Xe vay ngân hàng có bắt buộc mua bảo hiểm không

Trả lời:

Có thể hiểu mua bảo hiểm khoản vay là một biện pháp bảo đảm tiền vay, quản lý giám sát tài sản bảo đảm tiền vay, giúp ngân hàng có điều kiện đảm bảo để giải ngân khoản vay một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với khoản vay tín chấp (hình thức vay không có tài sản thế chấp) khi không có biện pháp bảo đảm chắc chắn nào chắn nào đối với khoản vay dễ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.

Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì không có quy định bắt buộc về việc bảo đảm khoản vay mà đây chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên, có thể trong quá trình làm việc nhân viên ngân hàng đã không giải thích kỹ càng dẫn đến hiểu lầm cho khách hàng.

Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay không chỉ đảm bảo lợi ích cho ngân hàng mà còn đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Khi có bảo hiểm khoản vay, khách hàng sẽ dễ dàng được ngân hàng giải ngân khoản vay, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng khi gặp các tình huống bất khả kháng.

Cùng với đó, pháp luật cũng quy định một số bảo hiểm bắt buộc như Bảo hiểm cháy nổ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC,... Theo đó, khi bạn dùng  tài sản bảo đảm để vay thế chấp ngân hàng thì cần có những bảo hiểm bắt buộc đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin anh/chị cung cấp. ​Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Kim Nhung   -   Thứ tư, 24/02/2021 19:45 (GMT+7)

Bảo hiểm khoản vay thế chấp ôtô là gì?

Khoản vay thế chấp hiểu đơn giản là một khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay. Nói cách khác, đây là khoản tiền được ngân hàng giao cho khách hàng như mục đích thỏa thuận trong hợp đồng cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Để được cho vay theo gói này, khách hàng sẽ phải trải qua một quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ vô cùng kỹ lưỡng.

Hiện nay, việc mua ôtô trả góp bằng hình thức vay thế chấp ngân hàng đang khá phổ biến. Khi vay thế chấp tại ngân hàng, khách hàng sẽ được tư vấn mua bảo hiểm khoản vay thế chấp ô tô, giúp khách hàng bồi thường những rủi ro. Bởi trong thời gian vay thế chấp, nếu chẳng may có rủi ro xảy đến với tài sản thế chấp, công ty bảo hiểm sẽ đảm nhận việc thanh toán khoản vay của khách hàng với ngân hàng.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp ôtô giúp khách hàng bồi thường khoản vay với ngân hàng trong trường hợp rủi ro xảy ra. Ảnh: ST

Về mức phí bảo hiểm đối với khoản vay thế chấp ôtô, mỗi ngân hàng sẽ có một chính sách riêng về mức phí bảo hiểm vay thế chấp. Tuy nhiên con số này chỉ dao động trong khoảng từ 3 đến 6% trên tổng số tiền mà khách hàng đã vay.

Lợi ích của bảo hiểm khoản vay thế chấp mua ôtô

Trong số các loại bảo hiểm xe ôtô, bảo hiểm khoản vay thế chấp mua ôtô mang lại rất nhiều lợi ích cho người mua. Và khi người vay thế chấp từ ngân hàng theo gói vay mua ôtô, thì tài sản thế chấp sẽ chính là chiếc xe định mua. Lúc này, chiếc xe ôtô thế chấp phải đáp ứng đủ những tiêu chí như:

- Xe ôtô thế chấp phải thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng (hoặc quyền quản lý) của người vay thế chấp.

- Xe ôtô sử dụng thế chấp phải là tài sản được pháp luật cho phép, không nằm trong diện cấm mua, bán, cho, tặng, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố,...

- Xe ôtô thế chấp không thuộc diện bị tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

Khi sử dụng khoản vay để mua ôtô, khách hàng vẫn sẽ được sử dụng ôtô như bình thường, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, cháy nổ,... người vay không chỉ bỏ tiền khắc phục, sửa chữa mà còn phải chịu trách nhiệm hoàn trả khoản nợ gốc và lãi đã vay cho ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu khách hàng có bảo hiểm khoản vay thế chấp ôtô thì bảo hiểm sẽ hỗ trợ khách hàng thanh toán toàn bộ số nợ và khoản lãi vay còn lại cho ngân hàng. Đồng nghĩa với việc, nhờ có bảo hiểm khoản vay thế chấp mua ôtô, khách hàng sẽ giảm được một nửa gánh nặng khi không may xảy ra rủi ro với chiếc ôtô của mình.

Trường hợp đặt ra là khi vay vốn Ngân hàng để mua xe. Ngân hàng bắt buộc tham gia bảo hiểm Vật Chất Xe (VCX) của các Công ty bảo hiểm (Trong danh sách chỉ định có liên kết với Ngân hàng) và thường không chấp nhận Khách hàng mang bảo hiểm VCX mua trước hay không nằm trong danh sách bảo hiểm liên kết. Việc làm này đúng hay sai ?

Để trả lời cho câu hỏi trên bài viết sẽ sơ lượt qua một số vấn đề:

1/ Người thụ hượng quyền lợi bảo hiểm khi vay Ngân hàng.

Khi vay Ngân hàng mua tài sản thì đa phần Người thụ hưởng (NTH) quyền lợi bảo hiểm đầu tiên là Ngân hàng. Tức khi tai nạn sảy ra thì Công ty bảo hiểm sẽ chi trả quyền lợi bảo hiểm cho Ngân hàng. Tùy theo Ngân hàng, có Ngân hàng thì tất cả quyền lợi Ngân hàng sẽ là người thụ hưởng đầu tiên duy nhất và không hủy ngang trong suốt thời hạn bảo hiểm (Phải có sự đồng ý bằng văn bản của Ngân hàng về đối tưởng nhận quyền lợi bảo hiểm). Có Ngân hàng sẽ giới hạn số tiền tổn thất dưới 5% hay dưới 20 triệu thì Chủ xe có thể nhận quyền lợi bảo hiểm trực tiếp không cần thông báo cho Ngân hàng.

2/ Tại sau Ngân hàng phải là Người thụ hưởng bảo hiểm.

Điều này là điều tất nhiên, khi chưa trả xong khoảng vay thì tài sản đó còn thuộc quyền quản lý của Ngân hàng. Trường người vay không trả nợ thì ngoài việc thưa kiện Ngân hàng sẽ thu hồi tài sản và thanh lý để thu hồi vốn.

Nên Ngân hàng thường hay giử Đăng ký xe bản góc và Khách hàng chỉ giử bản sao (có thời hạn sử dụng). Buộc Người vay sẽ phải đổi bản mới (gọi tắc là cấp giấy đi đường)

3/ Ngân hàng không chỉ định tham gia bảo hiểm.

Không phải tất cả Ngân hàng điều buộc Khách hàng tham gia bảo hiểm VCX của các Công ty bảo hiểm liên kết. Có một số Ngân hàng vẫn đồng ý nhận bảo hiểm VCX của Khách hàng để cấp lại giấy đi đường.

4/ Ngân hàng chỉ định Công ty bảo hiểm liên kết.

Ngoài các Ngân hàng đồng ý nhận bảo hiểm VCX của Khách hàng tham gia thì phần đông các Ngân hàng chỉ chấp nhận Bảo hiểm VCX trong danh sách liên kết. Nếu:

  • Trường hợp không có trong danh sách vẫn đồng ý tuy nhiên phần lãi suất sẽ tăng lên (Điều khoản này quy định  trong hợp đồng vay vốn).
  • Trường hợp không đồng ý cấp giấy đi đường nếu bảo hiểm không phải Ngân hàng chỉ định tham gia. Hoặc đồng ý nhận bảo hiểm trong danh sách liên kết của Khách hàng mua trước đó kèm điều kiện phí bảo hiểm phải chuyển vào tài khoản của Ngân hàng chỉ định (Tài khoản chuyên thu)

5/ Cũng là bảo hiểm vật chất xe tại sao không chấp nhận và đã chấp nhận lại phải nộp chuyên thu ?

Bảo hiểm và Ngân hàng đã ký kết hợp tác với nhau. Nên khi Ngân hàng giới thiệu dịch vụ thì phần hoa hồng Ngân hàng sẽ được nhận. Thế nên Pháp luật không có quy định phải tham gia bảo hiểm VCX theo chỉ định của Ngân hàng tuy nhiên phép vua thu lệ làng mà. Nói đến đây Admin không phân tích sâu vì vấn đề này khá nhạy cảm.

(Ảnh minh họa)

6/ Ưu và nhược điểm khi tham gia bảo hiểm vật chất xe do Ngân hàng chỉ định.

Ưu điểm Nhược điểm
Giải ngân nhanh chóng, có giấy đi đường để hoạt động

Lãi xuất ưu đãi

Hồ sơ bồi thường giải quyết nhanh chóng (Ngân hàng sẽ tác động Đơn vị bảo hiểm)

Sử dụng dịch vụ bảo hiểm có thương hiệu, uy tính, chuyên nghiệp

Giải ngân khó khăn tốn thời gian 

Lãi xuất tăng cao 

Nếu sảy ra tranh chấp thì thiếu đơn vị có tiếng nói tác động 

Không được giảm chiết khấu

Nhìn chung:

Ngân hàng bắt buộc bảo hiểm vật chất là không đúng. Tuy nhiên ngoài nhược điểm cũng có một số ưu điểm. Nên nếu Người vay có tiếng nói thì có thể xem xét làm việc cứng với Ngân hàng. Còn nếu không, nên yêu cầu phía Ngân hàng liệt kê danh sách các Công ty bảo hiểm liên kết và lựa chon các Công ty bảo hiểm có thương hiệu để tham gia.

Có thắc mắt hay góp thêm ý kiến để lại bình luận bên dưới nhé !

Nhân viên kinh doanh / Chuyên viên bồi thường / Giám định viên bảo hiểm phi nhân thọ

Video liên quan

Chủ đề