Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là gì

02/11/2020 732

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Giang (Tổng hợp)

Vốn là yếu tố quan trọng nhất của quá trình kinh doanh, là yếu tố không thể thiếu để thực hiện bất kì hoạt động kinh doanh nào. Vốn có vai trò quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển. Trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, vốn được chia thành vốn tự có (hay vốn chủ sở hữu) và vốn vay.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Vốn tự có là gì?

Vốn tự có, hay vốn chủ sở hữu là loại vốn được đề cập đến trong cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn vốn do ngân hàng thương mại tạo lập được. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng nhưng lại có tính chất quyết định đến sự hình thành và tồn tại của ngân hàng. Nguồn vốn này mang tính ổn định cao.

Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm: vốn điều lệ; các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật; thặng dư vốn cổ phần; các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính; lợi nhuận chưa phân phối và vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của ngân hàng thương mại.

Vốn điều lệ là khoản vốn được hình thành khi ngân hàng được thành lập. Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một ngân hàng do pháp luật quy định.

Trong các ngân hàng thương mại cổ phần thì vốn điều lệ được tạp lập từ sự đóng góp của các cổ đông sáng lập (tổ chức hoặc cá nhân) khi thành lập ngân hàng thông qua việc mua cổ phần và/hoặc được bổ sung thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Đây là điểm riêng biệt khi so sánh các ngân hàng thương mại cổ phần với các ngân hàng thương mại như ngân hàng thương mại quốc dân thì vốn điều lệ do Nhà nước cấp. 

Vốn chủ sở hữu còn được hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể như: các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật; thặng du von cổ phần: lợi nhuận chưa phân phối.

Vốn chủ sở hữu được hình thành từ các quỹ thuộc sở hữu của ngân hàng. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: là quỹ được dùng với mục đích tăng cường vốn tự có ban đầu. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại.

Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đối mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc của ngân hàng thương mại. Mức tối đa của quỹ không vượt quá mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại.

Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? Các loại vốn chủ sở hữu chủ yếu trong Báo cáo tài chính?

Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí; sử dụng cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Số du tối đa của quỹ này không được vượt quá 25% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại.

2. Đặc điểm của vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và ví dụ:

Vốn tự có ban đầu, tức mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng rất lớn so với vốn điều lệ của các doanh nghiệp khác và được quản lý chặt chẽ trong tài khoản phong tỏa do nhà nước quản lý. Việc phải phong tỏa như vậy bởi lẽ khi mới thành lập, các ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chính để cấp tín dụng, đồng thời, do hoạt động của ngân hàng- hoạt động kinh doanh tiền tệ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng nói riêng va trong nền kinh tế nói chung. 

Tỷ trong vốn tự có rất nhỏ so với vốn huy động của ngân hàng. Thông thường vốn tự có chỉ chiếm khoảng 20% tổng số nguồn vốn, còn vốn huy động là 80%. Điều này xuất phát từ đặc thù trong hoạt động của ngân hàng  là sử dụng tiền để làm phương tiện kinh doanh, là “nhiên liệu” thực hiện hoạt động ngân hàng. 

Trên một số quốc gia, và ở Việt Nam, thì vốn tự có còn được chia thành vốn cấp I và vốn cấp II.

Vốn cấp I là vốn cốt lõi mà ngân hàng nắm giữ trong quỹ dự trữ của mình và tồn tại như nguồn vốn chính. Đó là tài sản mà ngân hàng nắm giữ để tiếp tục cung cấp cho các nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Vì các ngân hàng thường cung cấp vốn cho khách hàng, điều này có thể bao gồm một lượng rủi ro đáng kể. Vốn được nắm giữ giúp đảm bảo có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu. Vốn cấp I bao gồm cổ phiếu phổ thông, lợi nhuận để lại và cổ phiếu ưu đãi. Số vốn được nắm giữ cho thấy sức mạnh của ngân hàng đó như một thước đo khả năng sẵn sàng tài chính trong trường hợp khẩn cấp.

Vốn cấp II là thành phần thứ cấp của vốn ngân hàng. Các yêu cầu về vốn được điều chỉnh bởi các quy định ngân hàng quốc tế theo tiêu chuẩn Basel. Vốn cấp II cũng bao gồm các công cụ vốn hỗn hợp, có tính chất của cả vốn chủ sở hữu và nợ. Nó có đặc điểm là không tốn kém cho một ngân hàng phát hành, với các phiếu thưởng không thể trả chậm mà không gây ra vỡ nợ. Vốn cấp II có tính chất thay đổi và bổ sung so với vốn cấp 1 là vốn cốt lõi của ngân hàng.

Tỷ lệ dự trữ vốn của một ngân hàng được quy định là 8%. Nó là 6% đối với vốn cấp I và 2% còn lại đối với vốn cấp II. Thông thường, tỷ lệ vốn của một ngân hàng được tính bằng cách chia vốn của nó cho tổng tài sản dựa trên rủi ro của nó.

Giả sử rằng Ngân hàng ABC nắm giữ 2 triệu đô la vốn chính và cho XYZ Limited vay 10 triệu đô la. Dư nợ cho vay có tỷ trọng rủi ro là 80%. Tỷ lệ vốn cấp 1 của ngân hàng có thể được tính như sau:

Xem thêm: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

Tỷ lệ vốn cấp 1 = [2.000.000 USD / (10.000.000 USD x 80%)] x 100 = 25%

Do đó, tỷ lệ vốn cấp 1 của Ngân hàng ABC là 25%. Sau đây là hai cách chính để biểu thị tỷ số:

Tỷ lệ tổng vốn cấp 1 (vốn cốt lõi của ngân hàng)
Tỷ lệ vốn phổ thông cấp 1 – Không bao gồm cổ phiếu ưu đãi và lợi ích không kiểm soát khỏi tổng vốn cấp 1

3. Vai trò của vốn tự có (vốn chủ sở hữu):

Thứ nhất, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó thực hiện một số chức năng không thể thay thế. Trước hết, vốn chủ sở hữu có vai trò tạo lập tư cách pháp nhân, cung cấp nguồn lực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập và cung cấp nguồn lực cho sự tăng trưởng và phát triển. Pháp luật đã quy định về vốn pháp định là điều kiện tiên quyết để ngân hàng được thành lập và hoạt động. Mỗi ngân hàng mới đều cần vốn ban đầu để xây dựng, mua sắm hoặc thuê mướn cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. phần còn lại tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó để cạnh tranh tốt thì các ngân hàng thương mại luôn phải không ngừng đưa ra những dịch vụ mới, những chương trình mới, đổi mới công nghệ ngân hàng, nâng cao năng suất lao động và khi phát triển ngân hàng cũng bổ sung vốn để sẽ tài trợ thúc đẩy tăng trưởng. Vốn chủ sở hữu được bổ và tăng về quy sung cho các hoạt động này để theo kịp sự phát triển của thị trường và tăng khả năng phục vụ khách hàng.

Thứ hai, vốn chủ sở hữu có vai trò bảo vệ người gửi tiền, là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khiến các ngân hàng đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Trên thực tế, ngân hàng có nhiều biện pháp để phòng chống rủi ro, bảo vệ tình trạng tài chính của mình như: nâng cao chất lượng quản lý, bảo hiểm tiền gửi… Tuy nhiên khi tất cả những phương pháp ngăn chặn này đều không hiệu quả thì vốn chủ sở hữu sẽ là giải pháp cuối cùng. Nhờ có vốn chủ sở hữu các tổn thất của ngân hàng sẽ được bù đắp, cho phép ngân hàng tiếp tục tồn tại.

Thứ ba, bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu còn có vai trò là phương tiện điều chỉnh hoạt động và điều tiết sự tăng trưởng của ngân hàng thương mại. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại, có rất nhiều các quy định về hoạt động có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến vốn chủ sở hữu. Đó là những giới hạn về: quy mô tiền gửi được phép huy động, quy mô cho vay tối đa với một hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phiếu của công ty khác, thành lập công ty con… Do đó nêu quy mô vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì các ngân hàng thương mại sẽ bị hạn chế hoạt động trong những định mức, giới hạn ấy. Đồng thời để sự tăng trưởng của một ngân hàng thương mại có thể được duy trì ổn định, lâu dài, các cơ quan quản lý và thị trường tài chính thường yêu cầu vốn chủ sở hữu phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng danh mục cho vay và các tài sản rủi ro khác, sao cho tương xứng với quy mô của ngân hàng thương mại. 

Video liên quan

Chủ đề