Xác định vị trí chọc dịch màng phổi

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH MÀNG PHỔI CẤP CỨU

I. ĐẠI CƯƠNG

Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong.

II. CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH

1. TKMP trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,...

2. Tràn máu màng phổi.

3. Tràn mủ màng phổi.

4. Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính).

III. CHUẨN BỊ TRƯỚC DẪN LƯU

1. Người bệnh

- XQ phổi mới(cùng ngày chọc).

- MC - MĐ.

- Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực hiện.

- Tiêm atropin 0,5mg.

- Tiêm an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều.

- Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi.

+ Nằm: người bệnh nằm ngửa, thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi lành, tay phía bên đặt dẫn lưu giơ cao lên phía đầu.

+ Ngồi: người bệnh ngồi trên ghế tựa, mặt quay về phía vai ghế, 2 tay khoanh trước mặt đặt lên vai ghế, ngực tỳ vào vai ghế (có đệm một gối mềm).

2. Dụng cụ

Kim kích thước lớn 25G hoặc kim có kèm theo catheter dẫn lưu

3. Người thực hiện

Chuẩn bị như làm phẫu thuật:

- Đội mũ, đeo khẩu trang.

- Rửa tay xà phòng.

- Sát trùng tay bằng cồn.

- Mặc áo mổ.

- Đi găng vô trùng.

4. Hồ sơ bệnh án

Giải thích về kỹ thuật cho người bệnh, gia đình người bệnh và kí cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chọn điểm chọc

Phải khám thực thể xác định vùng tràn dịch màng phổi, xem phim Xq ngực thẳng nghiêng, và đặc biệt nếu có siêu âm nên sử dụng để xác định vị trí chính xác nhất.

2. Tiến hành thủ thuật:

- Giải thích cho Người bệnh, ký giấy làm thủ thuật

- Sát khuẩn vùng da định làm thủ thuật.

- Gây tê bằng Xylocain lần lượt từng lớp thành ngực, dùng kim gây tê chọc thăm dò màng phổi.

Vị trí chọc kim được ưu tiên lựa chọn là điểm nối giữa cột sống tới đường nách sau. Gõ từ trên xuống cho tới khi phát hiện vùng gõ đục và dịch xuống thêm một khoang liên sườn nữa. Không nên chọc vào vùng cạnh cột sống hoặc sâu quá liên sườn 9. Sử dụng kim 25G trong có chứa lidocain tạo một nốt phỏng nhỏ trên da. Sau đó chọc qua nốt phỏng gây tê tại chỗ từng lớp từng lớp sâu hơn. Phải giữ kim vuông góc với mặt da trong suốt quá trình làm thủ thuật. Tạo chân không trong bơm tiêm cho tới khi hút ra dịch, tiếp tục đẩy sâu vào 2 - 3 mao mạch sau đó rút nòng ra đẩy kim sâu vào khoang màng phổi. Cố định catheter chắc chắn.

Lấy dịch để làm xét nghiệm tế bào, sinh hóa, cấy, nhuộm và các phản ứng PCR tìm lao.

Nếu mục tiêu chọc hút dịch để điều trị nên nối kim với hệ thống túi gom.

Nên rút không quá 1500 ml dịch để tránh gây phù phổi do tái nở phổi nhanh.

Một biện pháp khác là hút liên tục duy trì áp lực âm 20 cm H2O.

Nên chụp phim ngực sau chọc hút.

V. THEO DÕI

Theo dõi M, HA, SpO2 15 phút/lần trong 3 giờ sau làm thủ thuật

VI. TAI BIẾN

- Chọc không ra dịch

- Tràn khí màng phổi

- Phản xạ phế vị

- Chảy máu màng phổi

I.   ĐẠI CƯƠNG

Chọc dò dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm là một kỹ thuật sử dụng kim nhỏ chọc hút dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm. Chọc dò dịch màng phổi để lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây tràn dịch.

II.   CHỈ ĐỊNH

Tràn dịch màng phổi vách hóa, nhiều ổ khu trú hoặc số lượng dịch ít

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh hoặc người nhà người bệnh không đồng ý hoặc không hợp  tác thực hiện thủ thuật.
  • Một số trường hợp cần lưu ý khi chọc dò dịch màng phổi:

     + Rối loạn đông máu, cầm máu

     + Rối loạn huyết động

     + Tổn thương da thành ngực vùng định chọc kim qua

     + Suy gan cấp nặng, suy thận cấp, suy hô hấp cấp

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

  • 01 Bác sỹ đã thành thạo kỹ thuật chọc dịch màng phổi
  • 01 Điều dưỡng đã được đào tạo phụ giúp kỹ thuật chọc dịch màng phổi.

2.   Người bệnh

  • Giải thích cho ngư i bệnh và bố mẹ người bệnh mục đích của thủ thuật và các tai biến có thể xảy ra.
  • Hướng dẫn người bệnh hít thở theo yêu cầu
  • Tiêm atropin dưới da trước khi chọc 15 phút: 0,01mg/kg. Nếu trẻ lo lắng, kích thích dùng midazolam 5mg liều 0,01 mg/kg, tiêm bắp hay tĩnh mạch.
  • Tư thế người bệnh: Tốt nhất ngồi tư thế cưỡi ngựa, nếu người bệnh không ngồi được thì để người bệnh ở tư thế Fowler, trường hợp  nặng  có thể  nằm đầu cao hoặc nghiêng về một bên thích hợp cho việc tiếp cận ổ dịch.
  • Cam kết đồng ý chọc dò của bố hoặc mẹ người bệnh.

3.   Phương tiện

  • Thuốc: atropine 0,25mg: 2 ống; Lidocain 2% (ống 2 ml): 3 ống; midazolam 5mg : 01 lọ.
  • Dụng cụ sát khuẩn vị trí chọc dò khoang màng phổi: 01 kìm, bông gòn: 2gram, gạc vô khuẩn: 2 gói, 1 săng vô trùng có lỗ, cồn iod, cồn 70 độ, 02 đôi gang tay vô trùng.
  • 01 kim 22G gây tê tại chỗ, 01 kim 20G hoặc catheter có nòng số 19G
  • 03 bơm 5ml, 02 bơm 20 ml, 1 ba chạc, 1 bộ dây truyền và bình chứa dịch trong trường hợp cần tháo dịch.
  • Thuốc và dụng cụ cấp cứu: Adrenalin 1mg, methylprednisolon 40mg, bộ đặt nội khí quản, bóng ambu, máy hút đờm, hệ thống thở oxy.
  • 05 ống xét nghiệm

4.   Hồ sơ bệnh án

Đầy đủ các xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, chức năng gan, thận, Xquang tim phổi.

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ

Xem lại chỉ định chọc dò màng phổi, các xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, chức năng gan thận, Xquang tim phổi.

2.  Thăm khám người bệnh

Toàn trạng, mạch, nhịp thở, huyết áp, điều chỉnh tư thế người bệnh.

3.   Thực hiện kỹ thuật

  • Siêu âm màng phổi, tìm vị trí có dịch, đánh dấu vị trí chọc dò lên thành ngực người bệnh, xác định hướng chọc dò.
  • Sát trùng vùng định chọc dò: 2 lần với cồn iod, 1 lần với cồn 70 độ
  • Trải săng có lỗ
  • Gây tê tại chổ bằng cách dùng ống bơm 20ml gắn kim số 22G tiêm 2-4ml lidocain theo từng lớp giải phẩu: Chọc kim ở vị trí sát với bờ trên xương    sườn, góc kim 45 độ so với mặt da, bơm 0,1- 0,2 ml lidocain vào trong da sau  đó dựng kim vuông góc với thành ngực, gây tê từng lớp trước khi bơm lidocain phải kéo piston của bơm tiêm để đảm bảo không có máu), tiếp tục gây tê sâu dần cho đến khi có cảm giác hụt hẩng ở đầu kim, hút được dịch màng phổi là chắc chắn kim đã chọc vào khoang màng phổi, bơm nốt lượng thuốc tê còn lại vào khoang màng phổi rồi rút bơm và kim gây tê ra.
  • Lắp bơm 20ml vào kim 20G  (lắp thêm ba chạc và dây truyền, một đầu dây truyền nối với bình đựng dịch trong trường hợp cần tháo dịch)
  • Chọc kim qua da ở vị trí và hướng đã gây tê từ trước
  • Đẩy dần kim qua các lớp thành ngực với chân không trong tay cho đến khi hút ra dịch.
  • Hút đủ dịch làm xét nghiệm rồi rút kim ra, băng ép gạc vô khuẩn vào vị trí chọc dò, bơm dịch vào các ống xét nghiệm.
  • Nhận xét màu sắc, số lượng dịch chọc và ghi vào sổ theo dõi chọc dịch màng phổi, ghi vào bệnh án.

VI.   THEO DÕI

  • Theo dõi sát vẻ mặt: Sắc mặt thay đổi, mặt tái, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn: dấu hiệu cường phế vị.
  • Ho nhiều, đau ngực đột ngột, khó thở.
  • Theo dõi mạch, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.

VII.  TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Cường phế vị : Đặt người bệnh nằm đầu thấp, gác chân lên cao, tiêm atropin 0,01mg/kg kh ng quá 0,25mg, tiêm dưới da hoặc pha loãng với 2ml natriclorua 0,9% tĩnh mạch.
  • Tràn khí màng phổi: Thở oxy, hút khí màng phổi.
  • Sốc phản vệ: Xử trí sốc phản vệ.
  • Phù phổi cấp do tái giãn nở đột ngột: xử trí như phù phổi cấp
  • Tràn máu màng phổi: Mở màng phổi dẩn lưu, truyền máu nếu mất máu nhiều, chuyển ngoại khoa can thiệp nếu không cải thiện.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Xác định vị trí chọc dịch màng phổi
  facebook.com/BVNTP

Xác định vị trí chọc dịch màng phổi
  youtube.com/bvntp