Vợt cầu lông tốt nhất thế giới

Cho dù bạn là một tay vợt mới nhập môn hay là một kỳ cựu chuyên nghiệp thì không thể phủ nhận tầm quan trọng của một cây vợt cầu lông được. Để có thể chơi tốt bộ môn này, điều bắt buộc đó chính là phải sở hữu được một cây vợt cầu lông tốt, đạt tiêu chuẩn.

Thế nhưng để chọn được một cây vợt tốt thì không phải dễ vì một phần bạn chưa có kinh nghiệm, một phần là có rất nhiều sản phẩm khác nhau hiện nay. Qua bài viết này bạn hoàn toàn có thể tự tin chọn được một cây vợt cầu lông tốt nhất.

Cũng như thu nhặt thêm những thông tin có thể sẽ có ích cho bạn như kinh nghiệm mua và sử dụng vợt cầu lông sao cho hiệu quả và bền nhất.

Top 10 vợt cầu lông tốt nhất hiện nay được yêu thích

1. Yonex Nanoflare Drive – Vợt cầu lông cho người mới chơi tốt nhất

Vợt cầu lông Yonex Nanoflare Drive là dòng sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ của Yonex. Cây vợt này có thiết kế rất đẹp, màu sắc được phối rất hài hoàn nên chắc chắn bạn sẽ yêu từ cái nhìn đầu tiên.

Giá thành: 650.000đ.

Vợt thuộc dòng nhẹ đầu, thân dẻo thích hợp cho người chơi thiên về lối đánh phòng thủ phản công. Độ dẻo của thân vợt giúp hỗ trợ tốt trong phản tạt và điều cầu, giúp lối đánh trở nên linh hoạt.

Kết luận: Vợt cầu lông giá rẻ Yonex Nanoflare Drive phù hợp với người có lối đánh phản tạt hoặc những người mới chơi đang định hình phong cách đánh và chưa biết nên mua vợt cầu lông nào.

Loại vợtCân bằngMức trợ lựcCao
Trọng lượng/chu vi4U/G5Màu sắcTím, Xanh Dương, Đỏ, Vàng
Độ dẻoDẻoMức căng tối đa 28lbs (12.7kg)
Thông số kỹ thuật

2. Yonex Voltric Z Force II – Vợt cầu lông chuyên tấn công tốt nhất

Được ra mắt từ 2014 tại đấu trường Anh và được tay vợt số 1 thế giới lúc bấy giờ Lee Chong Wei sử dụng. Không phải ngẫu nhiên mà vợt cầu lông Voltric Z Force II lại được gọi là “quả đập ngàn cân” và là cây vợt cầu lông tốt nhất thế giới.

Giá thành: 2.760.000đ – 3.729.000đ.

Bởi vì hàng loạt những thông số kỹ thuật nổi bật và công nghệ tiên tiến được tích hợp bên trong siêu phẩm tấn công này. Giúp nó phát huy tối đa sức mạnh của từng cú đập cầu, giúp cầu bay sâu và xa.

Nhưng vì là sản phẩm cực cao cấp nên giá của nó cũng không hề rẻ, nên cân nhắc nhu cầu sử dụng trước khi mua.

Kết luận: Cây vợt cầu lông xịn xò này phù hợp với người có lối chơi thuần tấn công, thích đập cầu mạnh, có lực cổ tay mạnh.

Loại vợtNặng đầuMức trợ lựcTối thượng
Trọng lượng/chu vi4U, 3U/G4, G5Màu sắcĐen/ Xám
Độ dẻoSiêu cứngMức căng tối đa28lbs (12.7kg)
Thông số kỹ thuật Xem thêm: Top 10 Giày Cầu Lông tốt nhất cho nam và nữ

3. Yonex Arcsaber Tour 6600 – Vợt cầu lông công thủ toàn diện

Yonex Arcsaber Tour 6600 là một cây vợt cầu lông thuộc phân khúc tầm trung với những công nghệ độc đáo được tích hợp riêng cho dòng Arcsaber của Yonex. Vợt cầm vừa tay, đầu vợt không quá nặng cũng không quá nhẹ, thân vợt với độ cứng trung bình giúp vung vợt nhanh và gọn hơn.

Giá thành: 1.450.000đ – 1.790.000đ.

Đây là dòng vợt có độ kiểm soát rất cao, phù hợp với người chơi mong muốn có khả năng kiểm soát cầu với độ chính xác tuyệt đối. Sản phẩm được thiết kế với trục vợt dài hơn 10 mm cho khả năng phản xạ chính xác trong những tình huống cần tốc độ nhanh.

Kết luận: cây vợt này phù hợp với người chơi theo lối đánh công thủ toàn diện, trình độ từ trung bình trở lên.

Loại vợtCân bằngMức trợ lựcVừa
Trọng lượng/chu vi3U/G4Màu sắcXanh ngọc/ Đen/ Nâu
Độ dẻoTrung bìnhMức căng tối đa26 LBS (11.7kg)
Thông số kỹ thuật

4. Vợt cầu lông Lining 3D Calibar 001

3D Calibar 001 là một trong những sản phẩm vợt tầm trung và cũng là một trong những cây vợt cầu lông cho nữ tốt nhất của Lining trong những năm trở lại đây. Vợt có khối lượng trung bình chỉ 4U nên phù hợp với đại đa số người chơi cầu lông tầm trung. 

Giá thành: 950.000đ – 1.100.000đ.

Cây vợt cầu lông Lining này có chỉ số cân bằng tận 305mm nên rất nặng đầu kết hợp với thân vợt có độ cứng trung bình. Sẽ cho ra những cú tấn công mạnh mẽ và đầy uy lực, gây nhiều khó khăn cho đối thủ.

Cùng với đó là hàng loạt những công nghệ tiên tiến được tích hợp lên thân và khung của vợt cho khả năng chịu lực và độ bền rất cao.

Kết luận: phù hợp cho người có lực cổ tay trung bình, người đã có kinh nghiệm nhất định hoặc người chơi bán chuyên, phong trào tầm trung.

Loại vợtNặng đầuMức trợ lựcCao
Trọng lượng/chu vi4U/G6Màu sắcXanh Dương phối Xám
Độ dẻoTrung bìnhMức căng tối đa28lbs (12.7kg)
Thông số kỹ thuật

5. Vợt cầu lông Victor Jetspeed S10

Victor Jetspeed S10 – một trong những cây vợt tốt nhất hiện nay, được giới thiệu năm 2014 chỉ vài tháng sau khi ra mắt Jetspeed S9. Sản phẩm thuộc dòng vợt cân bằng và cứng thích hợp lối đánh điều cầu và lên lưới, tấn công tổng lực.

Giá thành: 545.000đ (1:1) – 4.900.000đ.

Nhờ thân vợt cứng nên khả năng kiểm soát cầu là rất tốt, tấn công hiệu quả hơn, đường cầu đi cũng nhanh và mạnh hơn. Khối lượng nhẹ giúp tay người chơi đỡ chịu áp lực từ đó có thể xoay chuyển vợt linh hoạt hơn tùy từng tình huống cầu khác nhau.

Khung vợt vô cùng khỏe và chắc chắn, tuy chỉ có khối lượng 5U và 4U nhưng mức căng tối đa lại cực cao lên tới 28LBS với bản 4U. Đồng thời đây cũng là một trong những cây vợt cầu lông nhẹ nhất hiện nay.

Kết luận: sản phẩm phù hợp cho người chơi chuyên nghiệp, vận động viên thi đấu và những người có trình độ khá trở lên.

Loại vợtCân bằngMức trợ lựcTối thượng
Trọng lượng/chu vi4U, 5U/G5Màu sắcĐen/ Xanh lá
Độ dẻoCứngMức căng tối đa4U≤27lbs (12Kg)

3U≤26lbs (11.5Kg)

Thông số kỹ thuật

6. Vợt cầu lông ProKennex Thunder 7003

Vợt cầu lông Pro Kennex Thunder 7003 là một trong những sản phẩm phân khúc giá rẻ mới nhất được hãng tung ra . Công nghệ Titan Aerodynamic được tích hợp vào bên trong thân vợt giúp trợ lực tốt hơn và mạnh hơn.

Giá thành: 798.400đ – 948.000đ.

Với trọng lượng chỉ là 4u ( 81-85g), thân vợt thon gọn và dẻo vừa góp phần mang đến sự linh hoạt trong các tình huống cần xử lý nhanh. Sản phẩm có thiết kế nặng đầu cho điểm cân bằng đến 290mm giúp bạn tung ra được những cú đập cầu uy lực và mạnh mẽ.

Kết luận: Thích hợp cho người thiên về tấn công, thích đập cầu.

Loại vợtNặng đầuMức trợ lựcTối thượng
Trọng lượng/chu vi4U/G4Màu sắcCam Trắng / Đen Xám
Độ dẻoDẻoMức căng tối đa28lbs ~12,7 kg
Thông số kỹ thuật

7. Vợt cầu lông Apacs Nano 9900

Vợt cầu lông Apacs Nano 9900 ra đời với mục đích nhắm vào phân khúc giá rẻ nhưng chất lượng để phù hợp với những người mới chưa có kinh nghiệm. Thuộc dòng vợt cân bằng, sản phẩm này được thiết kế để giúp người chơi dễ dàng kiểm soát được độ chính xác của cầu.

Giá thành: 539.000đ – 790.000đ.

Thân vợt cứng giúp đập cầu uy lực hơn, thân vợt nhẹ mang đến sự linh hoạt trong khâu thay đổi và ứng biến lối chơi tùy tình huống. Hơn nữa, Apacs Nano 9900 còn được tích hợp các công nghệ như: Whip Slim Frame và 76 Grommets System cho cảm giác cầm nắm và độ bền cao.

Kết luận: cây vợt cầu lông rẻ này thích hợp với những người có lối đánh linh hoạt, công thủ toàn diện và ca những người mới chơi.

Loại vợtCân bằngMức trợ lựcVừa
Trọng lượng/chu vi4U/G4Màu sắcĐen/ Vàng
Độ dẻoTrung bìnhMức căng tối đa35lbs ~ 15.8kg
Thông số kỹ thuật

8. Vợt cầu lông ProKennex Power Pro 704

Thường thì các sản phẩm của Pro Kennex luôn nhắm tới những lối chơi khác nhau như: chuyên tấn công, chuyên phòng thủ. Vợt cầu lông Power Pro 704 ra đời như một sự cân bằng hoàn hảo giúp người chơi khắc phục được yếu điểm của cả 2 lối đánh – Từ đó mang tới khả năng công thủ toàn diện.

Giá thành: 599.000đ – 749.000đ.

Sản phẩm có cả 2 phiên bản là 4U1 và 3U1, thân vợt thon gọn có độ dẻo vừa cho khả năng linh hoạt trong các tình huống xử lý nhanh. Tuy chỉ thuộc phân khúc giá rẻ nhưng Power 704 vẫn được khoác lên mình lớp Titanium cứng cáp cùng những công nghệ tiên tiến khác.

Kết luận: sản phẩm phù hợp với tất cả level người chơi đặc biệt là người mới chưa biết nên theo lối đánh nào.

Loại vợtCân bằngMức trợ lựcTối thượng
Trọng lượng/chu vi3U, 4U/G5Màu sắcTrắng- Đỏ / Trắng – Đen
Độ dẻoTrung bìnhMức căng tối đa22 – 26lbs (tối đa 11 kg)
Thông số kỹ thuật

9. Vợt cầu lông Kawasaki Victory

Vợt cầu lông tầm trung Kawasaki Victory tuy không nổi tiếng nhưng chất lượng thì cũng không thể xem nhẹ vì là một sản phẩm của người Nhật. Sản phẩm có thiết kế khá đẹp và sặc sỡ với 2 phiên bản khác nhau gồm đen đỏ xanh và đen hồng xanh.

Giá thành: 680.000đ – 770.000đ.

Khớp nối chữ T được kết hợp với keo Epoxy giúp nâng cao độ ổn định của mặt vợt khi tiếp xúc với quả cầu. Với thiết kế khung vợt bằng AEROFOIL giúp làm giảm tốc độ gió khi cung vợt.

Cùng với đó là hàng loạt chất liệu cao cấp được tích hợp như: 30T H.M Graphite và Nano technology mang đến độ bền cao nhất khi sử dụng.

Kết luận: phù hợp với người theo lối đánh công thủ toàn diện, thiên về kiểm soát, làm chủ trận đấu.

Loại vợtHơi nặng đầuMức trợ lựcCao
Trọng lượng/chu vi3U, 4U/G1Màu sắcĐen đỏ xanh/ Đen hồng xanh
Độ dẻoTrung bìnhMức căng tối đa18 – 26lbs (Tối đa 11.8 Kg)
Thông số kỹ thuật

10. VS VenSon Blade 7200 – Vợt cầu lông cho người cổ tay yếu

Đây là dòng sản phẩm dành riêng cho người mới chơi nên rất dễ làm quen, không đòi hỏi nhiều kĩ thuật khi sử dụng. Vợt cầu lông VS VenSon Blade 7200 thuộc loại cân bằng, công thủ toàn diện và cầm khá đầm tay, độ căng cao, rung ít khi chạm cầu.

Giá thành: 499.000đ – 570.000đ.

Khung vợt mỏng được kết hợp với thiết kế kiểu khí động học ở phần đầu nên khi vung vợt không bị gió cản nhiều.

Kết luận: thích hợp nhất cho người mới chơi hoặc người chơi bán chuyên cũng được.

Loại vợtCân bằngMức trợ lựcTối thượng
Trọng lượng/chu vi 4U/G5Màu sắcĐen pha xanh dương
Độ dẻoTrung bìnhMức căng tối đa26.5lbs (11.5kg)
Thông số kỹ thuật

Tham khảo: Top 5 Quả Cầu Lông tốt nhất được ưa chuộng

Các hãng vợt cầu lông tốt nổi tiếng nhất

Vợt cầu lông Yonex

Đối với những người đã từng chơi cầu lông thì không ai không biết đến cái tên Yonex huyền thoại. Những cây vợt cầu lông Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc này đều có thiết kế đầu vuông và uốn cong trên điểm va chạm.

Nhờ đó mà có thể tăng sức mạnh, độ chính xác và độ đàn hồi vượt trội khi tung vợt. Các sản phẩm của Yonex thường được những vợt thủ hàng đầu thế giới tin chọn không chỉ riêng gì những người mới. Nếu đang bâng khuân không biết vợt cầu lông loại nào tốt thì cứ nhắm Yonex mà “quẹo lựa” thôi – vì họ luôn cho ra những cây vợt cầu lông xịn nhất.

Xem chi tiết: Top 5 Vợt Cầu Lông Yonex tốt nhất hiện nay

Vợt cầu lông Victor

Nói đến cầu lông mà không nhắc đến Victor là dỡ rồi, vì họ là một trong những hãng sản xuất vợt cầu lông tốt hàng đầu thế giới. Các tuyển thủ nổi tiếng như Gao Ning, Yang Wei, và Zhang Ji Wen, đội tuyển quốc gia Hàn Quốc và Philippine đều từng dùng qua vợt của hãng này.

Các sản phẩm vợt cầu lông Victor đều thường được làm bằng graphit cacbon nhắm tới khả năng hỗ trợ các cú đập cầu và phản công chớp nhoáng. Tuy là dòng sản phẩm chuyên nghiệp nhưng những người mới chơi cũng có thể chọn hãng này làm điểm xuất phát cũng được, sẽ nhanh lên tay hơn.

Vợt cầu lông Li-Ning

Các sản phẩm vợt cầu lông của hãng đến từ Trung Quốc này luôn được thiết kế nhẹ hơn ở phần đầu. Vì thế giúp vung tay nhanh và dẻo hơn, từ đó khả năng phản xạ cũng cao hơn.

Cái tên Lining cũng đã khá lớn mạnh rồi, những vợt thủ ở châu Âu cũng đã dùng đến thì không lý gì người Việt Nam không nên thử nhỉ? Vẫn đang không biết nên mua vợt cầu lông hãng nào thì cứ tin tưởng hàng của Lining!

Nên xem: Top 5 Đai Bó Gối Thể Thao tốt nhất hiện nay

Vợt cầu lông Pro Kennex

Pro Kennex là thương hiệu sản xuất vợt cầu lông nổi tiếng đến từ Đài Loan và đã cung cấp vợt từ dòng tầm trung đến cao cấp cho hơn 60 nước. Những sản phẩm của Pro Kennex luôn được thiết kế rất tỉ mỉ và công phu từ những chi tiết nhỏ nhất.

Nhờ áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại mà đến nay họ đã cho ra đời 3 dòng sản phẩm vợt cầu lông cao cấp. Đó chính là: Graphite, Graphite Aluminium và Aluminium.

Các sản phẩm của của Pro Kennex thường nằm ở phân khúc tầm trung dưới 1 triệu nên sẽ vô cùng dễ dàng để những người mới lựa chọn vợt cầu lông để tập chơi.

Vợt cầu lông Kawasaki

Thêm một hãng vợt chất lượng nữa đến từ Nhật Bản được thành lập năm 1896 với phương châm “nhân tài và kỹ thuật”  Hầu hết các loại vợt cầu lông của hãng được thiết kế khá cân bằng, công thủ toàn diện, dễ chơi cho người mới.

Thêm nữa, vợt có đặc tính bền, chất lượng ổn và khá được thịnh hành ở Việt Nam nhờ có nhiều phân khúc tầm trung từ vài trăm nghìn. Vợt cầu lông Kawasaki chính là một trong những sự lựa chọn đúng đắn dành cho người mới bắt đầu dấn thân vào cầu lông.

Vợt cầu lông Proace

Được thành lập từ 1978 tuy nhiên Proace của Anh Quốc lại không nổi tiếng bằng những ông lớn ở trên. Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc các sản phẩm vợt cầu lông của họ không tốt.

Vợt cầu lông Proace cũng được khá nhiều người khen là chất lượng tốt, khá nhẹ nhàng nên di chuyển linh hoạt. Hãng vợt chuyên về khả năng tấn công này luôn cho ra những chiếc vợt thuộc phân khúc tầm trung nên sẽ rất phù hợp với người mới chơi.

Vợt cầu lông VS

Mới chỉ hơn 13 năm hoạt động, nhưng các sản phẩm của hãng từ Đài Loan này đã có mặt ở 30 quốc gia trên thế giới như Anh, Canada, Hàn Quốc và cả Việt Nam.

Đây là dòng vợt có thể chịu được lực căng cao, tối ưu tối đa cho người cầm, độ bền tương đối ổn trong tầm giá. Bên cạnh đó, các sản phẩm vợt cầu lông VS sở hữu giá thành khá mềm nên người mới chơi hoàn toàn có thể lựa chọn để thử.

Cách chọn mua vợt cầu lông tốt nhất

Xác định nhu cầu sử dụng

Đầu tiên, bạn phải biết mình mua vợt cầu lông với mục đích gì, dùng thường xuyên hay không.

Nếu như chỉ mua chơi cho vui ở nhà hay lâu lâu mới dùng thì chọn vợt rẻ tiền thôi là được rồi, hàng fake cũng được nữa!

Còn nếu xác định đã đam mê môn này rồi thì hãy mua những cây vợt chính hãng chất lượng cao để dùng cho lâu, trải nghiệm được tốt. Chớ vì tiếc tiền mà mua cây vợt có 150k rồi về dùng liên tục thì chắc chắn không trụ nổi quá 1 tháng đâu.

Hứng thú: Top 6 Vợt Bóng Bàn tốt nhất được đánh giá cao

Điểm cân bằng vợt

Đây là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng để chọn mua được một cây vợt cầu lông tốt. Thông số này cho biết cây vợt sẽ nặng hơn phần nào và được chia làm 3 loại như sau:

  • Vợt nặng phần đầu (Heavy head): Đây là vợt dùng để tấn công – còn gọi là offensive do nó phù hợp với các cú đập mạnh giúp cầu đi nhanh và xa.
  • Vợt cân bằng (Even balance): là vợt công thủ toàn diện, nó vừa có thể đánh cầu mạnh vừa thu về nhanh chóng để thu và phản công.
  • Vợt nặng phần đuôi, nhẹ đầu (Light head): là loại vợt nhẹ ở phần đầu, thuần cho người có lối đánh phòng thủ phản công – defensive.

Để chọn loại vợt cầu lông thích hợp bạn cần biết mình sẽ đi theo lối đánh nào:

Nếu thích đánh tấn công tổng lực, hùng hổ và mạnh mẽ thì chọn vợt nặng phần đầu.

Nếu là người mới chơi, chưa biết điểm mạnh của mình thì cứ chọn vợt cân bằng để cho công thủ nhịp nhàng.

Nếu gặp đối thủ khó nhằn cần phải dùng chiến thuật phòng thủ phản công để khắc chế thì chọn vợt nhẹ phần đầu.

Trọng lượng của vợt

Khi chọn mua vợt cầu lông bạn cần chú ý tới một chỉ số quan trọng nữa mà dân chuyên ngành gọi là thông số U. Thông số này được ký hiệu bằng chữ U có in lên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt.

Nó cho biết mức độ nặng nhẹ của toàn bộ cây vợt, chỉ số U càng lớn thì vợt càng nhẹ và ngược lại.

  • 2U: 90-94g
  • 3U: 85-89g
  • 4U: 80-84g
  • 5U: Dưới 80g

Thông thường vợt cầu lông có trọng lượng 3U (85-89g) là thích hợp nhất để mua dù bạn đang trình độ nào.

Nếu cổ tay khỏe và lực đánh mạnh thì chọn vợt có trọng lượng 2U (90-94g).

Các bạn nữ, trẻ em thì có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84g) hoặc 5U (dưới 80g) để tránh bị chấn thương cổ tay khi vung vợt.

Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn phần cán thì vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10g nữa nên cần lưu ý.

Chu vi cán vợt

Chu vi cán vợt còn được gọi là thông số G (Grip), được dán lên vợt ngay cạnh thông số trọng lượng U. Theo quy định, Chỉ số G càng lớn thì chu vi cán vợt cầu lông càng nhỏ.

Đối với người có bàn tay to, lực đập mạnh thì nên chọn cán vợt có chu vi G2, G3 còn đối với người trung bình thì chọn G4, G5.

Thông thường, nhà sản xuất sẽ in 2 chỉ số cùng nhau kiểu: 2UG3, 3UG4,… Vậy nên hãy kết hợp cả 2 thông số G và U để tìm ra cây vợt cầu lông phù hợp với lực tay cũng như trình độ của mình nhé.

Mức độ trợ lực

Mức độ trợ lực sẽ phụ thuộc vào chất liệu của khung và thân của vợt cầu lông, cụ thể qua 5 bậc sau:

  • Khung/thân bằng thép – không trợ lực.
  • Khung/thân bằng Graphite – trợ lực ít.
  • Khung/thân bằng H.M. Graphite – trợ lực vừa.
  • Khung/thân bằng H.M. Graphite, titan, cacbon – trợ lực cao.
  • Khung/thân bằng H.M. Graphite, titan, cacbon, nano, muscle – trợ lực tối thượng.

Cây vợt nào có khả năng trợ lực càng cao thì sử dụng công nghệ càng cao, càng đẳng cấp và giá của nó cũng từ đó tỉ lệ thuận.

Những người mới chơi nên loại vợt cầu lông có khung và thân làm bằng graphite là được rồi.

Những cây vợt này tuy không trợ lực nhiều hơn cho cú đánh, tuy nhiên lại rất dễ để kiểm soát vì người mới chơi thiếu kinh nghiệm và sức ở tay yếu.

Độ dẻo và cứng

Về độ dẻo và cứng của vợt cầu lông cũng được nhiều nhà sản xuất ghi rõ ra 5 cấp sau đây:

  • Rất cứng: hỗ trợ đập cực mạnh, các vđv chuyên nghiệp thường rất thích loại vợt này.
  • Cứng: vẫn cho lực đánh mạnh, chỉ không bằng ở trên. Phù hợp với người có cổ tay khỏe, lực đập mạnh.
  • Trung bình: phù hợp với người mới chơi.
  • Dẻo: cho khả năng uyển chuyển, linh hoạt phù hợp với người đánh từ tốn, phán đoán.
  • Cực dẻo: cái tên nói lên tất cả, người ưa thích loại này chắc chắn di chuyển như một cơn gió.

Lưu ý khi căng vợt cầu lông

Nếu như bạn quyết định mua vợt cầu lông giá rẻ thì không cần quan tâm tiêu chí này vì nó đã được đan và căng dây sẵn rồi.

Còn sau khi mua vợt chính hãng, đắt tiền thì bạn phải căng dây vào khung của vợt nữa mới dùng được.

Lý do nó không căng sẵn là để cho bạn tùy chỉnh mức độ căng tùy theo sở thích để đánh tốt hơn.

  • Thông thường những người chơi mới chơi thì nên chọn lực căng vợt từ 9 – 10,5 kg.
  • Đối với những người có kinh nghiệm hoặc người có lực cổ tay tốt thì nên căng vợt từ 10,5 – 11 kg.
  • Còn những người thi đấu chuyên nghiệp thì chắc họ tự biết căng nhiêu là hợp lý thôi, thường là trên 11kg.

Kinh nghiệm sử dụng và bảo quản vợt cầu lông

Để sử dụng vợt cầu lông một cách lâu bền nhất thì ngoài việc giữ gìn cẩn thận, bạn cũng nên biết một vài cách để bảo quản vợt cầu lông tốt nhất.

  • Căng vợt cầu lông đúng số cân quy định của nhà sản xuất đưa ra.
  • Không quá ham đánh mạnh mà căng vợt trên 11kg trừ khi bạn có nhiều kinh nghiệm rồi.
  • Tránh để vợt ở những nơi nhiệt độ cao như cốp xe hơi hoặc dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Để vợt cầu lông ở riêng một nơi trống trãi, tránh va chạm, cọ xát với các vật cứng và nhọn.

  • Tuyệt đối không để vật nặng đè lên vợt, lâu dần sẽ gây biến dạng.
  • Thường xuyên kiểm tra gen vợt trước khi căng, thay gen sau 2-3 lần căng vợt.
  • Luôn kiểm tra xung quanh cây vợt sau mỗi lần đi đánh, tìm xem có vết nứt hay mẻ gì không để tìm cách xử lý kịp thời.
  • Thay dây quấn phần tay cầm của vợt thường xuyên.

FAQs – Những câu hỏi về vợt cầu lông

Thế nào là một cây vợt cầu lông chất lượng?

Một cây vợt cầu lông đắt tiền chưa chắc đã là một cây vợt chất lượng.  Điều đầu tiên và quan trọng nhất của một cây vợt cầu lông tốt và chất lượng là phải có độ bền cao.

Độ bền của vợt thì lại được đo bằng những thông số như độ cứng dẻo, độ rung lắc, độ dày dây cước và độ căng dây của vợt. Việc kiểm tra các thông số này vô cùng đơn giản nhưng có nhiều người không để ý hoặc chưa biết tới.

Bạn dùng một tay cầm mặt vời, một tay cầm cán vợt rồi nhẹ nhàng bẻ công nó một vài lần. Nó càng dễ cong thì độ dẻo càng lớn tức độ linh hoạt của vợt cao nhưng khi đập cầu sẽ không mạnh bằng những cây vợt cứng.

Nếu bạn là người mới chơi hoặc sức cổ tay chưa mạnh thì nên mua những chiếc vợt có độ cứng vừa phải sẽ dễ đánh và đỡ đau cổ tay hơn.

Làm sao để nhận biết một cây vợt cầu lông chính hãng?

Mặc dù vợt cầu lông chính hãng và vợt hàng nhái nhìn sơ qua thì rất giống nhau. Nhưng nếu để ý những điều sau đây bạn sẽ biết đâu là hàng nhái, đâu là hàng chính hãng ngay.

  • Logo trên cán vợt cầu lông chính hãng thường được in rất rõ và ngay ngắn còn hàng giả thì in rất cẩu thả và lại bị méo mó, phai mờ.
  • Những cây vợt giả thường được gia công rất sơ sài nên đôi khi vần còn để lại các vết tích thừa trên vợt.

Xem logo, các đường gia công

  • Các cây vợt cầu lông giả thường trông rất thô, sần sùi và thường có giá rất rẻ.
  • Số seri của hàng thật thường được in sâu và chìm, giống như được khắc lên vậy.
  • Còn hàng fake thì thường chỉ được in qua loa bằng mực và hơi mờ.

Chú ý số seri

  • Bao giờ một cây vợt cầu lông chính hãng đều có ngày, tháng, năm sản xuất để người mua có thể biết được.
  • Chủ động xem giá một sản phẩm bất kỳ ở nhiều nơi khác nhau, chỗ nào bán phá giá tận vài trăm nghìn thì cũng đủ hiểu rồi ha.

Lời kết

Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi thì Vợt cầu lông Yonex Nanoflare Drive ở top 1 là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.

Còn nếu bạn đang ở trình độ bán chuyên, đã có kỹ thuật khá rồi thì ngại gì mà không quất ngay Yonex Voltric Z Force II huyền thoại để đập cầu cho đã nhỉ?

Mình hi vọng bạn sẽ tìm được cho mình một cây vợt cầu lông tốt nhất qua bài viết này. Đồng thời tích lũy thêm những kiến thức có thể sẽ có ích cho quá trình chơi cầu lông của bạn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.

Video liên quan

Chủ đề