tổn thương cho bé. Phụ huynh có thể chọn một trong những cách vỗ ợ hơi cho bé dưới đây:

Tư thế vỗ ợ hơi 1: Đầu tiên, mẹ đặt một chiếc khăn lông mềm lên vai của mình và để đầu bé tựa lên vai mình. Sau đó mẹ bế trẻ bằng một tay, tay còn lại xoa nhẹ lưng của bé theo hình tròn, hoặc chụm tay lại và vỗ nhẹ từ dưới lên.

Cách vỗ ợ hơi 2: Bạn đặt một chiếc khăn lông mềm lên đùi. Tiếp theo bế bé ngồi dựa vào người, phần đầu của trẻ tựa vào vai, phần thân áp vào ngực của bạn. Sau đó, một tay bạn giữ đầu và ngực trẻ, tay còn lại xoay lưng nhẹ theo hình tròn hoặc chụm lại vỗ nhẹ từ dưới lên trên như tư thế vỗ ợ hơi 1. Lúc này, bạn nên cho bé ngồi hơi đổ về phía trước để việc ợ hơi dễ dàng hơn.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Nhiều cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

Tư thế vỗ ợ hơi 3: Bạn đặt bé nằm sấp lên cánh tay của mình sao cho phần đầu của trẻ cao hơn phần ngực. Sau đó dùng bàn tay xoa nhẹ phần lưng theo chuyển động hình tròn. Hoặc bạn đặt bé nằm ngang trên đùi, phần bụng và phần đầu sẽ nằm ở 2 chân. Tiếp theo bạn cũng dùng tay vỗ lưng hoặc xoa nhẹ để giúp bé ợ hơi.

Làm sao biết bé đã ợ hơi?

Khi đã áp dụng một trong những phương pháp trên, làm thế nào để biết bé đã ợ hơi hay chưa? Đây chắc chắn là những thắc mắc của nhiều bà mẹ, những là những bạn lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con trẻ. Nếu bé sẽ phát ra tiếng ợ hoặc không còn quấy khóc và khó chịu, bú sữa ngon miệng thì bé đã ợ hơi tốt.

Một điều bạn nên lưu ý là khi vỗ ợ hơi cho bé, trẻ có thể sẽ nôn trớ ra một ít sữa. Đây là tình trạng bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Bạn nên lót sẵn một chiếc khăn lông sạch để ở vai hoặc đùi để quần áo không bị bẩn. 

Vỗ ợ hơi bé bao lâu là đủ?

Thời gian vỗ ợ hơi bao lâu là đủ? Nên vỗ ợ hơi trong bao nhiêu phút? Thời gian cụ thể sẽ tùy theo lượng không khí trong dạ dày của bé. Thông thường nếu bạn thực hiện đúng cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, thì bé sẽ ợ hơi sau 3 phút đến 5 phút thực hiện. Trong trường hợp sau 10 phút bé vẫn chưa ợ hơi, cha mẹ nên đổi tư thế vỗ ợ hơi.

Trong 6 tháng đầu đời, bé sẽ uống sữa chủ yếu. Khoảng thời gian này hệ tiêu hóa của trẻ còn kém nên cho mẹ nên thường xuyên áp vỗ ợ hơi cho bé. Sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tập ăn dặm, và hệ thống tiêu hóa cũng phát triển hơn. Cơ thể của bé sẽ tự đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài, phụ huynh cũng không cần thiết vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi nữa.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bao lâu
Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa của bé còn kém, cha mẹ nên thường xuyên thực hiện các cách vỗ hơi cho trẻ sơ sinh.

Tóm lại, việc ợ hơi của trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết, giúp bé giảm các triệu chứng bị đầy bụng, đầy hơi, chướng khí, hội chứng ruột kích thích,... Vì thế, cha mẹ nên nắm rõ được các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh và áp dụng đúng. Giai đoạn 6 tháng đầu đời là khoảng thời gian vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Vì vật, cha mẹ nên chú ý đến từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ, kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec