1 lạng tóc được bao nhiêu lọn

Cô gái cầm tờ tiền 100.000 mà vẻ mặt không chút cảm xúc. Người phụ nữ - chừng như thấy tóc bán được tiền - cũng liền bỏ giỏ gà xuống, thả lọn tóc của mình ra. Bà muốn bán tóc.

Chợ tóc

Tai nạn "nghề nghiệp"

Chị N. còn kể nhiều lúc mua tóc cũng phải vạ lây. Có hôm chị cùng mấy chị em khác đạp xe về xã Hoa Thành mua được mái tóc của một cô gái, vừa trả tiền để ra về thì người chồng cô gái cũng đạp xe đi làm về. Thấy vợ bán tóc, tức giận quá anh "phang" luôn cả vợ lẫn người mua tóc làm mấy chị em bị một trận nhừ tử.

6g sáng, khung cảnh phiên chợ nghèo lại đến phiên họp định kỳ mỗi tháng ba lần vào các ngày 9, 19 và 29 âm lịch. Trời mưa dầm khiến chợ quê thêm ảm đạm. Có mặt từ rất sớm ngay trước cổng chợ, chị N.T.T. cùng sáu chị em khác vượt đường xa gần 50km đổ về chợ để mua tóc, việc mà những chị em khác như chị đã hành nghề mười mấy năm nay. "4g sáng đã phải dậy đi rồi, người nhà quê đi chợ sớm lắm nên mình cũng phải đến sớm để không bỏ sót những bộ tóc dài" - chị nói.

Từ ngoài đường có hai mẹ con dắt nhau tiến vào chợ, ngó nghiêng tìm kiếm những người mua tóc. Rất nhanh, chị T. kéo hai mẹ con nhà nọ lùi vào một con ngõ: "Bán tóc phải không? Hai mẹ con chị có mái tóc đẹp quá, nhưng người thấp thế này để tóc dài không hợp đâu! Cắt ngắn đi nhé, đảm bảo không đẹp ra thì em đền lại tiền" - chị thuyết phục. Dường như cũng đã chuẩn bị từ trước, người mẹ không do dự, gỡ nón hất xõa mái tóc dài của mình ra. Trong tích tắc mái tóc của chị đã cụt ngủn, chỉ còn lại một lọn chấm vai. Cô con gái thấy thế tần ngần rồi bất ngờ đổi ý, nhất quyết không cho người ta cắt mái tóc của mình. Mắt cô rươm rướm nhìn mẹ…

Chị Hoàng Thị K., một người mua tóc, cho biết để mua được một bộ tóc, nhiều khi phải đeo bám cả một buổi sáng để thuyết phục người bán. Nhiều người đã có ý định bán tóc từ trước, đến chợ là cốt để bán tóc nhưng lúc người mua lia kéo vào thì giật tung ra, khóc nức nở vì tiếc mái tóc đã cất công chăm chút bấy lâu nay. Nhiều người không có ý định bán từ trước, nhưng thấy người ta bán tóc "nhiều tiền quá” nên cũng... muốn bán. Đó là những người đang ngặt nghèo. Để mua được mái tóc của những người như thế này phải mất rất nhiều thời gian để "làm công tác tư tưởng" - chị K. bảo.

Câu chuyện giữa chúng tôi đang tiếp diễn thì phía bên kia chợ, hai người bạn của chị K. hớn hở vì vừa "săn" được một bộ tóc dài tới tận mông của một cô gái trẻ. "Cả sáng đến giờ mới mua được lọn tóc ưng ý! Tóc dài như thế này chỉ những phiên chợ vùng nông thôn ở đây mới có, hiếm lắm!" - một chị vuốt ve mái tóc còn thơm mùi bồ kết. Còn cô gái vừa "xuống tóc" vẻ mặt buồn rười rượi, luồn tay vuốt ve những lọn tóc của mình lần cuối rồi nhận 450.000đ. Cô cúi gằm đầu, lẳng lặng đi vào chợ...

Nỗi buồn thời con gái

Phóng toBán tóc nuôi con mà mua tóc cũng nuôi con

Suốt cả một buổi sáng theo chân những người mua tóc, chứng kiến gần chục mái tóc rơi xuống dưới lưỡi kéo lạnh lùng, tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi câu chuyện của cô gái L.H.N. (ở xóm 8, Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An). Thấy người ta bán tóc, cô dựng chiếc xe đạp cũ nát đứng tần ngần xem rất lâu.

Rồi như có một sức mạnh nào đó thúc ép, cô vuốt mái tóc dài chấm lưng của mình lần cuối, nói với một người mua tóc: "Tóc em dài thế này nếu bán thì được bao nhiêu hả chị?". Người phụ nữ mua tóc chân tình: "Tóc em rất đẹp, chắc phải chăm chút và giữ lâu lắm rồi phải không? Chừng này tóc của em thì được hơn một lượng rưỡi, là 300.000đ. Nhưng... - chị ngần ngừ - Em không muốn bán thì thôi, chị cũng không đành…".

Thoáng chút tần ngần, cô gái quyết định thả xõa mái tóc của mình ra để nhận 300.000đ. Vừa dắt xe đi thì một người bạn của N. chặn lại, giọng thảng thốt: "Mày bán tóc rồi à? Trời ơi, mái tóc dài cất công để từ hồi đi học tới giờ đã phải bán đi".

Hóa ra mái tóc ấy N. đã cùng bạn "thề" với nhau từ hồi đi học là sẽ không đứa nào được cắt. Rồi N. lấy chồng. Mấy ngày nay đến kỳ lúa phải bón phân mà túng tiền, vợ chồng nghèo cưới nhau không có một xu đành bán tóc. "Thương nó quá, mái tóc của cả đời con gái, biết để đến khi nào cho nó tốt lại..." - người bạn của N. giọng buồn buồn.

Những mái tóc được mua về sẽ được chủ thương lái đưa ra Hà Nội, đến các nhà máy làm tóc giả hoặc bán sang Trung Quốc để làm tóc cho lĩnh vực sân khấu, điện ảnh. Những người đi mua tóc như chị K., chị T. chỉ là con số nhỏ. Chị K cho biết thấy người ta về quê mua tóc, rồi bảo các chị đi mua giùm họ sẽ mua lại với giá cao nên các chị em trong làng cũng rủ nhau đi mua tóc. Ngày thường đạp xe vào các làng quê, đến các ngày rằm có phiên chợ nào ở vùng nông thôn là các chị đạp xe đến mua. Chợ quê dễ kiếm và dễ mua được tóc dài hơn ở thành thị.

Bước vào nghề đạp xe đi mua tóc, biết bao nhiêu câu chuyện vui buồn đằng sau những mái tóc của các cô gái, bà mẹ mà chị chứng kiến khiến chị như chai lì đi trước nước mắt! "Người phụ nữ nào chẳng quí chẳng thương mái tóc của mình. Như chị đây, nhiều lúc tóc dài quá cũng phải cắt bán đi nhưng nghĩ vẫn thấy buồn đến xót xa. Thế nên phải cầm kéo cắt đi "một phần cơ thể" của người ta, tự mình cũng thấy xót xa". Chị cũng trách nghề của mình thất đức "nhưng cũng vì kiếm miếng cơm để nuôi con".

Dài bao nhiêu, tiền bấy nhiêu

Phóng toTóc đây!...Một mái tóc để có thể bán được ít nhất cũng phải dài trên 40cm, cắt đi 20cm, tối thiểu phải trừ lại 20cm để… làm con gái. Thế nhưng giá một mái tóc như thế cũng chỉ không quá 50.000đ. Chị K. cho biết giá tóc đắt hay rẻ phụ thuộc độ dài của tóc, tóc càng dài bao nhiêu càng có giá bấy nhiêu, tính ra một lượng tóc (100g) sẽ có giá 200.000đ, tóc dài trên hai gang thì một lượng sẽ cao hơn, khoảng 300.000đ. "Ít khi mua được mái tóc trên 1 lượng lắm, tóc dài bây giờ hiếm quá” - chị nói.

Tóc: hàng ở chợ nghèo

Chẳng biết từ lúc nào mua tóc được gọi là một cái nghề; và cũng từ lâu tại các phiên chợ quê ở Nghệ An, đến ngày, những người phụ nữ có ý định "xuống tóc" đều ra chợ để bán mái tóc của mình như một thứ hàng ở phiên chợ nghèo.

Cách thành phố Vinh 50km, chợ Dinh (xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) được coi là chợ có đội ngũ người mua bán tóc tấp nập nhất. Những phụ nữ ôm trên tay cái túi và lọn tóc ve vẩy trước cổng chợ đã tạo thành một nét đặc trưng riêng, nổi tiếng đến nỗi nhiều người có tóc dài muốn bán thì cách xa mấy chục cây số cũng đạp xe về đây mong bán được mái tóc có giá.

Chủ đề