Ý thức bảo tồn đa dạng sinh học

(TN&MT) - Trước sự mất mát của đa dạng sinh học, sự suy thoái của các hệ sinh thái, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho rằng, công tác bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi tổ chức, cá nhân. Trên hành trình đảo ngược đà suy thoái đó, Việt Nam không thể “đi một mình”; phải cùng hội nhập với quốc tế để vững bước vào Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái.

Chiều ngày 28/7, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp của Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng tham dự, có đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện Tổng cục Môi trường, các đơn vị thuộc Bộ TN&MT trong Ban soạn thảo.

Ý thức bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Theo lãnh đạo Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên nền tảng của Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Với sự nỗ lực từ Trung ương đến địa phương cùng các tổ chức, cá nhân, đến nay, nhiều kết quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã được ghi nhận. Cụ thể, hệ thống các khu bảo tồn, khu có danh hiệu quốc tế được thành lập và củng cố. Đến năm 2020, trên cả nước, đã thành lập mới 9 khu bảo tồn (KBT), nâng tổng số khu bảo tồn hiện có lên 176 khu với tổng diện tích 2.512.530,78 ha. 12 khu bảo tồn biển đã được thành lập với tổng diện tích là 187.810,93 ha, chiếm 0,19 diện tích vùng biển Việt Nam. Đã thành lập 3 hành lang đa dạng sinh học tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị với tổng diện tích 521.878,28 ha.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đề cử và công nhận thêm 4 khu Ramsar, nâng tổng số 9 khu Ramsar được quốc tế công nhận; có thêm 5 Vườn di sản ASEAN, nâng tổng số 10 khu Vườn di sản ASEAN; thêm 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới, nâng tổng số 9 khu được công nhận. Các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái đã được chú trọng phục hồi. Độ che phủ rừng đạt 42%. Doanh thu từ dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện chiếm 22% tổng mức đầu tư hàng năm của toàn xã hội trong ngành lâm nghiệp…

Giai đoạn mới - Quan điểm mới - Hành động mới

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế cho thấy, đa dạng sinh học vẫn đang trên đà suy giảm, hệ sinh thái bị suy thoái, số lượng các loài bị đe dọa gia tăng.

Khắc phục tình trạng này, dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030 được xây dựng dựa trên quan điểm: Đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng - nền tảng để bảo đảm phát triển bền vững đất nước; Bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.; Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học...

Ý thức bảo tồn đa dạng sinh học

Ông Dương Thanh An - Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học cho biết về việc xây dựng dự thảo Chiến lược

Các hoạt động sẽ được chú trọng như kiểm kê, quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên thông qua việc củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang đa dạng sinh học; củng cố và mở rộng các khu vực/hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; phục hồi và cải thiện chất lượng các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng; áp dụng các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực đa dạng sinh học cao ngoài khu bảo tồn.

Mặt khác, bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; tăng cường công tác bảo tồn chuyển vị các nguồn gen; sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học như: Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước, phương thức canh tác, khai thác kém bền vững và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường; Kiểm soát nạn khai thác, buôn bán và tiêu thụ động, thực vật hoang dã; Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen…

Góp ý vào dự thảo Chiến lược này, đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng, Khung Chiến lược toàn cầu về đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020 sẽ được thông qua vào tháng 10/2021 là kim chỉ nam cho các hoạt động bảo tồn của thế giới trong 10 năm tới. Chung định hướng đó, Việt Nam sẽ cùng chung hành động để hướng đến một tương lai xanh hơn, bền vững hơn, chú trọng đến nhóm người dễ bị tổn thương. Vì vậy, trong Chiến lược mới của Việt Nam, cần thể hiện được “hơi thở mới” của công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Nhấn mạnh đến tính mới, điểm đột phá của Chiến lược giai đoạn 10 năm tới sẽ khởi sắc hơn so với Chiến lược giai đoạn vừa qua, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT cho rằng, Chiến lược cũng cần phát huy vốn tự nhiên lần đầu tiên được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, mạnh dạn mở rộng cho khối tư nhân tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Ý thức bảo tồn đa dạng sinh học

Việt Nam cùng quốc tế vững bước vào Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái

Ghi nhận các ý kiến này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân yêu cầu, đơn vị soạn thảo tiếp thu và nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Chiến lược.

Thứ trưởng lưu ý, việc xây dựng Chiến lược này dựa trên căn cứ là Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ môi trường 2020, các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực trạng đa dạng sinh học của Việt Nam.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học phải song hành với nhiệm vụ xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, là cơ sở cho các quy hoạch có liên quan như đất đai, biển,…

Theo Thứ trưởng, công tác bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi tổ chức, cá nhân. Trên hành trình đảo ngược đà suy thoái đó, Việt Nam không thể “đi một mình”; phải cùng hội nhập với quốc tế để vững bước vào Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái./.

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiĐa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là cơ sở để đảm bảo các điều kiện thiết yếu, đảm bảo môitrường sống thích hợp cho con người và sinh vật tồn tại và phát triển. Bên cạnhđó, đa dạng sinh học cũng là nơi dự trữ nguồn gen quý hiếm của các loài thực vậtvà động vật, nguồn nhiên liệu và dược liệu quý hiếm. Việt Nam, một quốc giagiàu có về sự đa dạng sinh học được xếp thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạngcủa tài nguyên sinh vật. Tính đến nay cả nước ta đã thống kê được 11.373 loàithực vật bậc cao và hàng nghìn loài thực vật bậc thấp như rêu, tảo, nấm [7]. Độngvật cũng hết sức phong phú, theo thống kê có 300 loài thú, 840 loài chim, 260loài bò sát, 120 loài ếch nhái, trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển,thêm vào đó là hàng chục loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ởnước ngọt [7]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới áp lực của việc giatăng dân số và vấn nạn khai thác tài nguyên quá mức cùng vớisự phát triển kinhtế ‘không an toàn” đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, thay đổi và thu hẹpmôi trường sống thích hợp của sinh vật. Ngoài ra, việc thay đổi phương thức sửdụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã làm giảm đáng kể diện tích sinh cảnhtự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống củanhiều loài động vật, thực vật hoang dã dẫn đến hệ thực vật, động vật đang bị suygiảm một cách trầm trọng cả về số lượng loài và thành phần loài.Ở cấp Tiểu học, những kiến thức về sự phong phú và đa dạng của các loàithực vật và động vật được trình bày trong chủ đề Tự nhiên thuộc môn TN – XHlớp 3. Chủ đề Tự nhiên thuộc môn TN – XH 3 đã cung cấp cho HS những kiếnthức cơ bản về cấu tạo, màu sắc, khích thước các cơ quan thực vật như: rễ, thân,lá, hoa, quả vàcác loài động vật. Đây chính là điều kiện thuận lợi để lồng ghépgiáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc giáo dục ý thức bảo vệsự đa dạng sinh học trong trường Tiểu học là cần thiết. Để công tác giáo dục ýthức bảo vệ đa dạng sinh học đạt hiệu quả và có tính khả thi cao, chúng tôi chọn1đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho học sinh lớp 3”làm đềtài khóa luận tốt nghiệp đại học.2. Mục đích nghiên cứuNhằm giúp HS nhận thức vai trò và tầm quan trọng của đa dạng sinh họcđối với sự sống – từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sựđa dạng sinh học thông qua môn TN – XH lớp 3.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuMột số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học choHS thông qua môn TN – XH lớp 3.3.2. Khách thể nghiên cứuQuá trình giáo dục sự đa dạng sinh học cho HS lớp 3 qua môn TN – XH.4. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ sựđa dạng sinh học thông qua môn TN – XH lớp 3.- Thực trạng vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học hiện nay.- Đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinhhọc cho HS để đạt hiệu quả hơn.5. Phương pháp nghiên cứu5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận5.1.1. Phương pháp đọc tài liệuĐọc, nghiên cứu, thu thập các thông tin cần thiết cho đề tài từ các loạitài liệu cũng như các khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, tạp chí chuyênngành, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, mạng internet, tổng hợp các vấnđề liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó đưa ra cơ sở lí luận cho vấn đềnghiên cứu.5.1.2. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyếtSau khi đọc xong những tài liệu có liên quan đến vấn đề đa dạng sinh họchoặc những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, cần sắp xếp các tài liệu đóthành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức, tránh lộn xộn gâyra nhầm lẫn trong quá trình nghiên cứu.25.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn5.2.1. Phương pháp quan sátQuan sát các tiết dạy môn TN – XH của GV có nội dung giáo dục ý thứcbảo vệ sự đa dạng sinh học. Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng cho bàinghiên cứu. Phương pháp quan sát đóng vai trò chủ yếu khi khảo sát thực trạng,quan sát thái độ của HS khi được tiếp thu những kiến thức đó, quan sát kỹ thuậtcủa GV khi giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.5.2.2. Phương pháp điều traPhương pháp này được sử dụng khi tiến hành điều tra thực trạng việc giáodục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học cho HS của GV tại trường Tiểu học và điềutra mức độ hiểu biết về đa dạng sinh học của HS, để có thể cung cấp số liệu chobài nghiên cứu một cách chính xác và cụ thể.5.2.3. Phương pháp chuyên giaChuyên gia có thể là thầy cô hướng dẫn hoặc những thầy cô có kinhnghiệm trong các bài khóa luận hay các bài nghiên cứu khoa học. Việc tiếp thumột cách tích cực các ý kiến của các thầy (cô) hướng dẫn và các thầy (cô) khácđể có hướng đi đúng đắn cho quá trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện bài làmcủa mình là hết sức quan trọng.5.3. Phương pháp thống kê toán họcPhương pháp này được sử dụng nhằm thống kê, xử lí các số liệu về thựctrạng đa dạng sinh học thông qua môn TN – XH, thực trạng việc giáo dục ý thứcbảo vệ sự đa dạng sinh học ở nhà trường Tiểu học. Từ đó, thống kê, đưa ra số liệucụ thể, chính xác.6. Lịch sử vấn đề nghiên cứuVấn đề đa dạng sinh học đã và đang được xã hội quan tâm, cụ thể, Đảng,Nhà nước ta cũng có những quy định về bảo vệ đa dạng sinh học thông qua luậtsố 20/2008/QH12 của Quốc hội ban hành về luật đa dạng sinh học gồm 8chương, 71 điều khoản. Nhiều tác phẩm cũng đã đề cập đến vấn đề đa dạng sinhhọc như tác phẩm “Đa dạng sinh học”của tác giả người Ý “Bruno Streit”, cuốnsách “Môi trường và đa dạng sinh học” của G.S Võ Quý, nhà xuất bản Đại học3quốc gia Hà Nội. Hàng loạt các giáo trình, tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề đadạng sinh học như giáo trình “Đa dạng sinh học” của PGS.TS Tôn Thất Pháptrường Đại học Khoa học Huế, giáo trình “Đa dạng sinh học” của Đại học quốcgia Hà Nội trường Đại học Khoa học Tự nhiên… Bên cạnh đó, có các Hội nghịvề vấn đề đa dạng sinh học thường xuyên được tổ chức như “Hội nghị Hội đồngquản trị Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) lần thứ 18” đã diễn ra tronghai ngày 01 và 02 tháng 8/2016, tại Nay Pyi Taw (Myanmar) với sự tham gia củacác đại biểu 10 nước ASEAN. Việt Nam cũng đã tổ chức hội nghị về “Bảo tồnthiên nhiên và đa dạng sinh học ASEAN” diễn ra tại Hà Nội. Các hội thảo về vấnđề đa dạng sinh học “ Hội thảo quốc tế bảo tồn đa dạng sinh học Đài Loan – ViệtNam” tại Natou, Đài Loan. Hội thảo về “đa dạng sinh học và phục hồi sinh thái”của sở Tài Nguyên và Môi trường… qua đó, các hội thảo nêu rõ tầm quan trọngcủa đa dạng sinh học đối với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra cũng có các đề tàinghiên cứu khoa học, luận văn, đề án có đề cập đến vấn đề bảo vệ đa dạng sinhnhư đề tài “Đa dạng sinh học ở Việt Nam ” của nhóm sinh viên trường Đại họckinh tế Huế thực hiện và bảo vệ. Những đề tài khác cũng đề cập đến vấn đề đadạng sinh học, thực trạng và giải pháp như đề tài nghiên cứu “Giáo dục bảo vệ sựđa dạng sinh học qua môn địa lí ở trường phổ thông” của tác giả Trần Thùy Uyên.Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu đadạng sinh học nhưng chưa có tác giả thực hiện nghiên cứu lồng ghép việc giáodục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong trường tiểu học nói chung và trongmôn TN –XH lớp 3 nói riêng.7. Đóng góp của đề tàiĐề tài làm rõ những vấn đề lí luận về việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đadạng sinh học trong môn TN – XH lớp 3.Làm rõ thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh họcthông qua việc dạy học môn TN – XH lớp 3.Đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong việc giáodục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS .8. Giới hạn phạm vi nghiên cứuĐề tài nghiên cứu trong phạm vi chủ đề Tự nhiên thuộc phân môn TN-XHlớp 3, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng4Nam.9. Cấu trúc tổng quan của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nôi dung đề tài nghiên cứuđược trình bày trong 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ tính đa dạngsinh học cho HS tiểu học thông qua môn TN-XH lớp 3Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạngsinh học thông qua môn TN – XH 35NỘI DUNGCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu1.1.1. Đa dạng sinh họcHiện nay có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học.Theo R.Patrick(1983) cho rằng: “Đa dạng sinh học gồm tính đa dạng,trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng của sinh vật”.Theo OTA(1987) “Sự đa dạng và tính khác nhau của các sinh vật sống vàcác phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó”. Tính đa dạng có thể định nghĩalà một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đốicủa chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiềucấp độ, từ các hệ sinh thái phức tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử củavật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, cácgen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng.Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF(1989): “Đa dạng sinh họclà sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật vàvi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vôcùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Những khái niệm về đa dạng sinhhọc rất nhiều. Tính đến nay có hơn 25 định nghĩa về khái niệm đa dạng sinh học.Nhưng tóm lại đa dạng sinh học chính là sự đa dạng của sự sống trên Trái Đất,bao gồm tất cả các loài thực vật ,động vật và vi sinh vật sống ở trên cạn, ở sônghồ và ở biển được thể hiện ở 3 mức độ loài, hệ sinh thái và nguồn gen.1.1.2. Giáo dụcGiáo dục (theo nghĩa rộng): là quá trình hình thành và phát triển nhâncách dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích, được tổ chức một cách cókế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan chuyên biệt giáo dục vàđào tạo (hệ thống trường học và trung tâm giáo dục của xã hội như trung tâmgiáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiện ma túy,…) [17].Giáo dục (theo nghĩa hẹp): là quá trình hình thành và phát triển nhân cáchngười được giáo dục dưới ảnh hưởng của những tác động sư phạm của nhà6trường chỉ liên quan đến một mặt giáo dục như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và cảlao động sản xuất [17].Chức năng trội của quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) được thực hiệntrên cơ sở vừa tác động đến ý thức, vừa tác động đến hành vi cho HS trong nhàtrường, đây cũng là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gọi vàbiến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của cả người dạy và người họctheo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách của thầy và tròbằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển của xãhội trong thời đại ngày nay [17].1.1.3. Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh họcGiáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học là hoạt động giáo dục cung cấpkiến thức, những hiểu biết về đa dạng sinh học cho người học, từ đó hình thànhnhững hành động và thái độ đúng đắn để góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học.Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN – XH ở trườngtiểu học là một hoạt động giáo dục mà người học tiếp nhận kiến thức dưới sựđịnh hướng của GV thông qua môn TN - XH, từ đó hình thành ý thức bảo vệ sựđa dạng sinh học.1.2. Khái quát về vấn đề đa dạng sinh học1.2.1. Thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam1.2.1.1. Thế giớiHiện nay thế giới đang phải đối mặt với sự suy giảm đa dạng sinh học,17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng, baogồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xươngsống và 70% loài thực vật – đây là số liệu được đưa ra trong các nghiên cứu gầnđây của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) [18].Rừng trên thế giới đang bị suy thoái và giảm đáng kể. Trong thời gian từnăm 2000 - 2010, mỗi năm diện tích rừng suy giảm từ 16 triệu ha xuống còn 13triệu ha [14]. Nguyên nhân của việc diện tích rừng suy giảm là do chuyển đổisang diện tích đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, làm thủy điện,…Ngoàira,nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng còn do yếu tố tự nhiên như cháyrừng, bão, lũ quét,…Về động vật, các nhà khoa học tại Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF)7đã tiến hành tái thống kê dựa trên 14.152 quần thể của 3706 loài động vật có vú,chim, cá, lưỡng cư và bò sát trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy tính tới năm2012, lượng động vật hoang dã đã giảm 58% so với hồi năm 1970 với mức giảmbình quân là 2% [8].1.2.1.2. Việt NamViệt Nam là một trong những nước nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đớigió mùa. Là nơi có địa hình phức tạp, đa dạng, với các dạng địa hình từ vùngthấp ven biển, đến vùng đồng bằng châu thổ, vùng trung du, đồi núi, vùng núicao mây mù. Điều kiện địa lý tự nhiên phong phú, đã tạo nên các môi trường tựnhiên khác nhau, hình thành nên các hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Nhờ cósự đa dạng về môi trường tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là một nước có tínhđa dạng sinh học phong phú với nhiều loài thực vật và động vật khác nhau vàquốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhấtthế giới [15], với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối… tạo nên môi trường sốngcho chim, cá, tôm, các loài thú hoang dã.Là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích khoảng330.541km2, Việt Nam nằm trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trênthế giới [12]. Theo số liệu báo cáo quốc gia năm 2011, tại Việt Nam ghi nhận hơn49 nghìn loài sinh vật bao gồm: khoảng 7.500 loài vi sinh vật, 20 nghìn loài thựcvật trên cạn và dưới nước, 10.500 loài động vật trên cạn, hơn 11 nghìn sinh vậtbiển, 2.000 loài mới được thêm vào, với 4 loài vào danh sách tuyệt chủng, 2 loàikhác đang trong quá trình khám phá [11]. Như vậy, đa dạng sinh học ở Việt Namphong phú về thực vật và động vật. Về thực vật hiện nay đã thống kê được11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và826 loài nấm. Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao cómạch ít nhất lên đến 20.000 loài, trong đó có khoảng trên 5.000 loài đã đượcdùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác [7]. Hệ động vật ở Việt Nam cũnghết sức phong phú. Hiện nay đã thống kê được 300 loài thú, 830 loài chim, 260loài bò sát, 120 loài ếch nhái, trên 1000 loài cá nước ngọt, khoảng hơn 2.000 loàicá biển và thêm vào đó có hàng chục nghìn loài động vật không xương sống ở8cạn, ở biển và nước ngọt [7]. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thànhphần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á.Tuy nhiên, do áp lực gia tăng dân số, tình trạng khai thác quá mức tàinguyên sinh vật, công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều bất cập làmcho đa dạng sinh học nước ta đang bị suy thoái rất nhanh, số loài và số lượng cáthể của các loài hoang dã cũng bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trịđang bị suy giảm hoàn toàn về số lượng và một số loài đang có nguy cơ tuyệtchủng (hổ, voi, voọc mũi hếch, sao la...). Gen của các loài vật hoang dã đang trênđà suy thoái rất nhanh. Theo IUCN đánh giá tổng cộng 63.837 loài trong đó có19.817 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, 3.947 loài được mô tả là cực kỳ nguy cấpvà 5.766 loài ở mức độ nguy hiểm, trong khi hơn 10.000 loài được liệt kê là dễ bịtổn thương. Trong khi đó, 41% các loài động vật lưỡng cư, 33% các loài san hô,30% các loài cây lá kim, 25% động vật có vú, và 13% loài chim bị đe dọa[11].Suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởngtrực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa đến sự phát triển bền vữngcủa đất nước. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp về diện tích,nhiều loài thực vật và động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.1.2.2. Đặc điểm vấn đề đa dạng sinh học hiện nay- Đa dạng sinh học phong phú kể cả thực vật và động vật, tồn tại ở 3 mức độ: đadạng loài, hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Cụ thể:+ Đa dạng loài: đặc trưng của đa dạng này là đề cập đến số lượng loài.Loài bao gồm thực vật, động vật (bao gồm động vật có xương sống và khôngxương sống), các vi sinh vật. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều loài thực vật vàđộng vật. Vào những năm 1980, trên thế giới ước tính có khoảng 1,4 triệu loài.Bao gồm có khoảng 750.000 loài côn trùng, 41.000 loài động vật có xương sốngvà 250.000 các loài thực vật[15].+ Đa dạng gen: gen là đa dạng quan trọng nhất bởi vì đây là nguồn gốc đểquyết định sinh vật có thể tồn tại lâu dài trong thiên nhiên [15].+ Hệ sinh thái: hệ sinh thái bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh tháidưới nước. Bao gồm các quần xã sinh vật tác động qua lại với môi trường tạo nêncác bậc cấu trúc dinh dưỡng, tạo nên sự đa dạng loài [15].- Đa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm về loài, nguồn gen di truyền và hệ9sinh tháiĐa dạng sinh học trên thế giới và cả Việt Nam đang ngày càng suy giảmmột cách đáng kể. Số lượng các khu rừng, các loài thực vật và động vật đều đangdần suy giảm. Những loài còn sống sót cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rừngđược xem là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất, đây là nơi nuôi dưỡngcác loài động, thực vật hoang dại. Chính vì vậy, khi rừng mất đi kéo theo mộtlượng lớn các loài động vật dần mất đi, dẫn đếnnguồn gen các loài động vật vàthực vật cũng suy giảm theo.- Suy giảm đa dạng sinh học làm ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt độngsống của con ngườiHậu quả mà đa dạng sinh học để lại cho con người và môi trường rất nặngnề. Việc hủy hoại các thảm thực vật do việc khai thác gỗ, khai hoang làm nôngnghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác làm cho tốc độ xói mòn, sạt lởđất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh[7]. Đất bị suy thoái khiến thảmthực vật khó có thể phục hồi, ngày càng gia tăng các thiên tai như lũ lụt, hạn hán,ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Sự suy giảm đa dạng sinh học cũngdẫn đến mất cân bằng sinh thái, đe dọa đến sự phát triển bền vững của Trái Đất.Bên cạnh đó các sinh vật và hệ sinh thái của đa dạng sinh học là nơi cung cấp cácnguồn nguyên liệu, lương thực cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y học…Vì vậy khi đa dạng sinh học bị suy thoái nguồn nguyên liệu đó mất dần, làm chocon người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, bệnh tật.1.2.3. Biểu hiện việc suy thoái đa dạng sinh họcSự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam được thể hiện như sau:Rừng: Rừng ở Việt Nam bị suy thoái trầm trọng nhưng hiện nay đangtrong quá trình phục hồi. Năm 1943, diện tích rừng của Việt Nam là 14,3 triệu havới tỷ lệ che phủ là 43%. Rừng trong thời kỳ này là rừng tự nhiên, chất lượng tốt.Đến những năm 1990, diện tích rừng suy giảm rất mạnh, chỉ còn trên 9 triệu ha,tỷ lệ che phủ chỉ còn 27-28% [7].Trong những năm gần đây, do kế hoạch trồngmới rừng nên độ che phủ của rừng tăng nên đáng kể nhưng chất lượng rừng cóxu hướng giảm. Theo số liệu bảng thống kê như sau:Bảng 1.1: Diện tích rừng Việt Nam qua các thời kì10Loại rừngNăm19451976198519901999200320092015Tổngdiện tích (ha)14,311,169,8929,17610,94511,78413,214,06Rừng trồng(ha)00,0920,5840,7451,5241,9192,93,88RừngĐộ che phủtự nhiên (ha)(%)14,343,811,07633,89,30830,08,43127,89,42132,29,86535,810,339,110,1740,8Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bộ NN và PTNT 1990-2015Về thực vật:Về thực vật có 448 loài, trong đó có 1 loài tuyệt chủng ngoàithiên nhiên, 45 loài rất nguy cấp, 189 loài nguy cấp, 209 loài sẽ nguy cấp và 4loài ít nguy cấp, trong đó chủ yếu thực vật bậc cao [11].Về động vật:Số lượng các loài động vật quý hiếm liên tục bị đe dọa vàgiảm nhanh về số lượng do săn bắn, khai thác thậm chí chết đói vì môi trườngsống của chúng đang ngày càng thu hẹp. Có 407 loài với 4 loài ở phân hạng tuyệtchủng, 5 loài tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, 48 loài rất nguy cấp, 112 loài nguycấp,188 loài sẽ nguy cấp, 16 loài ít nguy cấp và 34 loài thiếu dẫn liệu [11]. Mộtsố loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như sao la, voọc mũi hếch, voọc cátbà, cá cóc, bò biển. Đối với loài hổ, theo số liệu thống kê thì loài hổ sống trongcác khu rừng ở Việt Nam giảm từ khoảng 1000 con trước năm 1970 xuống còn80-100 con vào năm 2005. Đến đầu năm 2010, số lượng này giảm xuống chỉ cònkhoảng 30 con [9].1.2.4. Nguyên nhân chính của sự suy giảm đa dạng sinh họcSự suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học của nước ta hiện nay bắt nguồntừ các nguyên nhân cơ bản sau:Sự khai thác tài nguyên một cách quá mức: Tình trạng khai thác củi, gỗ đểlấy nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày không chỉ làmcho diện tích rừng bị suy giảm mà còn suy giảm về chất lượng. Đồng thời vớinạn phá rừng, nạn săn bắn làm cho tình trạng suy giảm các loài động, thực vậtquý hiếm gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học.Cháy rừng: Do điều kiện khí hậu của Việt Nam nên khả năng cháy rừngvào mùa khô của nước ta hằng năm liên tục xảy ra. Trung bình mỗi năm có1125.000-100.000 ha rừng bị cháy ở Việt Nam, nhất là ở vùng cao nguyên TrungBộ [14]. Bên cạnh các diễn biến bất lợi của yếu tố thời tiết, khí hậu Việt Nam thìcác hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương nhưđốt rừng làm rẫy, đốt than, hun khói lấy mật ong, khai thác gỗ chọn để lại cây bụicũng là những nguyên nhân gây cháy rừng. Cháy rừng làm cho diện tích rừng bịthu hẹp, môi trường sống của các loài thú bị ảnh hưởng làm cho số lượng thựcvật và động vật ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng.Chuyển đổi phương thức sử dụng đất: Ở vùng ven biển: phá rừng ngậpmặn, cải tạo vùng cát, ruộng lúa nước để xây dựng đầm tôm, biến vùng bãi triềutự nhiên thành bãi nuôi động vật thân mềm. Ở vùng nội địa: các hệ sinh thái rừngtràm, đầm lầy được cải tạo thành ruộng lúa, ao nuôi thủy sản, làm cho các hệ sinhthái rừng ngập mặn, rừng tràm bị suy giảm đáng kể [7].Ô nhiễm môi trường: Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóngcủa nước ta. Tình trạng ô nhiễm do các nguồn chất thải khác nhau từ các nghànhcông nghiệp, nông nghiệp (khí thải, nước thải, thuốc bảo vệ thực vật…) là nguyênnhân đe dọa đến đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường phá hủy nơi cư trú vàmôi trường sống của các loài sinh vật hoang dại.Sự gia tăng dân số: Ở Việt Nam, tăng dân số nhanh cũng là một trongnhững nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học. Sự gia tăng dân số đòi hỏigia tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác.Trong khi đó, lượng tài nguyên là có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuấtnông nghiệp dẫn tới phải mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, thu hẹp diệntích nơi sống của động vật hoang dã, gây suy thoái đa dạng sinh học.Sự nghèo đói:Việt Nam là một quốc gia còn nghèo, cuộc sống còn phụthuộc nhiều vào nền nông nghiệp và tài nguyên. Sự nghèo đói khiến con ngườitàn phá tài nguyên để phục vụ nhu cầu sống, làm cho diện tích rừng thu hẹp, cácloài động vật hoang dã bị tuyệt chủng.1.3. Vai trò của đa dạng sinh học và việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinhhọc1.3.1. Vai trò của đa dạng sinh học12Đa dạng sinh học rất cần thiết cho sự tồn tại của loài người nói riêng vàTrái Đất nói chung. Giá trị mà đa dạng sinh học mang lại rất lớn và được thể hiệnở các mặt sau:Đối với xã hội: Duy trì và cung cấp nguồn gen và là kho dự trữ các nguồngen quý, hiếm cho cây trồng và vật nuôi cho tương lai. Ngoài ra, giá trị kinh tếmà đa dạng sinh học mang lại rất lớn. Điều này thể hiện ở việc chúng ta khai thácvà sử dụng hợp lí các tài nguyên sinh học, khai thác gỗ đúng quy định hay việcđánh bắt và khai thác thủy sản hợp lí, đảm bảo nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân,góp phần xói đói giảm nghèo.Đối với con người: Nhiều loài động, thực vật được sử dụng làm thức ăncho con người, cho gia súc, làm thuốc, lấy gỗ, làm nhà, phục vụ cho phát triểnkinh tế, làm chất đốt lấy năng lượng, làm cây cảnh.Đối với môi trường tự nhiên: Sự tồn tại của các thảm thực vật đóng vai tròquan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước. Các khu rừng đầu nguồn làm giảm sựô nhiễm nguồn nước, ngăn lũ lụt và các thiên tai như gió, bão, sạt lở đất. Việctrồng cây xanh làm tăng diện tích của các khu rừng, hạn chế sự ô nhiễm khôngkhí, làm cho bầu không khí trong sạch hơn, tạo bóng mát, khếch tán hơi nước,làm giảm nhiệt độ trong thời tiết khí hậu nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi thờitiết lạnh giá. Nhờ vào sự phát triển của các quần xã sinh vật (nấm, các vi sinhvật) mà các chất thải như thuốc trừ sâu, các chất gây ô nhiễm môi trường đất vànước, các kim loại nặng được hấp thụ và phân hủy đi. Điều đó làm hạn chế sựảnh hưởng của các chất thải đến môi trường sống của chúng ta [7].Đối với hệ sinh thái: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việcbảo vệ hệ sinh thái thế giới. Đa dạng sinh học cung cấp lương thực, lọc các chấtđộc (qua các chu trình sinh địa hóa học), điều hòa khí hậu của Trái Đất, điềuchỉnh cung ứng nước ngọt. Nếu suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn đến sự suygiảm số lượng loài, thành phần loài trong quần xã, quần thể động, thực vật. Nhưvậy, đa dạng sinh học có ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài trên Trái Đất.Đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ: Cung cấp nguyênliệu cho ngành nông nghiệp như các giống cây trồng, vật nuôi. Đối với công13nghiệp, đa dạng sinh học cung cấp gỗ cho quá trình chế biến lâm sản, làm thuốccho ngành công nghiệp dược phẩm. Các khu bảo tồn, vườn quốc gia là những nơithăm quan đáp ứng nhu cầu du lịch của ngành dịch vụ.Có giá trị văn hóa và nhân văn: Một số loài động vật hoang dã còn đượccoi là biểu tượng của sự tín ngưỡng và các tác phẩm hội họa, điêu khắc của mộtsố quốc gia và dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam như: lễ hội săn bắntheo mùa hoặc hình thành sự quản lí tài nguyên theo tính chất cộng đồng…Đa dạng sinh học có vai trò lớn trong cuộc sống của con người, nhưnghiện nay đa dạng sinh học đang có xu hướng bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quảlàm giảm hoặc mất đi các chức năng của hệ sinh thái, xói mòn đất, không phânhủy các chất thải và làm sạch môi trường ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn vật chấtvà năng lượng trong tự nhiên dẫn đến số lượng thiên tai hằng năm tăng mạnh,cuối cùng là suy giảm kinh tế mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, ônhiễm môi trường.1.3.2. Vai trò của việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học đối với tự nhiênvà xã hộiGiáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học đang là vấn đề lớn được cả xãhội quan tâm. Sự suy thoái về đa dạng sinh học ảnh hưởng to lớn cả môi trườngtự nhiên và đời sống kinh tế xã hội của con người.Trong tự nhiên, các loài sinh vật (thực vật, động vật và vi sinh vật) sinhtrưởng và phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Biểu hiện cụthể của sự tác động qua lại đó là mối quan hệ tương tác trong chuỗi thức ăn. Nếumột mắt xích nào đó trong chuỗi thức ăn bị tác động mạnh mẽ (một loài sinh vậtnào đó trong chuỗi thức ăn bị biến động lớn về số lượng loài: tăng nhanh hoặcgiảm mạnh) đều làm cho cả chuỗi thức ăn đó bị phá hủy. Hay nói cách khác, cácsinh vật trong tự nhiên sống tập hợp với nhau tạo thành quần thể, quần xã trongmột hệ sinh thái cân bằng, nếu một loài bị biến động lớn sẽ làm mất cân bằngquần thể, quần xã và cuối cùng là mất cân bằng cả hệ sinh thái đó, dẫn đến môitrường sống bị biến đổi.Nếu đa dạng sinh học đóng vai trò duy trì và đảm bảo môi trường sốngcủa sinh vật, thì ngược lại sự suy thoái đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng vô cùnglớn như: làm mất đi nguồn gen quý, các thiên tai thường xuyên xảy ra sẽ ảnh14hưởng đến đời sống con người, nguồn cung cấp các nguyên liệu về công nghiệp,nông nghiệp, y học sẽ bị suy giảm…Do đó, việc nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học cho người dân nóichung, HS nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, con người vừa lànguyên nhân vừa là nạn nhân gánh chịu hậu quả củasuy thoái đa dạng sinh học.Khi mỗi cá nhân được nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ đa dạng sinh họcsẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng cùng nhau tham gia, lúc đó bản thân mỗi cánhân sẽ có những hành động mang tính tích cực đem lại sự phát triển, duy trì củađa dạng sinh học. Để nâng cao nhận thức của người dân, các cơ quan, tổ chứcphải tích cực cung cấp kiến thức, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhậnthức về việc bảo vệ đa dạng sinh học, tạo cho họ sinh kế bền vững, cải thiện mứcsống cho người dân. Khi có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của dạng sinhhọc thì ý thức bảo vệ đa dạng sinh học sẽ hình thành.1.3.3. Vai trò của giáo dục đa dạng sinh học với HS tiểu họcGiáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học nên bắt đầu từ lứa tuổi tiểuhọc, vì đây là bậc học cơ bản để bắt đầu các cấp học tiếp theo. HS tiểu học chiếmsố lượng lớn trong dân số nước ta và đều là những đối tượng nhỏ tuổi, thơ ngâysẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới mẻ. HS tiểu học có độ tuổi từ 6- 11 tuổi,đây là lứa tuổi đang trong thời gian hình thành nhân cách, lại là lực lượng lớntrong xã hội. Vì vậy, khi tiếp thu kiến thức về đa dạng sinh học kết hợp vớinhững kiến thức khoa học của các môn học khác không những làm cho HS hiểurõ tầm quan trọng, giá trị của đa dạng sinh học mà còn hình thành thói quen,hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường tự nhiên nói chung và đadạng sinh học nói riêng. Đồng thời, HS còn có thể thực hiện và duy trì các hoạtđộng tuyên truyền để bảo vệ đa dạng sinh học khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Nếu ở cấp tiểu học, HS không hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòađồng với thiên nhiên, quan tâm tới thế giới tự nhiên, có thói quen sống bảo vệ,yêu quý, giữ gìn những giá trị của đa dạng sinh học thì ở các cấp sau khó có thểbù đắp được. Vì thế, việc đầu tư giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học cho HStiểu học là một nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của hệ thống giáo dục nói chung15và của mỗi GV nói riêng.1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh họcThực hiện việc lồng ghép những kiến thức để bảo vệ đa dạng sinh học ởtrường Tiểu học, đặc biệt thông qua bộ môn TN – XH là thực sự cần thiết, là sựtất yếu của quá trình giáo dục trong nhà trường. Chủ đề Tự nhiên trong phân mônTN – XH sẽ bước đầu giúp HS hoàn thiện những kiến thức rời rạc mà HS tíchlũy trong cuộc sống thành một hệ thống kiến thức khoa học, logic về các loàiđộng, thực vật. Chủ đề Tự nhiên trong phân môn TN – XH lớp 3 sẽ cung cấp choHS về sự phong phú và đa dạng của các loài thực vật, động vật, đây chính là cơsở khoa học và là điều kiện thuận lợi để giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ sự đadạng sinh học thông qua các bài học cụ thể như:“Lá” cây”,“Tôm”,“Cua”,“Cá”,“Thú”,…. Việc lồng ghép giáo dục ý thức trong các bài học thuộcchủ đề Tự nhiên giúp HS hình thành ý thức và mở rộng kiến thức, kĩ năng về bảovệ đa dạng sinh học một cách toàn diện. Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức bảovệ đa dạng sinh học còn giúp HS vận dụng những kiến thức, những kĩ năng đãđược học để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, từ đóhình thành ý thức trong việcbảo vệ đa dạng sinh học.Ngoài việc hình thành ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, việc giáo dục kiếnthức bảo vệ đa dạng sinh học còn hình thành cho HS kĩ năng quan sát, nhận biếtmôi trường xung quanh, qua đó giúp HS hình thànhmột số kĩ năng sống cơ bản,nhận biết được vai trò của bản thân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. GV pháthuy được vai trò của mình trong việc giáo dục và hình thành ý thức để bảo vệ đadạng sinh học cho HS.1.5. Các mức độ tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trongmôn Tự nhiên xã hội lớp 3Thế giới động, thực vật trong tự nhiên được phân loại thành các bậc đó làngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Trong đó, mỗi ngành có những đặc trưng về giảiphẫu khác nhau (ngành động vật có xương sống , ngành động vật không xương16sống, ngành thân mềm (thường có vỏ cứng bao bọc), ngành chân khớp (có chânkhớp và phân đốt)…). Mỗi ngành lại được chia thành các lớp tiếp theo là bộ,dưới bộ là họ, chi và cuối cùng là loài. Chủ đề Tự nhiên lớp 3 (động vật, thựcvật) đã được xây dựng trên cơ sở của sự phân loại này. Như vậy, chủ đề Tự nhiênlớp 3 sẽ cung cấp cho HS những kiến thức đơn giản về các lớp động vật như: lớpthú, lớp chim, lớp côn trùng, lớp giáp mềm (tôm, cua) và được xây dựng thànhcác bài học cụ thể: “Bài 50 Côn trùng”, “ Bài 53 Chim”, “Bài 54 Thú”…Mỗi bàivề động vật trong chủ đề Tự nhiên đã cung cấp cho HS về sự phong phú và đadạng của động vật theo lớp và loài (loài hổ, loài bướm…).Về thực vật, nội dung các bài học về thực vật không được xây dựng theosự phân loại mà được thiết kế theo từng cơ quan thực vật như: “Bài 41: Thâncây”, “Bài 45: Lá cây”, “Bài 47: Hoa”, ….. Tùy theo mỗi loại cơ quan thực vậtmà HS được cung cấp những tri thức đơn giản về sự phong phú về màu sắc, kíchthước, hình dạng, mùi, vị và cấu tạo của từng cơ quan. Từ những sự phong phúđơn lẻ của mỗi cơ quan thực vật, HS sẽ nhận ra được sự phong phú và đa dạngcủa thực vật.Như vậy, mục tiêu trọng tâm chủ đề Tự nhiên lớp 3 (động vật, thực vật) làgiúp học sinh hiểu về sự phong phú và đa dạng của động, thực vật. Đây chính làcơ sở quan trọng giúp GV xây dựng các mức độ tích hợp giáo dục ý thức bảo vệsự đa dạng sinh học1.5.1. Tích hợp toàn phầnMức độ tích hợp toàn phần là mức độ lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ đadạng sinh học trong từng bài học chặt chẽ và đầy đủ nhất. Nghĩa là, giáo dục ýthức bảo vệ đa dạng sinh học mức độ toàn phần phải đảm bảo nội dung tích hợpđược thực hiện ởphần lớn các hoạt động trong bài học. Ngoài ra, nội dung tíchhợp cần đảm bảo phảiGD cho HS có ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học đến bậchọ, chi và loài chứ không đơn giản dừng lại ở lớp động vật. Đối với thực vật, cácbài được xem là có mức độ tích hợp toàn phần phải đảm bảo nội dung bài họcGDvề sự đa dạng về cấu tạo, đặc điểm bên ngoài (màu sắc, kích thước, mùi, hìnhdạng,…) và cả lợi ích của cơ quan thực vật.1.5.2. Tích hợp bộ phậnTích hợp bộ phận trong giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học nghĩa là17chỉ một bộ phận kiến thức,thuộc hoạt động dạy học chủ yếu của bài học, có thểtích hợp giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.1.5.3. Tích hợp ở mức độ liên hệĐối với mức độ tích hợp này, nội dung giáo dục ý thức bảo vệ đa dạngsinh học chỉ được đưa vào bài học nhằm làm cho bài học thêm phong phú và hiệuquả hơn. Phạm vi tích hợp cũng chỉ dừng lại ở phần giới thiệu bài hoặc củng cố.Không đi sâu vào phân tích nguyên nhân và hậu quả.1.6. Đặc điểm tâm lí của học sinh giai đoạn các lớp 1, 2, 31.6.1. Đặc điểm quá trình nhận thứcTri giác: Tri giác của HS tiểu học còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chitiết và nặng về tính không chủ định, do đó mà các em phân biệt các đối tượngcòn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm và có khi còn lẫn lộn [21].HS Tiểu học khi tri giác thường gắn với hành động, với hoạt động thựctiễn của bản thân. Đối với HS, tri giác sự vật có nghĩa là phải làm cái gì đó với sựvật, như cầm nắm, sờ mó vật ấy. Khi học sinh tri giác thì cảm xúc của các em thểhiện rất rõ. Điều mà học sinh tiểu học tri giác đầu tiên từ sự vật là những dấuhiệu, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho các em xúc cảm. Vì thế, cái trựcquan, rực rỡ, sinh động được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng tích cực đốivới các em. Tri giác về thời gian và không gian cũng như ước lượng về thời gianvà không gian của HS tiểu học còn hạn chế[21].Chú ý: Ở lứa tuổi các lớp 1, 2, 3 chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khảnăng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủđịnh chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đếnnhững môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranhảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng...Sự tập trung chú ý của trẻ cònyếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quátrình học tập.[21].Trí nhớ: HS tiểu học có trí nhớ trực quan hình tượng phát triển chiếm ưuthế hơn trí nhớ từ ngữ logic. Giai đoạn lớp 1,2, 3 ghi nhớ máy móc phát triển18tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinhchưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghinhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. [17]Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quáthóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọngcần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễhiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thúvà vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.[21].Tưởng tượng: Là một trong những quá trình nhận thức quan trọng của HStiểu học. Nếu tưởng tượng của HS phát triển yếu, không đầy đủ thì sẽ gặp khókhăn trong hành động, học tập. Tưởng tượng được hình thành và phát triển tronghoạt động học và hoạt động khác của HS [21].Tư duy: Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vàonhững đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Hoạt động phântích, tổng hợp của HS tiểu học còn sơ đẳng. Đặc điểm tư duy của HS tiểu học nêutrên chỉ có ý nghĩa tương đối, trong quá trình học tập ở nhà trường, tùy thuộc vàonội dung, phương pháp và phương thức tổ chức cho các em thực hiện hoạt độnghọc mà tư duy của các em phát triển, thay đổi cũng có phần khác nhau [21].Ý chí:Ở lứa tuổi 1, 2 ,3 hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vàoyêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen,quét nhà để được ông cho tiền,...) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thựcthi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đếncùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. [21]1.6.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh giai đoạn 1, 2, 3Tính cách: Mỗi trẻ em một tính cách, có em thì trầm lặng, có em thì sôinổi, có em thì nhút nhát, có em thì mạnh dạn. Tính cách của HS tiểu học cónhược điểm thường bất thường, bướng bỉnh. Đó là hình thức độc đáo phản ứnglại những yêu cầu của người lớn, những yêu cầu mà các em xem là cứng nhắc, để19bảo vệ cái mình “muốn” thay cho cái mình “cần phải”. GV nên tận dụng đặc tínhnày để giáo dục HS[21].Nhu cầu nhận thức: Nhu cầu nhận thức của họ HS tiểu học là nhu cầu tinhthần. Nhu cầu này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của các em. Nếukhông có nhu cầu nhận thức thì HS sẽ không có tính tích cực trí tuệ [21].Tình cảm: Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí, trongnhân cách mỗi người. Đối với HS tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó làkhâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽkích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Với tư cách là hoạtđộng chủ đạo, hoạt động học làm cho HS tiểu học phát triển mạnh về trí tuệ,đồng thời hoạt động học cùng với các hoạt động khác cũng hình thành và pháttriển tình cảm và những nét tâm lí nhiều mặt, những phẩm chất tâm lí của nhâncách đang hình thành. Giáo dục toàn diện ở tiểu học là đảm bảo điều kiện để họcsinh tiểu học được học, được thực hiện các hoạt động để có sự phát triển hài hòatối ưu có thể được trong điều kiện cụ thể [21].Tiểu kết chương 1Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục ýthức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS tiểu học trong nhà trường hiện nay.Chúng tôi nhận thấy rằng việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học chohọc sinh rất quan trọng và cần thiết. Nhất là trong xã hội ngày càng phát triển,nhu cầu của con người ngày càng được đẩy mạnh thì việc giáo dục ý thức cho HSvề đa dạng sinh học cần phải được quan tâm hơn nữa. Việc giáo dục ý thức bảovệ sự đa dạng sinh học cho HS không chỉ làm cho các em có kiến thức về đadạng sinh học, mà cũng góp phần quan trọng vào trong công cuộc đổi mới củađất nước ta.Qua đó có thể thấy được đặc điểm của vấn đề đa dạng sinh học, biểu hiệncủa việc suy thoái đa dạng sinh học hiện nay. Ngoài ra chúng ta có thể thấy đượcđa dạng sinh học có vai trò quan trọng như thế nào đối với tự nhiên và xã hội.Tìm hiểu về những đặc điểm tâm lí và nhân cách của HS lớp 1, 2, 3 trong quátrình tiếp thu và nhận thức về vấn đề đa dạng sinh học.2021CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢOVỆ SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG MÔN TN – XH LỚP 32.1. Mục tiêu, nội dung chủ đề Tự nhiên môn TN – XH lớp 32.1.1. Mục tiêu2.1.1.1. Mục tiêu môn TN – XH lớp 3Sau khi học sinh học xong môn TN – XHlớp 3, HS sẽ biết được[1]:- Tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan trong cơ thể. Biết cáchphòng tránh một số bệnh thường gặp ở các cơ quan: Hô hấp, Tuần hoàn và Bàitiết nước tiểu.- Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại. Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường.Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục..., một số hoạt độngthông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi HS ở.- Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp. Biết được cuộc sống trướckia và hiện nay ở địa phương và biết giữ vệ sinh môi trường.- Biết được sự đa dạng phong phú của thực vật và động vật, chức năng củathân cây, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và lợi ích đối với con người, lợiích hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con người. Biết vai trò củaMặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người. Vị trí và sự chuyển động củaTrái Đất trong hệ thống mặt trời, sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh TráiĐất. Hình dạng, đặc điểm, bề mặt Trái Đất, biết ngày, đêm, năm, tháng và cácmùa.2.1.1.2. Mục tiêu chủ đề Tự nhiên trong môn TN – XH lớp 3Cùng với hai chủ đề là Con người - Sức khỏe và chủ đề Xã hội, chủ đề Tựnhiên trong phân môn TN – XH lớp 3 giúp cho HS biết được sự phong phú, đadạng của các loài động, thực vật qua các bài học như “Thực vật”, “Thân cây”,“Rễ cây”, “Lá cây”, “Khả năng kì diệu của lá cây”, “Hoa”, “Quả”, “Động vật”,“Côn trùng”, “Tôm, Cua”, “Cá”, “Chim”, “Thú”. Sau khi học xong HS hiểu đượccấu tạo, đặc điểm bên ngoài của thân cây, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống củacây và những ích lợi, tác hại của chúng đối với con người và động vật; biết được22vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đối với đời sống con người, vị trí và sựchuyển động của Trái Đất trong hệ thống Mặt Trời, sự chuyển động của MặtTrăng quay quanh Trái Đất; hình dạng, đặc điểm, bề mặt Trái Đất, biết ngày,đêm, năm, tháng và các mùa qua các bài học “Mặt Trời”, “Trái Đất - Quả địacầu”, “Sự chuyển động của Trái Đất”, “Trái Đất là một hành tinh trong hệ MặtTrời”, “Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất”, “ngày và đêm trên trái đất”, “nămtháng và mùa”, “các đới khí hậu”, “bề mặt Trái Đất”, “bề mặt lục địa”.2.1.2. Nội dung chủ đề Tự nhiên trong môn TN – XH lớp 3Nội dung dạy học chủ yếu của chủ đề này là: [1]- Đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của một số cây, con vật phổ biến.Ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.- Một số hiện tượng tự nhiên như thời tiết, ngày và đêm, các mùa.- Sơ lược về hệ Mặt Trời, Trái Đất và các vận động của Trái Đất.- Một số biểu tượng về sông, hồ, suối, lục địa, đại dương, các dạng địa hình.Nội dung chủ đề Tự nhiên trong môn TN – XH3 phong phú và đa dạng vềcác loại hoa, lá, rễ cây, ngoài ra còn có các loài động vật, tôm, cá, cua. Thông quacác bài đó có thể giáo dục cho HS thấy được vai trò to lớn của đa dạng sinh họcđối với con người và môi trường sống.2.2. Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN –XH lớp 32.2.1. Thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trongmôn TN – XH lớp 32.2.1.1. Mục đích, nội dung điều tra* Mục đích điều traViệc giáo dục ý thức để bảo vệ sự đa dạng sinh học là một việc làm thiếtthực và có hiệu quả cho cả người dạy và người học. Hiện nay, HS tiểu học nóichung và HS khối lớp 3 nói riêng, việc hiểu biết về đa dạng sinh học rất thấp. Đểcó được số liệu khách quan và cụ thể về số lượng HS được giáo dục về ý thứcbảo vệ đa dạng sinh học, chúng tôi đã tiến hành điều tra học sinh khối lớp 3, tạitrường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Quá trình23điều tra sẽ góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong thực tế, kếtquả và những khó khăn trong quá trình dạy học. Việc hiểu rõ được thực trạngcủa vấn đề sẽ giúp chúng tôi đưa ra những biện pháp phù hợp trong quá trìnhgiảng dạy.* Nội dung điều traGiáo viên:Trong phiếu điều tra GV chúng tôi sẽ khảo sát 10 câu hỏi. Nội dung câuhỏi xoay quanh các vấn đề như: vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ sựđa dạng sinh học cho học sinh qua môn TN – XH lớp 3, GV thường sử dụng cáchình thức dạy học nào để giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học cho HS, tìmhiểu về kinh nghiệm, sự hiểu biết về việc giáo dục đa dạng sinh học cũng nhưnhững khó khăn thuận lợi trong quá quá trình dạy học của GV tại trường Tiểu học.Học sinh:Nội dung phiếu điều tra HS chúng tôi sẽ khảo sát 10 câu hỏi. Các câu hỏisẽ bao gồm các mức độ khác nhau: mức độ hiểu biết của các em về vấn đề đadạng sinh học cũng như nhận thức được tầm quan trọng của nó. Khả năng yêuthích và mong muốn được các thầy, cô cung cấp kiến thức về đa dạng sinh học,HS có thường xuyên được giáo dục về đa dạng sinh học hay không và khả năngáp dụng những kiến thức về đa dạng sinh học trong cuộc sống hằng ngày.Phụ huynh học sinh:Nội dung phiếu điều tra PHHS chúng tôi sẽ khảo sát 8 câu hỏi. Các câuhỏi bao gồm các nội dung như nhận thức của PH về việc giáo dục ý thức bảo vệsự đa dạng sinh học cho con em mình. Mức độ quan tâm của PH về đa dạng sinhhọc cũng như việc giáo dục đa dạng sinh học cho con em. Sự quan tâm của PHvề việc giáo dục đa dạng sinh học trong nhà trường, những hoạt động của PHtrong việc giáo dục đa dạng sinh học.2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp khảo sát* Đối tượng điều traTrong phạm vi của đề tài, đối tượng chúng tôi tiến hành điều tra là nhữngGV, HS, PHHS khối lớp 3 tại trường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phước24Hòa, thành phố Tam Kỳ.Đối với GV: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 5 GV tại trường tiểu họcNguyễn Thị Minh Khai thành phố Tam Kỳ. Các GV điều tra đã tốt nghiệp khóahọc về đào tạo cử nhân tiểu học tại các cơ sở giáo dục uy tín, chất lượng. CácGVcó điều kiện tiếp xúc và đã được tập huấn, tuyên truyền về những kiến thứcvề đa dạng sinh học. Qua khảo sát, bình quân thâm niên giảng dạy của GV là 17năm. Như vậy, đối tượng đảm bảo yêu cầu khảo sát.Đối với HS: Chúng tôi đã khảo sát 60 HS của hai lớp 3 tại trường tiểu họcNguyễn Thị Minh Khai. HS được khảo sát có mức học trung bình trở lên, đi họcđầy đủ, có thái độ nghiêm túc, có kỉ luật, nề nếp rõ ràng.Đối với PHHS: PH có thái độ nghiêm túc khi trả lời các câu hỏi. Số lượngPH được khảo sát là 15 người.* Phương pháp điều tra* Phương pháp Anket (Phiếu điều tra)Mục đích: Qua điều tra bằng phiếu đối với GV trực tiếp giảng dạy lớp 3nhằm thu thập số liệu và dựa vào số liệu để nêu lên thực trạng của việc giáo dụcý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môn TN – XH.Cách tiến hành: Chúng tôi đã tiến hành điều tra theo nội dung đã soạnthảo trong phiếu điều tra ở địa bàn nêu ở trên. Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếuđối với GV, 60 phiếu điều tra HS, 15 phiếu đối với PHHS, số phiếu thu vào bằngsố phiếu phát ra.* Phương pháp quan sátMục đích: Để tìm hiểu và bổ sung về thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ sựđa dạng sinh học trong dạy và học môn TN – XH của GV và HS nhằm có cơ sởchắc chắn cho quá trình nghiên cứu.Cách tiến hành: Dự giờ một số tiết dạy môn TN – XH của các GV thuộckhối lớp 3 tại trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tìm hiểu về việc lồngghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học. Nhằm đưa ra nhữngnhận xét về việc giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học trong môn TN – XHcủa học sinh lớp 3.* Phương pháp đàm thoại25