Xã Vĩnh Hải có bao nhiêu áp?

Tại cống số 4, số 5 thuộc xã Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu, sau nhiều năm đưa vào vận hành đến nay vẫn làm tốt vai trò ngăn mặn, giữ ngọt cho một vùng trồng màu rộng lớn bên trong, nhưng nhiều hạng mục phụ của cống đã xuống cấp và đang bị biển khoét sâu vào chân. Người dân ven biển Vĩnh Châu cho biết: cách đây không lâu, một trận triều cường lớn đã dâng cao cùng với gió lớn đã làm sạt lở gần 100 mét đê biển khu vực này, có chỗ nước biển khoét sâu vào thân đê đến 2 mét, phần bị sạt lở đến nay đã được khắc phục tuy nhiên, từ chân đê ra hết bãi bồi có nước chỉ khoảng 50 mét nên nếu triều cường cộng với gió lớn nữa thì sạt lở vẫn có thể tiếp tục. Cũng giống như đoạn đê biển xã Vĩnh Tân, hơn nửa tháng trước, triều cường và sóng lớn cũng đã làm sạt lở nghiêm trọng một đoạn đê biển dài vài chục mét ở ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải. Còn đoạn Hồ Bể, khu vực xã Vĩnh Hải cũng có trên 80 mét đê biển bị sụt lún, nhiều đoạn đê khó lưu thông do cây, cỏ mọc hoang và không được các địa phương quan tâm tu bổ... Theo quan sát, thường những đoạn để biển ở Vĩnh Châu bị sạt lở nặng là do phía bên ngoài đê không có rừng phòng hộ, bãi bồi trống vắng không được trồng rừng để giữ sóng, giữ đất. Nhiều đoạn ven biển dấu vết xói lở như mới xảy ra, những vùng bị xói lở do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên như các dòng hải lưu, thủy triều, gió chướng, hoạt động của sóng nhưng chủ yếu do rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển không được trồng chắn mới hoặc bị chặt phá nghiêm trọng.

Theo kết quả nghiên cứu của Dự án bảo vệ phát triển các vùng đất ngập nước ven biển phía Nam đồng bằng sông Cửu Long từ năm 1996 đến nay, tại khu vực ven biển huyện Vĩnh Châu (gồm các xã Vĩnh Tân, xã Lai Hòa, xã Vĩnh Hải đoạn bờ biển Cống xóm đáy ấp Mỹ Thanh dài 3,5 km), bờ biển bị xói lở với mức độ bình quân từ 15 đến 40 mét/năm. Cụ thể như tại một đoạn của xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) mỗi năm bị lấn sâu vào bờ từ 8-15 mét, một phần ở xã Vĩnh Tân (40 m/năm), xã Lai Hòa (20 m/năm)... Đi dọc bờ biển, ông Thạch Lai, một chủ rừng nhận khoán ven biển Vĩnh Châu cho biết: Có một cái cống nằm cách xa khoảng 300m giữa mênh mông biển nước, cách đây khoảng 10 năm, bờ biển nằm ở ngoài đó, giờ thì vào tới tận trong này. Ở đây, nhiều đoạn bị xói lở, dân trước đây ở ngoài đê phải dời nhà liên tục vào trong, bây giờ không còn ai dám ở ngoài đê nữa vì sợ sụt đất bất ngờ...

Trước thực trạng đê biển Sóc Trăng đang bị sạt lở nghiêm trọng, mới đây, một đoàn cán bộ ngành nông nghiệp Sóc Trăng đã có chuyến khảo sát tuyến đê biển Vĩnh Châu và đã có kế hoạch để duy tu, bảo dưỡng trong mùa khô này. Hy vọng với phương án khắc phục của ngành chức năng, đê biển Sóc Trăng sẽ tiếp tục làm tốt vai trò bảo vệ mùa màng, thành quả lao động cho người dân ven biển.

Hành tím Vĩnh Châu có từ rất lâu đời trên thị trường. Hành tím Vĩnh Châu được người tiêu dùng ưa chuộng do có chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất có lợi cho sức khỏe, được dùng làm thực phẩm, phụ gia và dược liệu. Ở Vĩnh Châu, mùa thu hoạch kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến tháng 2 hoặc 3 năm sau. Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp nhiều dinh dưỡng, nếu trồng gần nguồn nước mặn phải tưới nước ngọt. Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng 60 –65 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngả 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2 – 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Hành tím Vĩnh Châu được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Vĩnh Châu triển khai nhiều mô hình trồng hành tím cho hiệu quả kinh tế cao

Xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu có tỷ lệ đồng bào Khmer chiếm trên 50% dân số, xã có 8 ấp thì có đến 6 ấp ven biển. Cây trồng đặc trưng được người dân nơi đây lựa chọn là hành tím vì thích ứng với thổ nhưỡng và thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn, có thể sản xuất 3 vụ 1 năm. Hiện nay, xã Vĩnh Hải có diện tích hành tím trên 1.800 ha.

Trồng hành tím ở Vĩnh Hải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năm nào thời tiết không tốt thì hành tím dễ sinh sâu bệnh, mưa nhiều thì ngập úng hành cũng thiệt hại, ảnh hưởng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động của biến đổi khí hậu, nhất là trong mùa mưa, khó khăn cho vụ hành tím, nên người dân Vĩnh Châu đã tìm giải pháp canh tác mới.

Mô hình trồng hành tím trên bờ vuông tôm vào mùa mưa ra đời. Với mô hình này, người dân không phải lo hành bị ngập úng mà chỉ cần đánh luống sâu để nước mưa rút nhanh. Với cách trồng này, hành tím phát triển rất tốt và mang lại thu nhập khá cho người dân.

Mô hình mới này vừa giúp người dân tránh hành bị ngậm úng vừa giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Là cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, người Vĩnh Hải lấy cây hành tím làm cây trồng chủ lực. Năm 2019, xã Vĩnh Hải đã phối hợp với ngành trồng trọt áp dụng kỹ thuật mới vào trồng hành tím. Kết quả đã có nhiều hộ có thu nhập khá từ mô hình này.

Hàng năm, người dân trồng 3 vụ hành gồm vụ chính, vụ hành đông xuân và vụ hành giống. Hiệu quả mà mô hình mang lại đã giúp nhiều hộ trồng hành có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo.

Theo Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, từ đầu năm 2019 địa phương tiếp tục đầu tư thêm mô hình trồng thử nghiệm hành giống trong nhà lưới, giúp tăng thời vụ, giảm sâu bệnh và tăng năng suất. Hành tím trồng trong nhà lưới thử nghiệm chủ yếu là hành giống, sau khi thu hoạch, bà con sẽ bảo quản đến gần kết thúc mùa mưa sẽ trồng vụ hành chính.

Bên cạnh đó, với diện tích 7.000 ha, tỉnh đã có nhiều mô hình và nhiều biện pháp kỹ thuật để cùng với người dân giải quyết những vấn đề về thời tiết và sâu bệnh. Đa số hành sớm ít sâu bệnh nhưng hành muộn thì sâu bệnh tấn công rất nhiều nên trồng hành trong nhà lưới, trồng trên bờ bao nuôi tôm là những giải pháp để cho vùng trồng hành được tốt hơn, có hiệu quả hơn.

Tuy mới triển khai trồng hành trong nhà lưới và trồng hành trên bờ bao cao ở vùng nuôi tôm nhưng bước đầu đã cho hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những giải pháp để tăng thu nhập cho người dân Sóc Trăng.

Giải pháp trồng hành tím ở Vĩnh Châu theo tiêu chuẩn VietGAP để phát triển ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm

Theo hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu, quy trình sản xuất được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc cấm và hạn chế sử dụng trên rau; áp dụng đúng thời gian cách ly khi phun thuốc; sử dụng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau và tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học.

Xã Vĩnh Hải có bao nhiêu áp?

Hành tím ở Vĩnh Châu được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP

Theo người dân, trồng hành tím sử dụng phân hữu cơ cho củ hành màu sáng, đẹp hơn so với sử dụng phân hóa học. Việc hành tím Vĩnh Châu đạt chứng nhận VietGAP từng bước sẽ mở ra hướng đi mới, giúp người dân yên tâm sản xuất vì thu lãi cao hơn. Thời gian qua, nhờ sự tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng hành của các cán bộ nông nghiệp đã giúp người dân dần thay đổi tập quán trồng hành truyền thống. Đặc biệt là cách hướng dẫn bảo quản hành không dùng hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn hiệu quả.

Theo trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã Vĩnh Châu, áp dụng quy trình canh tác sản xuất theo VietGAP đã giúp người dân giảm chi phí đầu tư sản xuất 20%, hành tím cho năng suất cao hơn khoảng 20%, giảm công lao động 40% trên cùng diện tích đất. Người trồng hành hạn chế hơn 90% việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ và thuốc vi sinh nhưng hành vẫn đạt năng suất cao và ít sâu hại tấn công, giá bán khá nên người dân phấn khởi. Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ 30% chi phí và được hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết để hành sinh trưởng tốt, cũng như cách phòng trị sâu hại tấn công.

Việc sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GAP nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng, người lao động, môi trường… Với tiềm năng sản lượng dồi dào, khi sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, hành tím Vĩnh Châu sẽ có điều kiện gia nhập thị trường thế giới, từ đó ổn định sản xuất và nâng cao giá trị.

Hướng đi mới và những kỳ vọng cho hành tím Vĩnh Châu

Với diện tích trồng hành tím toàn vùng lên đến 7.000ha, sản lượng trung bình là từ 18-20 tấn/ha, có thể nói thị xã Vĩnh Châu là địa phương có truyền thống canh tác củ hành tím từ lâu đời, và củ hành tím đã trở thành mặt hàng đặc sản của vùng. 

Mục tiêu của tỉnh Sóc Trăng là đưa củ hành tím trở thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hành tím Vĩnh Châu thuộc thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Đây là cơ sở để người dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, khẳng định thương hiệu hành tím Vĩnh Châu trên thị trường; đồng thời nâng cao giá trị nông sản sạch của địa phương lên một tầm cao mới.

Với chất lượng được nhiều người tin dùng, hành tím Vĩnh Châu đang ngày càng khẳng định được uy tín của mình ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, mang lại giá trị kinh tế cao cho người người dân Vĩnh Châu nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Vĩnh Châu có bao nhiêu áp?

Đơn vị hành chính có 04 phường và 06 xã, gồm: Phường 1, phường 2, phường Vĩnh Phước, phường Khánh Hòa, xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hiệp, xã Hòa Đông, xã Lạc Hòa, xã Vĩnh Hải với 97 ấp, khóm.

Xã Vĩnh Hải có bao nhiêu thôn?

Tổng diện tích tự nhiên 12.400ha; trong đó diện tích rừng núi chiếm 88% tổng diện tích; Toàn xã có 5 thôn 2030 hộ/ 7373 khẩu. Trong đó có 2 thôn đồng bào dân tộc Raglay chiếm 175 hộ /669 khẩu. Toàn xã có 11 chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Vĩnh Hải với tổng số 149 đảng viên.

Vĩnh Bình có bao nhiêu áp?

Xã Vĩnh Bình được chia thành 9 ấp: 17, 18, 19, Kế Phòng, Minh Hòa, Mỹ Phú Nam, Ninh Lợi, Thanh Sơn, Thạnh Hưng 2.

Xã Vĩnh Hòa có bao nhiêu áp?

Xã Vĩnh Hòa được chia thành 6 ấp: Cây Bàng, Lô 12, Hòa Bình, Vĩnh Thành, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Tiến.