Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu 2023

Lỗi vượt đèn vàng là một trong những hành vi vi phạm giao thông được rất ít người biết đến. Thông thường chúng ta chỉ quan tâm đến đèn đỏ hoặc đèn xanh mà quên mất đèn vàng cũng là một tín hiệu giao thông đi kèm với các quy định theo luật pháp.

  • Lý do vô lăng bị lệch là gì? Chi tiết cách chỉnh vô lăng bị lệch
  • Top những mẫu xe tay ga được ưa chuộng đẹp cho nữ năm 2023
  • [Tư vấn] Nên học bằng lái xe ô tô B2 hay C
  • Những mẫu xe tay ga tiết kiệm xăng đáng mua nhất trong năm 2023
  • Máy bơm nước làm mát ô tô là gì? Nguyên lý và cấu tạo

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Học Lái Xe 12h sẽ giải thích hành vi nào bị coi là vi phạm luật giao thông với đèn vàng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp những mức phạt cho từng loại phương tiện giao thông được nêu trong Nghị định 100/2020/NĐ-CP.

Quy định về tín hiệu đèn vàng

Quy định về tín hiệu đèn vàng đã được ban hành từ năm 2008

Đèn tín hiệu giao thông thường có 3 màu cơ bản là đỏ, vàng và xanh. Trong đó đèn vàng là tín hiệu chuyển giao giữa đèn xanh và đèn đỏ, có chức năng báo cho người đi đường biết cần phải di chuyển chậm lại trước khi dừng đèn đỏ.

Luật giao thông đường bộ Việt Nam ban hành năm 2008 có quy định rõ ràng về tín hiệu đèn vàng tại khoản 3 – Điều 10. Theo đó, khi đèn vàng được bật lên thì người điều khiển phương tiện chưa qua vạch dừng thì phải đứng lại, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được quyền đi tiếp.

Xem thêm:  Học bằng lái xe B1 có khó không?

Một trong những hành vi vượt đèn vàng thường thấy

Quy định này còn được nhắc lại trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT). Thậm chí thông tin được đưa ra có phần cụ thể hơn như sau:

  • Khi tín hiệu đèn vàng được bật thì mọi phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng. Tuy nhiên nếu phương tiện đã đi quá vạch dừng hoặc gần đến vạch dừng nhưng cảm thấy nguy hiểm khi dừng lại thì được quyền đi tiếp.
  • Trường hợp đèn vàng nhấp nháy thì phương tiện vẫn được phép đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Mời bạn tham khảo những bài viết liên quan: Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2023, Phạt nguội là gì, Nguyên nhân khiến chủ xe bị từ chối đăng kiểm

Tình huống mắc phải lỗi vượt đèn vàng

Người đi đường rất dẽ mắc phải lỗi vượt đèn vàng

Từ những quy định bên trên có thể kết luận rằng: 

  • Nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt. 
  • Tuy nhiên, khi xe vẫn chưa đi quá vạch dừng nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho phương tiện khác thì được quyền đi tiếp.

Tuy đảm bảo được tính công tâm nhưng vẫn còn điểm bất cập nếu xử phạt lỗi vượt đèn vàng theo quy định này. Vì mức độ nguy hiểm của các tình huống được quyết định bởi cảm nhận của người điều khiển phương tiện.

Xem thêm:  Thi bằng lái xe A1 rớt thực hành thì có được thi lại không?

Điều này cũng đồng nghĩa với việc bất kỳ ai vượt đèn vàng cũng có thể biện hộ rằng “Tôi sẽ gặp phải nguy hiểm” hoặc “Tôi có thể gây nguy hiểm cho người khác” bằng những dẫn chứng mang tính chủ quan của họ. Từ đó, các cơ quan chức năng khó xử phạt một cách chính xác.

Mức phạt lỗi vượt đèn vàng cho từng phương tiện

Mỗi phương tiện đều có mức phạt khác nhau khi mắc lỗi vượt đèn vàng

Bất kỳ phương tiện nào dù là xe đạp khi tham gia giao thông đều có thể bị phạt nếu vượt đèn vàng vì đây là hành động dễ dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng. Hình thức xử phạt cho lỗi này được nêu rõ trong Nghị định 100/2020/NĐ-CP, chúng tôi đã tổng hợp vào bảng dưới đây để bạn dễ quan sát.

Phương tiệnHình thức phạtThông tin trong Nghị địnhXe máy, mô tô, xe máy điện– Phạt tiền 600.000 – 1.000.000 VNĐ

– Tước GPLX từ 1 – 3 tháng

– Điểm e Khoản 4 Điều 6

– Điểm b Khoản 10 Điều 6

Xe ô tô, tương tự ô tô (bao gồm ô tô điện)– Phạt tiền 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ

– Tước GPLX từ 1 – 3 tháng

– Tước GPLX từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn

– Điểm e Khoản 4 Điều 6

– Điểm b Khoản 10 Điều 6

Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điệnPhạt tiền 100.000 – 200.000 VNĐĐiểm c Khoản 1 Điều 8Máy kéo, xe máy chuyên dùng– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ 

– Tước GPLX (xe máy kéo), Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 1 – 2 tháng

– Tước GPLX (xe máy kéo), Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn

– Điểm đ Khoản 5 Điều 7

– Điểm a-b Khoản 10 Điều 7

Người đi bộPhạt tiền 60.000 – 100.000 VNĐĐiểm b Khoản 1 Điều 9

Qua bài viết, chuyên mục Blog Học Lái Xe đã tổng hợp những thông tin cần biết về lỗi vượt đèn vàng mới nhất 2023. Hy vọng các bạn sẽ chấp hành đúng luật giao thông, không chỉ để tránh mất tiền phạt mà còn đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Chủ đề