3 phương pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân

Thực hiện công văn số 671/GDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo và Đào tạo về việc bảo đảm an ninh an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích năm học 2021-2022, trường Mầm non Liên Trung xin gửi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh bài viết về cách phòng tránh và xử lý một số tai nạn thương tích thường xảy ra ở trẻ. Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng phần lớn là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn. Nguyên nhân tai nạn thương tích thì có rất nhiều: ngã, bỏng, hóc sặc dị vật, bị điện giật, ngã cầu thang…tai nạn thường bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn, khó lường trước và phòng tránh được. Thương tích sẽ gây ra những thương tổn trên cơ thể người về thể chất và tinh thần và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi mầm non. Vì ở lứa tuổi này trẻ thường hiếu động, thích tìm tòi, khám phá và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Việc bảo vệ an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu khi xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ là một việc vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.

* PHÂN LOẠI TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THEO NGUYÊN NHÂN:

- Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên…. - Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. - Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác. - Điện giật: Là những trường hợp tai nạn thương tích do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong. - Ngã: Là tai nạn thương tích do ngã, rơi từ trên cao xuống -Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải… - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, nấm …). - Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

* MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM:

Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường hay ở nhà, giáo viên cũng như các bậc phụ huynh có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.

1. TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM DO NGÃ.


*Cách xử lý khi có TNTTTE do ngã: - Sơcứu tại chỗ: + Đối với các vết thương bầm tím hoặc giãn (bong) gân nên thấm chỗvết thương vào nước lạnh hoặc chườm đá lạnh trong vòng 15 phút. + Không nên đặt đá lạnh trực tiếp vào vết thương mà qua nên thấm qua một lớp khăn. Làm lạnh sẽgiúp giảm đau, giảm sưng tấy và bầm tím. + Đối với các vết cắt và vết thương nhỏ, rửa vết thương bằng nước sạch (nước sôi đển nguội) với xà phòng. Sau đó lau khô phần da xung quanh vết thương, che vết thương bằng gạc sạch và quấn băng. + Đối với vết cắt và vết thương có dịvật dính vào, không nên cố lấy dịvật ra, dùng vải sạch gấp thành nhiều nếp đặt lên vết thương đểthấm máu, quấn băng vào vết thương và chuyển ngay đến cơsởy tếgần nhất và tiêm phòng uốn ván. - Nếu nghi ngờgãy xương cần nẹp chỗbịgãy cốđịnh, bất động trước khi chuyển đến cơsởy tếgần nhất để khám và điều trị. - Thương tích vùng đầu, cột sống đặc biệt là vùng cổrất nguy hiểm vì chúng có thểgây liệt suốt đời hoặc đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, khi sơcứu phải hạn chếtối đa việc di chuyển đầu, cổhoặc vặn sống lưng đề phòng thương tích nặng hơn. - Nếu nạn nhân bịngất cần ủấm và gọi cấp cứu ngay lập tức.

     *Phòng tránh cho trẻ khỏi bị ngã

Trường học và nhà ở cần đảm bảo cơ sở vật chất tốt, tạo ra không gian an toàn cho trẻ, cụ thể: - Đảm bảo sân trường, vườn, sàn nhà bằng phẳng, không trơn trượt; - Hàng lang, cửa sổ luôn phải có tay vịn, lan can cao; cầu thang có lưới dây an toàn. - Không cho trẻ tiếp cận tới những nơi có tường nhà hoặc dốc taluy có nguy cơ đổ sập, sạt lở. Nếu có những khu vực như vậy trong trường học thì cần tiến hành cải tạo, sửa chữa ngay, nếu ở gần nhà thì cần dặn dò và quan sát ngăn không cho trẻ chơi ở gần đó; - Giáo viên, phụ huynh giáo dục cho trẻ không leo trèo lên các cây trồng trong sân vườn để ngăn tai nạn thương tích xảy ra; - Bàn ghế bị hỏng hoặc lỏng lẻo không chắc chắn thì phải sửa chữa ngay; - Các loại dụng cụ phục vụ việc học tập, vui chơi của trẻ phải đảm bảo chắc chắn và an toàn khi sử dụng. - Giáo viên kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ đi chơi ở đúng nơi quy định.

2. TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM DO NGẠT-TẮC ĐƯỜNG THỞ.

- Nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi, miệng trẻ bằng cách vỗ nhiều lần vào lưng giữa hai vai để dị vật có thể bật ra được. Lưu ý tưthếvỗđối với trẻsơsinh để nằm sấp, trẻ nhỏ để ngồi hoặc quỳ, trẻ lớn hơn đứng cúi đầu về đằng trước. - Nếu trẻ bất tỉnh phải hà hơi, thổi ngạt. - Trong trường hợp dị vật không ra được phải đưa trẻ đến ngay cơsởy tếgần nhất đểcấp cứu, không nên dùng tay hay một vật bất kỳ cố lấy dị vật từ mũi, miệng trẻ. Điều đó khiến dị vật vào sâu hơn có thể gây tửvong cho trẻ.

*Phòng tránh TNTTTE do ngạt - tắc đường thở:

- Để xa tầm tay của trẻ nhỏ những vật dễ cho vào mũi, miệng. -  Chuẩn bị thức ănkhông có xương hoặc miếng to khó nuốt đối với trẻ nhỏ. -  Khi cho trẻ ăn không để đầu trẻ ngả về phía sau, không được cười đùa. - Tạo cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ ngay từ khi còn nhỏ. -  Hướng dẫn cách sơ cứu TNTTTE do ngạt - tắc đường thở cho các bố mẹ trẻ và các giáo viên trong trường. - Dị vật đường thở: Không dùng tay móc nếu trẻ quá bé - Hóc dị vật đường thở là loại tai nạn rất hay gặp ở trẻem dưới 2 tuổi. Khi trẻ bị hóc, nên đặt bé nằm sấp dọc theo cánh tay người lớn, đầu trẻ thấp hơn ngực, tay kia vỗnhẹvào lưng trẻđến khi nào dị vật bật ra. - Không dùng tay móc dị vật khi trẻ còn quá bé. Với trẻ lớn hơn, có thể yêu cầu trẻ cúi người về phía trước, đầu thấp hơn ngực. Sau đó một tay đỡ ngực, tay kia vỗ mạnh 5 lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ theo hướng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong. - Cả hai trường hợp trên, nếu dị vật vẫn không bật ra hoặc trẻ có dấu hiệu bất tỉnh cần nhanh chóng đưa đến cơsởy tếgần nhất.

3. TAI NẠN THƯƠNG TÍCH DO ĐỘNG VẬT CẮN.


   *Cách sơ cứu ban đầu: - Phát hiện mối nguy hiểm. - Giải thích để trấn an nạn nhân. Lau sạch vết thương, rửa nhiều nước và xà phòng  ngay vết thương nhỏ và nông. Đặt một miếng vải sạch phủ lên trên vết thương rồi băng ép. Sau đó băng vòng quanh chỗ bị cắn và lên trên, đủ chặt nhưng vẫn luồn được một ngóntay. Xác định  được con vật cắn nếu có thể, rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở ytế.

*Sơ cứu chó cắn.

- Nhanh chóng làm sơ cứu như trên và chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế. Tìm xem con chó bị ốm hoặc có hành vi gì lạ không? Nếu nó yếu, có hành vi lạ (thay đổi  tính, bỏ ăn, sủa không bình thường, cắn bừa bãi con chó khác hoặc người quen,sùi bọt mép, đuôi cụp, lông xù,cần nghĩ tới chó dại. - Chó dại cắn thường dẫn đến chết, vì vậy khi chó có dấu hiệu trên giết con chó đó ngay và đưa người bị nạn tới cơ sỏ y tế để tiêm phòng dại kịp thời và đủ liều.

4. TNTT DO NGỘ ĐỘC. XỬ TRÍ KHI BỊ NGỘ ĐỘC.

- Khi bị ngộ độc cần: Bình tĩnh gọi người giúp đỡ. Kể lại cho họ biết những dấu hiệu khó chịu (nôn mửa, đau bụng, chóng mặt…).

*Sơ cứu tại chỗ:

- Nếu nuốt chất độc thì móc tay vào họng cho nôn, sau đó cho uống sữa. Nếu hít khí độc cho trẻ nằm nghiêng một bên, ở tư thế dễ nôn và thông đường thở. Nếu bị hoá chất bắn vào mắt, bỏng da thì rửa bằng nước lạnh từ 10-15 phút. - Nếu chất độc dính vào da hoặc quần áo thì cởi ngay quần áo ra và dội thật nhiều nước, lau rửa kỹ bằng xà phòng nhiều lần. - Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân và các chất nghi ngờ gây ngộ độc đến cơ sở Y tế gần nhất để tiếp tục xử lí, nếu để muộn quá sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ và có thể dẫn đến tử vong.

*Phòng tránh ngộ độc.

- Không ăn uống hoặc nuốt những thứ ôi thiu, mốc, không ăn uống các đồ vật lạ. Chế biến, nấu nướng thức ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tất cả thuốc, hoá chất, chất độc phải được cất giữ trong những bình chuyên dụng và được đậy chặt, ghi nhãn, không để vào chổ trẻ em với được. - Các thuốc chữa bệnh cho người lớn có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ. Vì vậy chỉ cho trẻ uống thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc. - Trẻ đùa nghịch vô ý thức như lấy bình xịt muỗi, xịt gián xịt vào mặt nhau hoặc    mở khoá vặn bình ga ở bếp mà quên đóng van lại, dẫn đến khí ga bốc ra nhà sẽ dễ bị ngộ độc. - Không dùng lại các loại bao bì đã đựng, chứa các loại chất có thể gây ngộ độc.

5. TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM DO ĐUỐI NƯỚC.


*Cách xử trí - Bước 1: Đưa trẻ lên bờ khi thấy trẻ bị ngã xuống nước - Hô hoán, kêu gọi mọi người tới giúp đỡ ngay khi nhìn thấy trẻ bị ngã xuống nước. Tuyệt đối không nhảy xuống cứu khi không biết bơi. - Nếu trẻ đang ở gần bờ: Hãy đưa một vật gì đó cho trẻ (gậy, sào, phao có buộc dây thừng hoặc dây thừng…) và để trẻ nắm lấy và kéo trẻ lên bờ một cách an toàn. - Bước 2: Sơ cứu trẻ khi trẻ bị đuối nước - Nếu trẻ vẫn tỉnh, thở yếu, lo sợ hoảng hốt: An ủi trẻ và đặt trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng một bên; Kiểm tra và khéo léo lấy dị vật (bùn, đất,  rác…) trong  miệng  và  đường thở của trẻ; Ép lồng ngực và bụng để trẻ trào nước ra ngoài. - Nếu trẻ bất tỉnh hoặc đã ngừng thở: Tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, làm  kiên trì nhiều lần; Hoặc vác trẻ lên lưng, hai tay cầm lấy 2 chân trẻ dốc ngược, để đầu quay xuống phía dưới và chạy để bụng trẻ ép vào lưng mình cho nước ộc hết ra. - Chú ý giữ ấm bằng cách đắp chăn cho trẻ. - Bước 3: Chuyển trẻ bị đuối nước đến cơ sở y tế sau khi đã sơ cứu và đã hồi phục để  trẻ có thể tiếp nhận được sự chăm sóc tiếp theo của nhân viên y tế.

*Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em (đối với môi trường xung quanh)

- Lập biển báo nguy hiểm hoặc làm rào chắn xung quanh ao, hồ, các hố nước đang thi công, rãnh nước quanh nhà. - Đổ hết nước trong các xô, chậu, chum, vại khi không sử dụng. - Giếng, bể nước, vại cần có các nắp đậy an toàn. - Chủ các phương tiện thuyền, đò, ghe chở trẻ đi học qua sông, hồ phải trang bị phao cứu sinh và các phương tiện cứu hộ.

*Biện pháp can thiệp phòng

- Tuyên truyền hướng dẫn gia đình, những người trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ và bản thân trẻ về nguyên nhân, hậu quả của đuối nước. - Định hướng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi tập thể để thuhút trẻ vào các hoạt động an toàn lành mạnh. - Hướng dẫn cho trẻ học bơi theo trường lớp có người quản lý. - Không được để trẻ đi tắm, bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm. - Kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ để hạn chế trẻ tiếp xúc. - Các gia đình làm hàng rào quanh ao hoặc nơi có nước sâu để bảo vệ trẻ. -  Giếng, bể, chum, vại, chậu nước và thùng nước phải có nắp đậy an toàn và chắc chắn. - Hố vôi tôi đã sử dụng hết cần lấp kín để tránh các em chơi đùa bị rơi xuống hố. - Trong mùa mưa lũ, cần phải có biển báo những chỗ nước sâu, nguy hiểm và nhắc  nhở trẻ em  tuân theo các lời chỉ dẫn. - Luôn ở cạnh trẻ và theo dõi sát khi chúng tắm hoặc chơi ở chỗ có nước. - Bố mẹ, người lớn và trẻ tham gia các lớp tập huấn về phòng tránh TNTT trẻ em do  đuối nước; thực hành các kỹ năng sơ cấp cứu đuối nước. - Cộng đồng, gia đình nên chuẩn bị các trang thiết bị dự phòng để ứng phó kịp thời khi xảy ra đuối nước: phao cứu sinh, dây thừng, canô, xuồng cứu hộ, các dụng cụ cấp cứu cá nhân... - Trẻchỉ được công nhận biết bơi khi có thể bơi được 25 m liên tục và tự lặn nổi ít nhất 5 phút.

6.PHÒNG NGỪA BỎNG, NHIỄM ĐỘC.

- Bỏng có 3 mức độ khác nhau: Ở mức độ 1, nạn nhân bị đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng thường lột sau 1-2 ngày; Ở mức độ 2, vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, nạn nhân cảm thấy rất đau và xuất hiện mụn nước trên da; Ở mức độ 3 cũng là mức độ nặng nhất, bỏng diễn ra trên vùng rộng, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc chát xém. Vết bỏng có thể đau rất ít, thậm chí không đau do dây thần kinh và mô da bị tổn thương.

*Sơ cứu bỏng đúng cách - Ngâm nước tối thiểu 15 phút

-Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu. - Khi bị bỏng, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đa 30 phút.Càng xối nước lâu thì vết bỏng càng dịu lại và khả năng lành lặn càng nhanh. Khi nào thấy quần áo tự động bong ra khỏi da thịt thì lúc đó mới cởi quần áo ra, tuyệt đối không cố cởi quần áo chỗ bị bỏng vì nhiều khi da thịt chỗ bị bỏng sẽ dính chặt vào quần áo. Nếu cởi quần áo lúc đó, khả năng quần áo sẽ kéo tuột cả da, làm tổn thương trầm trọng hơn rất nhiều. - Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. - Thậm chí, nhiều người còn có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương.Tuy nhiên, thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề. Vậy để sơ cứu bỏng đúng cách bạn cần nắm rõ những bước sau:

*Bỏng ở mức độ 1:

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 15 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh. - Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

*Bỏng ở mức độ 2:

- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh. - Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng. - Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi. - Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

*Bỏng ở mức độ 3:

- Khi bị bỏng nặng, nên tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh bất cứ vải vóc, quần áo nào dính vào khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng. - Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

*Lưu ý: Khi bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể.


*Một số biện pháp phòng ngừa bỏng: + Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ. + Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp. + Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn. + Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.

7. TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM DO ĐIỆN GIẬT


*Các bước cần làm khi có người bị điện giật là: - Thực hiện ngắt cầu dao điện sao cho càng nhanh càng tốt. - Tiến hành gọi cấp cứu cũng nhứ báo cho điện lực nơi gần nhất. - Thực hiện cách điện cho bản thân bằng việc đứng lên vật cách điện - Tách điện ra khỏi nạn nhân bằng việc dùng những đồ như cây khô, thanh tre, cây nhựa… - Tiến hành kiểm chấn thương ở nạn nhân, ưu tiên quan sát đầu, cổ trước. - Trong trường hợp nạn nhân đã ngừng thở thì cần hô hấp nhân tạo, ép tim tới khi bệnh nhân có thể tự thở được bình thường.

*Hướng dẫn cách cấp cứu cho người bị điện giật chuẩn nhất

Với những người bị điện giật thì cách cấp cứu phụ thuộc chủ yếu vào tình huống lúc đó diễn ra như thế nào:

* Nếu nạn nhân tắc thở

Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, ở nơi thoáng khí. Sau đó, tiến hành nới rộng quần áo, dây thắt lưng. Sau đó, lấy đàm, nhớt ở miệng nạn nhân và thực hiện hồi sức tim, phổi như sau: + Đặt lòng bàn tay vào khoảng ⅓ phần dưới xương ức. Sau đó, để tay thẳng góc với xương ức rồi ép tim với tần suất 60-100 lần/phút. Nên nhớ, đừng ép tim quá 10 giây. + Ấn độ sâu với thời gian chừng 4-6 cm. + Khoảng sau 10 lần ép tin sẽ thổi mạnh vào miệng nạn nhân 1 lần. + Tiến hành cấp cứu như vậy đồng thời di chuyển người bệnh tới bệnh viện nhanh nhất.

* Nếu nạn tỉnh, da niêm mạc hồng, mạch nhìn rõ

- Tiến hành chuyển nạn nhân tới nơi khô ráo, có không khí thoáng nhằm giúp nạn nhân tự tỉnh rồi đưa họ tới bệnh viện gần nhất để tiến hành theo dõi cũng như chăm sóc. - Giữ cho người bệnh luôn ấm áp.

* Một số lưu ý cần biết khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật

- Trong quá trình sơ cứu người bị điện giật, phải thực sự bình tĩnh, tuyệt đối không được hoảng loạn. Bởi lẽ, thời gian để cứu được nạn nhân chỉ có vỏn vẹn vài phút mà thôi. - Cần tránh chạm vào nạn nhân cũng như khu vực truyền điện khi chưa tiến hành ngắt điện. - Người tiến hành sơ cứu nên đeo găng tay cao su, cuốn bằng nilon, vải khò, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo để ngắt điện. - Để bệnh nhân ở nơi thực sự khô ráo, thoáng khí cũng như nới rộng trang phục của bệnh nhân ra rồi kê cao đầu để nạn nhân ngửa ra phía sau.

*Một số biện pháp phòng ngừa điện giật bạn cần biết

- Hãy thiết kế ổ điện một cách thực sự an toàn. - Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch - Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở,… - Kiểm tra một cách thường xuyên hệ thống điện nhằm đảm bảo để điện antoàn. - Trong quá trình sửa điện, cần dùng găng tay, ủng và hút thử điện để ngăn cách, tuyệt đối không sử dụng tay không nhằm nối cũng như cách điện. - Bạn tuyệt đối đừng để dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm với của trẻ em. - Đừng để trẻ em nô đùa gần những thiết bị điện ví dụ như: Ổ cắm điện, nồi cơm điện, quạt… - Tuyệt đối không sử dụng điện thoại nhằm mục đích đánh cả, diệt các loại chuột, chống trộm… - Cần thường xuyên kiểm tra những thiết bị điện, đặc biệt là các loại đã dùng trong thời gian dài ở nhà bạn.

8. PHÒNG NGỪA ĐÁNH NHAU, BẠO LỰC TRONG TRƯỜNG HỌC.

+ Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường. + Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí. + Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.

9. PHÒNG NGỪA TAI NẠN GIAO THÔNG.

+ Trường phải có cổng, hàng rào. + Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường. + Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học. + Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông. + Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường

Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người lớn cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên.

Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.​ Người viết

NVYT Trần Thị Điệp

Video liên quan

Chủ đề