Ý nghĩa của quản lý dịch vụ khách hàng trong việc gia tăng thị phần

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì khách hàng chính là người tạo ra lợi nhuận cũng như đem lại giá trị cho tổ chức. Nếu không có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại được. Vì vậy, việc chăm sóc và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng chính là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện.

Để hiểu rõ hơn về vai trò của khách hàng trong hoạt động của doanh nghiệp, bạn đọc tham khảo ngay bài viết được chuyên gia Bizfly chia sẻ trong nội dung dưới đây:

Giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ

Rất rõ ràng, khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Sứ mệnh của mỗi nhà sản xuất/phân phối là mang đến sản phẩm tốt nhất, hữu ích nhất để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng cho người dùng.

Nếu không có sự nâng cấp sản phẩm, bạn sẽ trở nên lỗi thời, khiến khách hàng thấy nhàm chán, bị đối thủ với dòng sản phẩm hiện đại, ưu việt hơn bỏ xa. Đồng thời, rất có thể sản phẩm thay đổi của bạn chưa phù hợp, vấp phải ý kiến phản đối từ khách hàng, phung phí chi phí và uy tín của doanh nghiệp.

Khách hàng giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ

Doanh nghiệp có thể gửi đi các mẫu khảo sát, xin ý kiến đánh giá của khách hàng thông qua pop-up trên website, biểu mẫu, chatbot, email,... Mỗi ý kiến của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất, nhận ra những điểm được ưa chuộng, những thiếu sót trong sản phẩm để cải tiến đúng đắn.

Các cuộc khảo sát giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về biến đổi trên thị trường và thị hiếu của khách hàng, từ đó biết lập kế hoạch đúng đắn nhất để thay đổi sản phẩm. Một doanh nghiệp biết lắng nghe khách hàng, tận tâm vì khách hàng sẽ luôn được đón nhận. Chỉ cần bạn luôn hướng về khách hàng, khách hàng sẽ luôn nhớ đến bạn đầu tiên.

Xem thêm: Cách quản lý data khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp


Có chiến lược kinh doanh tốt hơn

Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dựa trên chân dung khách hàng của mình để xác định những mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sao cho vừa làm hài lòng khách hàng, vừa tăng doanh thu lên nhiều nhất. 

Đội ngũ nghiên cứu thị trường trong mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm việc tiếp cận, tìm hiểu khách hàng, dựa trên các số liệu như thu nhập, thói quen chi tiêu,... để lên một bản kế hoạch cụ thể. Đồng thời, khách hàng sẽ đóng vai trò là người trực tiếp trải nghiệm, đánh giá xem chiến lược công ty có hiệu quả hay không. Phản hồi của khách hàng chính là thước đo cho giá trị doanh nghiệp.

Mở rộng công ty

Trước khi muốn mở rộng công ty, tăng thêm cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cần khảo sát trước ý kiến khách hàng. Việc mở rộng này có hợp lý hay không? Các địa điểm mới có thuận tiện cho khách hàng hay không? Trường hợp công ty muốn sáp nhập, mua lại một đơn vị khách thì có ảnh hưởng gì đến nhóm khách hàng hiện tại hay không? 

Đây là những yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc trong quá trình chăm sóc, lấy ý kiến khách hàng, phân tích nhu cầu của họ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Tăng trưởng khả năng sinh lời

Khách hàng là người mang đến doanh thu cho công ty bằng cách mua các sản phẩm, dịch vụ. Bằng việc chăm sóc khách hàng tiềm năng kĩ lưỡng, doanh nghiệp đã tạo ra mối quan hệ thân thiết với họ. Từ đó tăng tỷ lệ mua hàng thành công và tăng số lượng khách hàng trung thành.

Khách hàng giúp doanh nghiệp tăng trưởng khả năng sinh lời

Việc chăm sóc khách hàng cũng giúp doanh nghiệp biết được thời điểm nào nên điều chỉnh sản phẩm, giá cả, phát động các chương trình kích cầu mua sắm để tăng doanh thu tốt nhất.

Khách hàng là một nhân tố bán hàng tiềm năng

Bên cạnh việc mua sản phẩm, khách hàng còn giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thông qua quá trình sử dụng, feedback, chia sẻ lên các trang xã hội, giới thiệu cho bạn bè. Tâm lý của người tiêu dùng là thường tham khảo ý kiến trước khi quyết định mua sản phẩm. Là người quen của họ, họ càng tin tưởng hơn. 

Việc có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm với đánh giá tốt là tài sản quý giá cho doanh nghiệp, là thước đo giá trị sản phẩm hoàn toàn xứng đáng được lựa chọn. Marketing truyền miệng như trên vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả và dài lâu. 


Giúp cải thiện và duy trì mối quan hệ khách hàng

Lắng nghe khách hàng là cách tốt nhất để giải quyết các khúc mắc, hiểu nhầm để không ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng hay danh tiếng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hiện đang sử dụng chatbot, email, hotline để ghi nhận những phản hồi của khách hàng để kịp thời giải quyết vấn đề, gửi các thông điệp xin lỗi, đính chính nhanh nhất.

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các công cụ này để gửi các bản tin mới nhất, chương trình khuyến mại, thông tin hot để thu hút khách hàng, thường xuyên tương tác để duy trì mối quan hệ tốt đẹp dài lâu.

Là thước đo giá trị của khách hàng về doanh nghiệp

Một doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ, yêu thích của khách hàng là một sự thành công lớn. Khách hàng gắn bó với sản phẩm của bạn, chứng minh bạn thực sự sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng hàng đầu. Nó là cơ sở để tăng giá trị của công ty trên thị trường so với các đối thủ khác, ghi điểm trong mắt đối tác.

Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các hoạt động lấy ý kiến khách hàng để xem họ đã hài lòng với dịch vụ hay chưa,  điều gì chưa thực sự được họ đánh giá cao. Việc thường xuyên quan sát cảm nhận khách hàng giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra quyết định điều chỉnh đúng đắn nhất.

Trên đây là vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp, là những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Thị phần (Market Share) là thuật ngữ thường xuyên gặp trên thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, có nhiều người khi bước vào kinh doanh vẫn chưa hiểu rõ về thị phần là gì, vai trò của thị phần cũng như cách giúp tăng trưởng thị phần nhanh chóng trong ngành.

Sau đây, POS365 sẽ cùng bạn nghiên cứu rõ hơn về thị phần, vai trò của thị phần trong việc phát triển kinh doanh. Đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất giúp bạn tăng trưởng thị phần một cách bền vững trên thị trường.

I. Thị phần là gì?

Thị phần hay còn được gọi là Market Share là tỷ lệ phần trăm sản phẩm, dịch vụ được tính theo doanh số bán với tổng tiêu thụ của toàn thị trường ngành. Ví dụ về thị phần, bạn kinh doanh cafe và bán được 30 cốc cafe trên tổng số 100 cốc cafe được bán ra trên toàn thị trường. Điều này cho biết, quán cafe của bạn đang chiếm 30% thị phần trên thị trường cafe.

Nói cách khác, thị phần là một phần thị trường mà doanh nghiệp bạn có được so với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, thị phần là số liệu cho thấy rõ các sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ của doanh nghiệp trên toàn thị trường. 

Thị phần được gọi Market Share

Khi kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực hay sản phẩm gì, các doanh nghiệp đều muốn có cho mình phần trăm thị phần cành nhiều càng tốt. Lượng thị phần nhiều chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm được nhiều ưu thế trên thị trường và việc kinh doanh đang rất tốt. 

Tuy nhiên, để có được nhiều thị phần thì là chuyện không hề đơn giản. Không những nỗ lực đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, mà doanh nghiệp còn phải thực hiện các chiến lượng marketing thật hiệu quả.

Ngoài mục tiêu tăng trưởng thị phần, thì doanh nghiệp cũng cần phải lên các chiến lược bảo vệ thị phần. Bởi việc cạnh tranh thị phần giữa các đối thủ là rất lớn, những doanh nghiệp lớn, có nhiều tiềm năng kinh tế sẽ có nhiều ưu thế trong việc bảo vệ cũng như tăng trưởng thị phần.

II. Công thức tính thị phần

Việc tính toán thị phần giúp doanh nghiệp định hướng được sự phát triển của mình trong tương lai cũng như đưa ra mục tiêu đúng nhất với năng lực cũng như tiềm năng thị trường. Chúng ta có 4 công thức để tính thị phần như sau:

  • Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số bán ra của toàn thị trường. Đây là công thức phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng nhiều cho tất cả các doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh.

  • Thị phần = Tổng sản phần bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của toàn thị trường. Cũng tương tự như công thức đầu tiên, công thức tính thị phần này cho kết quả khá chính xác, đơn giản trong cách tính và được áp dụng khá phổ biến.

  • Thị phần tương đối = Tổng doanh thu của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của đối thủ cạnh tranh.

  • Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh.

Phân tích về thị phần tương đối: Việc tính thị phần tương đối sẽ giúp bạn biết được lợi thế cũng như vị trí của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nếu thị phần tương đối của bạn lớn hơn 1, có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang có lợi thế về thị phần nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. 

Thị phần tương đối nhỏ hơn 1, điều này đồng nghĩa đối thủ đang có lợi thế thị phần nhiều hơn bạn. Trường hợp, thị phần tương đối bằng 1, bạn và đối thủ đang có lợi thế tương đương nhau trên thị trường. 

Công thức tính thị phần phổ biến nhất hiện nay

Tính toán thị phần sẽ cho bạn thấy rõ số lượng sản phẩm, dịch vụ của ban tiêu thu như thế nào so với tổng sản phẩm tiêu thụ của toàn thị trường. Tóm lại, khi nhìn vào thị phần, ta có thể thấy được việc kinh doanh của doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không so với đối thủ. Khi đó, bạn sẽ biết cách điều chỉnh các chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp, nhằm tăng trưởng thị phần, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh số bán.

III. Vai trò của việc xác định thị phần

Thị phần là yếu tố quan trọng đối với việc kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc xác định thị phần là vấn đề tất yếu cần phải làm. Trong kinh doanh, biết người biết là thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Bạn cần phải biết vị trí của mình ở đâu, mình có những điểm mạnh và lợi thế gì, trên thị trường hiện nay có những cơ hội hay thách thức gì dành cho bạn…

Nắm rõ thị phần của mình, biết được thị phần của đối thủ giúp bạn đưa ra các chiến lược kinh doanh, chiến lược quảng cáo marketing đúng lúc, đúng thời điểm. Thị phần của doanh nghiệp có thể thay đổi dựa trên việc kinh có hiệu quả hay không, ảnh hưởng bởi đối thủ, bởi những doanh nghiệp gia nhập mới hay những doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đồng thời cũng bị ảnh hưởng lớn từ nhu cầu của thị trường. 

Vai trò của việc xác định thị phần

Việc xác định và theo dõi thị phần doanh nghiệp thường xuyên cũng giúp bạn đánh giá thị trường một cách khách quan nhất. Đổi mới là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất giúp tăng trưởng thị phần hiệu quả. Việc đổi mới theo nhu cầu của thị trường là điều tất yếu trong kinh doanh, cập nhật những công nghệ mới, xu hướng kinh doanh mới giúp bạn tích ứng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường. 

Vì vậy, muốn kinh doanh hiệu quả, bạn không nên quá chăm chăm sản phẩm của mình. Bạn phải nắm rõ hình tình và vị trí của mình trên thị trường, đối thủ của mình từ đó đưa đến những chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp nâng cao thị phần.

IV. Cách tăng trưởng thị phần hiệu quả

Ai cũng muốn tăng trưởng thị phận, nhưng không phải ai cũng biết cách làm tăng trưởng thị phần của mình một cách bền vững. Hãy cùng POS365 điểm qua những cách giúp bạn tăng trưởng thị phần của mình nhanh chóng nhất nhé!

1. Áp dụng ma trận BCG

Đây có thể là phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử nhất để tăng trưởng thị phần. Để đánh giá đúng thị phần tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ sử dụng ma trận Boston được chia làm 4 ô tương ứng như sau: ô dấu hỏi, ô ngôi sao, ô bò sữa và ô chó mực, các ô được chia trên hệ trục tọa độ với trục tung và trục hoành tương ứng với tăng trưởng doanh số và thị phần.

Áp dụng ma trận BCG hiệu quả trong việc gia tăng thị phần

1.1. Ô ngôi sao

Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc ô ngôi sao thì bạn cần phải tập trung đẩy mạnh các nguồn lực về marketing, từ đó giúp cho nhóm sản phẩm này tăng trưởng nhanh để chiếm được nhiều thị phần nhất có thể trên thị trường. Những sản phẩm thuộc ô ngôi sao được thị trường yêu thích và được đón nhận rất tốt, vì vậy cần phải tập trung tòa lực cho những sản phẩm thuộc nhóm này.

1.2. Nhóm bò sữa

Với những sản phẩm thuộc nhóm này thì rất khó có thể gia tăng thêm thị phần. Vì nó đã đạt tới đỉnh doanh thu, hiện tại những sản phẩm thuộc nhóm này vẫn đang tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn chỉ cần bổ sung các nguồn lực cần thiết nhằm duy trì thị phần cho các sản phẩm thuộc nhóm này.

1.3. Ô dấu hỏi

Những sản phẩm trong ô này là những sản phẩm mới. Với những sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường thì tiềm năng rất lớn, tuy nhiên chưa có thị phần và chỗ đứng trên thị trường. Trong giai đoạn này, bạn nên tập trung quảng bá, đẩy mạnh marketing thương hiệu. 

Tại ô dấu hỏi, thị trường mới vô cùng tiềm năng, tuy nhiên cũng không ít những rủi ro. Nếu muốn an toàn thì doanh nghiệp nên theo sát quá trình phát triển và tăng trưởng của những sản phẩm trong nhóm này, kịp thời đưa ra những quyết định nên phát triển tiếp hay rút lui khỏi thị trường.

1.4. Ô con chó

Doanh nghiệp sẽ không muốn có sản phẩm nào trong ô con chó. Vì những sản phẩm trong ô này sẽ không có triển vọng phát triển, thị trường không tiềm năng, thị phân không có, lợi nhuận không có. Doanh nghiệp đang phải bỏ tiền từ các sản phẩm tại 3 ô còn lại để nuôi những sản phẩm trong ô con chó. 

Với những sản phẩm thuộc ô này, một là đã suy thoái, hai là sản phẩm không được thị trường đón nhận. Bạn nên loại bỏ sản phẩm này càng nhanh càng tốt, tránh những chi phí phát sinh không cần thiết trong nhóm này.

2. Tăng số lượng hàng hóa bán ra

Để tăng số lượng hàng hóa bán ra, bạn nên tập trung nhiều hơn cho khách hàng hiện tại thay vì đi tìm kiếm khách hàng mới. Việc bán được hàng hóa cho khách hàng cũ sẽ dễ hơn việc bạn bán hàng cho những khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm của bạn. 

Có một nguyên tắc rất hay được áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh là nguyên tắc 20/80. Có nghĩa là bạn nên tập trung vào 20% đối tượng khách hàng đã mang lại cho bạn 80% doanh thu. Việc tập trung vào tập khách hàng nhỏ nhưng mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển đều hơn, giải thiểu nhiều chi phí cũng như thời gian dàn trải thị trường. 

Tăng số lượng hàng hóa bán ra

Bạn có thể áp dụng các chương trình xúc tiến như tặng mã giảm giá, tích điểm cho những khách hàng mua nhiều lần, khách hàng quen… điều này sẽ giúp khách hàng mua lại nhiều lần từ đó mà gia tăng thị phần một cách bền vững cho doanh nghiệp.

3. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng của khách. Gia tăng sự hài lòng cho khách hàng là bạn đang thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn hoặc quay lại mua sản phẩm của bạn sau đó. 

Để làm được điều này, bạn có thể tối ưu hóa sản phẩm sao cho sát với nhu cầu của khách hàng nhất, đa dạng các kênh phân phối, đẩy mạnh việc nhận dạng thương hiệu và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng tốt hơn

Đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng trong suốt quá trình từ khi hình thành nhu cầu cho tới khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Xây dựng hệ thống tương tác với khách hàng, kết nối khách hàng với doanh nghiệp một cách chặn chẽ, giải quyết những vấn đề khách hàng gặp phải về sản phẩm và dịch vụ. 

Biến nơi mua sản phẩm trở thành địa điểm trải nghiệm lý tưởng cho khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy thích thú và thỏa mãn với chi phí bỏ ra để nhận được các giá trị tương đương.

4. Xây dựng hệ thống bán hàng thông minh

Xu hướng thị trường ngày càng đổi mới và hiện đại hơn rất nhiều, bạn không thể bó hẹp kinh doanh trong một khuôn khổ truyền thống. Để gia tăng thị phần cho doanh nghiệp, bạn phải biết tiếp cận với những cái mới, những công nghệ mang lại hiệu quả cho kinh doanh.

Xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp

Việc xây dựng một hệ thống bán hàng thông minh như sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng thông minh, sử dụng những kênh bán hàng đa nhiệm, sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại… điều đó ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh. 

5. Tiếp cận và mở rộng thị trường mới

Mở rộng thị trường là một cách để gia tăng thị phần hiệu quả. Thị trường càng lớn thì đối tượng bạn hướng đến càng nhiều, số lượng đơn hàng của bạn càng tăng, khi đó thị phần của bạn chiếm được càng nhiều. Tuy nhiên, mở rộng thị trường chưa bao giờ là dễ, để làm được điều đó bạn nên sử dụng nhiều kênh truyền thông như quảng cáo trực tuyến, các kênh tiếp thị, các kênh mạng xã hội… Bên cạnh đó bạn nên nghiên cứu và tìm kiếm những thị trường ngách thay vì mở rộng tại thị trường đã có sẵn những đối thủ mạnh.

Việc mở rộng thị trường cũng đi đôi với việc mở rộng danh mục sản phẩm. Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp cao phủ thị trường nhiều hơn. Bạn có tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới hoặc nâng cấp, hoàn thiện những sản phẩm hiện có. Việc cho ra mắt những sản phẩm mới là cách giúp doanh nghiệp có thể cơ hội mở rộng thị phần. Tuy nhiên, vì là thị trường mới, chưa có nhiều thử nghiệm nên có thể gặp không ít những khó khăn và rủi ro cho doanh nghiệp.

6. Phân tích, đánh giá thị trường thường xuyên

Bạn cần thời gian để đánh giá và theo dõi sự hiệu quả của quá trình kinh doanh và những sản phẩm của doanh nghiệp theo từng thời điểm khác nhau. Việc phân tích đánh giá thị trường sẽ giúp bạn kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhất, nhanh chóng loại bỏ những sản phẩm, những chiến dịch không hiệu quả ra khỏi quá trình kinh doanh.

Phân tích, đánh giá thị trường thường xuyên

Hiện nay, tốc độ phát triển của thị trường rất nhanh, nếu bạn không kịp thời thích ứng với thị trường thì rất dễ bị bỏ lại phía sau và nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thị trường.

V. Tổng kết

Thị phần kinh doanh là yếu tố quan trọng đối với việc phát triển kinh doanh. Mong rằng những chia sẻ trên của POS365 sẽ giúp bạn đánh giá đúng thị trường và có định hướng gia tăng thị phần của mình một cách hiệu quả trên thị trường. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ đề