100g nấm rơm chứa bao nhiêu dặm?

Nếu các nàng đang tìm hiểu nấm rơm bao nhiêu calo thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Viện thẩm mỹ DIVA sẽ giải đáp “tất tần tật” những vấn đề thú vị xung quanh nấm rơm và giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại cho sức khỏe. Hãy cùng xem qua nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết về lượng calo, thành phần dinh dưỡng cũng như các món ăn từ nấm. 

Mục Lục Bài Viết

1. Những điều cần biết về nấm rơm

Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng để chế biến thành những món chay ngon miệng. Ngoài ra, nó còn được sáng tạo đa dạng các món ăn trong đời sống của người Việt.

Nấm rơm không được xếp vào hàng thực vật, chúng thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Loại thực phẩm này thường mọc lên từ rơm rạ, cấu tạo gồm phần bào gốc, cuống và mũ. Chu kỳ phát triển khoảng từ 10 – 12 ngày. Có nhiều loại khác nhau như nấm rơm xám đen, nấm rơm trắng xám,… với khối lượng và hình dạng riêng biệt. Cách chăm sóc và nuôi trồng loại nấm rơm này cũng khá dễ và mang lại lợi ích kinh tế khá cao.

Vậy nấm rơm bao nhiêu calo? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn để điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý hơn.

2. 100g nấm rơm bao nhiêu calo?

Nếu bạn đang thắc mắc 100g nấm rơm bao nhiêu calo thì theo các nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia chính là 32Kcal. Bạn có thể thấy hàm lượng calo của loại thực phẩm này khá thấp nhưng chúng lại cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu dành cho cơ thể như vitamin, sắt, chất xơ,…

Tuy nhiên, nấm rơm bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào cách chế biến của bạn, dưới đây là chỉ số năng lượng của một số món ăn làm từ nguyên liệu này:

  • Nấm rơm xào trứng: 172 Kcal
  • Nấm rơm xào sả ớt: 97 Kcal
  • Nấm rơm xào tôm: 154 KCal
  • Nấm rơm xào thịt: 165 Kcal
  • Nấm rơm xào chay: 68 Kcal

3. Ăn nấm rơm có giảm béo được không?

Trong thành phần của nấm rơm có chứa hai hợp chất là beta – glucan và chitin giúp giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế hấp thu lượng đường vào cơ thể và giúp bạn cải thiện cân nặng một cách tốt nhất.

Ngoài ra, nấm rơm còn là một loại thực phẩm chứa ít calo và chất béo, nhưng lại chứa nhiều chất xơ và chất đạm. Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm “vàng” cho những ai muốn giảm cân nhưng vẫn muốn đảm bảo các dưỡng chất cung cấp cho hoạt động thường ngày. Bạn có thể chế biến nấm rơm thành những món canh, xào chung với những loại rau củ. Nếu biết cách chế biến phù hợp, bạn sẽ không cần phải lo lắng nấm rơm bao nhiêu calo khi đang ăn kiêng nữa.

4. Những món ăn từ nấm rơm giúp giảm cân

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nấm rơm bao nhiêu calo. Viện thẩm mỹ DIVA sẽ chỉ thêm cho bạn những công thức nấu ăn ngon, lạ miệng từ nguyên liệu nấm rơm tại nhà nhé!

Nấm rơm xào bông bí

Đây là một món ăn đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hương vị tươi ngon, phù hợp với những ai đang muốn giảm cân. Nấm được xào ở mức lửa vừa chín tới, có thêm chút vị ngọt, giòn của bông bí sẽ tạo thành món ăn ngon khó cưỡng.

Nấm rơm kho sả ớt

Nấm sau khi được rửa sạch, ướp thêm một chút gia vị sẽ được đem đi xào chung với sả ớt. Vị nấm thơm ngọt hòa quyện với vị cay và thơm của sả ớt. Đặc biệt, món này rất thích hợp với những bữa cơm vào ngày mưa.

Nấm rơm hấp với trứng

Nấm rơm sau khi thái thành miếng vừa ăn thì đem đi hấp chung với trứng. Món ăn này bổ dưỡng, ít calo và hỗ trợ tốt cho việc giảm cân. Khi hấp với trứng sẽ giữ y lại vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của nấm.

5. Nấm rơm có công dụng gì đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng giảm cân, nấm rơm còn mang lại nhiều lợi ích tốt dành cho sức khỏe của con người.

Phòng chống bệnh ung thư

Trong nấm rơm có chứa nhiều protein, chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại sự xuất hiện cũng như phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, còn có hợp chất selen giúp kìm hãm khối u ác tính, ngăn cản tác nhân gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là sự hình thành của các gốc tự do.

Cải thiện chức năng sinh lý ở phái mạnh

Nếu phái mạnh muốn cải thiện sinh lý, kích thích ham muốn thì có thể ăn nấm rơm xào cùng với ếch hoặc thịt chim sẻ.

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

Nấm rơm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B3, B5,… Theo các nghiên cứu, nấm rơm còn chứa thêm thành phần vitamin D tự nhiên tốt cho xương cùng một số loại chất khoáng như kali, sắt,…

Tăng cường trí nhớ

Nấm rơm cung cấp một lượng lớn choline để phục vụ nhu cầu của mọi hoạt động trong cơ thể. Đặc điểm nổi bật nhất của nó là giúp hệ thần kinh trung ương hoạt động ổn định. Ngoài ra, ăn nấm rơm còn giúp bạn điều hòa giấc ngủ và nâng cao sự tập trung, duy trì màng tế bào và truyền tải xung điện thần kinh.

Tránh bệnh đái tháo đường

Ăn nấm rơm sẽ hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 và hạ đường huyết trong máu. Đối với người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2, ăn nấm rơm giúp làm lượng cholesterol và insulin nhờ thành phần chất xơ, khoáng chất thiết yếu.

Xua tan căng thẳng, mệt mỏi

Nấm rơm mang đến nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, vitamin giúp giảm nhanh tình trạng căng thẳng, lo âu,…

Ngăn cản quá trình oxy hóa

Trong nấm rơm chứa một lượng lớn chất ngăn ngừa oxy hóa giúp chống lại những tác nhân gây hại đối với cơ thể như gốc tự do, tia cực tím,…

6. Những điều cần lưu ý khi chế biến nấm rơm

Tuy nấm rơm chứa nhiều dưỡng chất và tốt đối với cơ thể của bạn nhưng vẫn cần chú ý những điều dưới đây:

  • Không nên rửa nấm mạnh tay hay quá kỹ vì sẽ làm giảm chất dinh dưỡng tự nhiên. Đồng thời điều này sẽ khiến nấm hút nhiều nước, không còn ngon như khi mới chế biến.
  • Không nên nấu nấm trong nồi nhôm vì sẽ khiến món ăn bị đen.
  • Khi nấu, nên để lửa ở nhiệt độ cao để giữ màu của nấm, và tránh không để quá dừ.
  • Không nên nấm thành miếng quá nhỏ vì dễ khiến nấm bị nát và teo nhỏ.
  • Không nên vừa ăn nấm lại uống rượu vì dễ gây ngộ độc, nôn ói và co giật.

Trên đây là nội dung về nấm rơm bao nhiêu calo. Vậy là Viện thẩm mỹ DIVA đã gửi đến vô vàn những kiến thức mới mẻ và phong phú về cây nấm rơm dành cho bạn. Hy vọng các chia sẻ này đã giúp bạn làm giàu thực đơn cho bữa ăn hàng ngày của mình để giảm cân hiệu quả và tăng cường sức khỏe hơn.

Chủ đề