Nhà vệ sinh công cộng là dịch vụ gì năm 2024

Nhiều du khách bất ngờ và trầm trồ với việc thành phố Huế xây dựng và sắp đưa vào hoạt động hệ thống nhà vệ sinh công cộng chuẩn “5 sao” ở bờ bắc sông Hương.

UBND thành phố Huế vừa hoàn thành xây dựng hệ thống nhà vệ sinh hiện đại, đạt chuẩn "5 sao” với phong cách thân thiện dọc bờ bắc sông Hương.

Theo lý thuyết thì khi đưa vào sử dụng, ngoài việc phục vụ nhu cầu của du khách, các nhà vệ sinh này có đi kèm các không gian riêng để bán cafe, các quầy hàng lưu niệm…

Song song với việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng hiện đại dọc sông Hương, UBND thành phố Huế còn triển khai các điểm nhà vệ sinh công cộng miễn phí tại 163 tuyến phố, cũng như khởi động lại chương trình "Nhà vệ sinh miễn phí” phục vụ khách du lịch, đồng thời vận động kêu gọi người dân và các cơ sở kinh doanh chung tay hỗ trợ.

Trước đó tại Đà Nẵng, khi chuẩn bị khai trương mùa du lịch hè, chính quyền thành phố cũng phát động triển khai mô hình xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng với thông điệp bằng tiếng Việt và tiếng Anh là "Thoải mái như ở nhà - Comfort as home".

Chương trình này đã và đang thu hút đông đảo người dân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên toàn thành phố hưởng ứng tham gia.

Đây là những cách làm hay, cần phát huy, nhân rộng. Bởi nhà vệ sinh công cộng, không chỉ là thước đo sự văn minh của một địa phương mà còn là thước đo và một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự đẳng cấp của một điểm đến du lịch.

Tuy nhiên trong thực tế, ở hầu hết các địa phương cũng như các điểm đến du lịch nổi tiếng, chất lượng hay "bên trong” các nhà vệ sinh công cộng là nỗi ám ảnh hãi hùng của du khách trong và ngoài nước khi chẳng may một lần phải bước chân vào đó.

"Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc” là mục tiêu dài hạn và đồng bộ mà lãnh đạo UBND thành phố Huế đặt ra để phát triển thành phố, nâng cấp điểm đến. Và mục tiêu này được bắt đầu bằng chính sách xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn.

Và dĩ nhiên, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn cũng không chỉ là mục tiêu của riêng thành phố Huế hay Đà Nẵng mà là mục tiêu chung của các tỉnh, thành khác trên cả nước, đặc biệt là các điểm đến du lịch.

Còn nhớ tại một tọa đàm bàn về các giải pháp hút khách quốc tế trở lại Việt Nam được tổ chức mới đây, TS Nuno F. Ribeiro - Phó Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Quản trị du lịch và khách sạn, Đại học RMIT Việt Nam nhắc lại một "định luật” rất thú vị về quảng bá.

Rằng, "Hãy để những du khách trở thành đại sứ du lịch Việt Nam, kể các câu chuyện về Việt Nam với bạn bè họ, lan tỏa và trở lại”.

Chắc chắn rằng, nhà vệ sinh công cộng sẽ là một phần của "câu chuyện Việt Nam” hay "câu chuyện” của một điểm đến cụ thể nào đó. Có điều, kể tốt hay xấu lại không tuỳ thuộc vào du khách mà do năng lực và quyết tâm của lãnh đạo từng địa phương quyết định…

Ra nước ngoài, một trong những mối quan tâm của du khách, du học sinh Việt là nhà vệ sinh công cộng. Tại những nước phát triển, có nhiều nhà vệ sinh công cộng miễn phí, nhưng cũng có những nơi thu phí.

Vũ Văn Cao (sinh năm 1994) hiện đang là du học sinh tại Pháp. Cao cho biết, suốt 7 năm sinh sống, học tập tại Pháp (trong đó có 3 năm sống tại Paris), anh nhiều lần sử dụng nhà vệ sinh công cộng và chưa có trải nghiệm nào khiến anh thất vọng.

Mỗi khi đi mua sắm, đi du lịch... Cao có thể dễ dàng tìm thấy vị trí các nhà vệ sinh thông qua Google Map. Ngoài ra, bên ngoài các nhà vệ sinh cũng đều có bản đồ chỉ dẫn các nhà vệ sinh lân cận.

Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng tại đây đều miễn phí, chỉ có số ít mất phí với khoảng 1 Euro/ lần (khoảng 25 nghìn đồng). Đặc biệt, các nhà vệ sinh công cộng được mở 24/24.

“Mới đây mình có đọc được kết quả khảo sát của QS Supplies (Anh) cho biết Paris là thành phố có mật độ nhà vệ sinh công cộng cao nhất thế giới với 6,72 cái/km2. Nhà vệ sinh công cộng ở Paris không chỉ nhiều, dễ tìm mà còn luôn sạch sẽ. Rất hiếm gặp một nhà vệ sinh công cộng nhếch nhác ở đây” – Cao nói.

Những nhà vệ sinh công cộng Cao từng trải nghiệm có đầy đủ bồn rửa tay, bồn tiểu treo, giấy vệ sinh, gương... Hệ thống cửa cũng hoàn toàn tự động.

Nhà vệ sinh công cộng là dịch vụ gì năm 2024
Nhà vệ sinh công cộng là dịch vụ gì năm 2024
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại Pháp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tương tự, Lê Minh (sinh năm 1991) - người Việt đang sinh sống, làm việc tại Đức cũng có những trải nghiệm “dễ thở” khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng tại đây.

Minh sang Đức từ năm 2015, di chuyển chủ yếu bằng tàu điện ngầm nên thường sử dụng nhà vệ sinh công cộng tại khu vực này. Hệ thống Google Map ở Đức cũng hiển thị vị trí các nhà vệ sinh công cộng để người dân, du khách dễ tìm kiếm.

“Có 2 loại nhà vệ sinh công cộng tại Đức là mất phí và miễn phí. Loại mất phí là 50 cent (khoảng 12 nghìn đồng). Khi đi vệ sinh tại Đức, đàn ông được khuyến khích đi tiểu ngồi thay vì đứng để tránh làm bẩn nhà vệ sinh. Tôi đánh giá hầu hết nhà vệ sinh ở đây không bẩn, không nhếch nhác” – Minh nói.

Nhà vệ sinh công cộng là dịch vụ gì năm 2024
Paris là thành phố có mật độ nhà vệ sinh công cộng cao nhất thế giới. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Không chỉ Pháp hay Đức, rất nhiều quốc gia trên thế giới được đánh giá có nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, thoải mái.

Tại Singapore, nhà vệ sinh công cộng được cung cấp bởi các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ... Luật về sức khỏe môi trường của Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (COPEH) quy định các tiêu chuẩn thiết kế tối thiểu cơ bản của nhà vệ sinh để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Vị trí nhà vệ sinh dễ tiếp cận, không quá xa khu vực giao thông chính, tránh phải di chuyển khoảng cách dài.

Việc làm sạch nhà vệ sinh công cộng ở Singapore được thực hiện hằng ngày, theo trình tự giúp ngăn ngừa sai sót trong quá trình làm sạch.

Nhật Bản được biết đến là quốc gia có hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ và được chăm chút nhất thế giới. Chính quyền các thành phố lớn ở Nhật còn liên tục tổ chức các dự án để biến nhà vệ sinh công cộng trở thành những công trình kiến trúc độc đáo.

Tại Mỹ, người dân có thể ghé vào bất cứ nơi kinh doanh nào khác của tư nhân (nhà hàng, nơi bán thức ăn nhanh, trạm bán xăng...) để đi vệ sinh mà không nhất thiết phải có giao dịch với nơi đó và không phải trả bất cứ phí nào. Luật xây dựng các bang (Mỹ) quy định yêu cầu ban tổ chức các cuộc vui chơi giải trí, hội hè, sinh hoạt tôn giáo ngoài trời phải có đủ nhà vệ sinh, cứ 100 người thì phải có ít nhất 1 nhà vệ sinh.

Còn ở Anh, nhà vệ sinh công cộng thường bố trí ở tầng hầm trong các siêu thị. Khách đi đường đi qua cửa chính ở tầng trệt, qua khu mua sắm, rồi mới đến đầu cầu thang dẫn xuống tầng hầm. Vì thế siêu thị vừa phục vụ khách đi đường, vừa có cơ hội bán hàng.